Hiệu quả chiến lược

Một phần của tài liệu Đường lối xây dựng và phát triển nền văn hóa của đảng cộng sản việt nam trong sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân giai đoạn 1930 1954 (Trang 51 - 65)

6. Bố cục của khóa luận

2.3.2. Hiệu quả chiến lược

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền VH mới của chúng ta đã thu được những thành tựu trên nhiều lĩnh vực.

Về khoa học, chúng ta thường cho rằng các công trình nghiên cứu, kiến thiết phải được tiến hành với các phương tiện Âu – Mỹ hiện đại. Song trong hoàn cảnh kháng chiến lúc bấy giờ, các nhà khoa học, các nhà kỹ nghệ đành phải tìm cách tự cung, tự cấp. Họ đã có những cố gắng vượt bậc và những sáng kiến không ngừng để lập được một xưởng quân giới, quân nhu, một bệnh viện, một dược phòng, một nhà máy điện ở chốn “thâm sơn cùng cốc”. Chưa

bao giờ khoa học Việt Nam có tính dân tộc rõ rệt như vậy. Và cũng chưa bao giờ khoa học Việt Nam cố gắng để tận dụng những khả năng của xứ sở, của hoàn cảnh thiên nhiên nước nhà như lúc ấy.

Nghệ thuật nước nhà trong một khoảng thời gian rất ngắn cũng chuyển hướng về công tác kháng chiến. Văn học là một phương tiện thích hợp nhất cho sự truyền bá tư tưởng. Thời kỳ kháng chiến yêu cầu ở các nhà văn những lời tin tưởng, bạo dạn, cương quyết, hướng dẫn, thu hút các năng lực của dân tộc trên con đường tranh đấu. Những vấn đề lý luận văn học tạm gác lại. Văn

học có công cụ và mục đích rõ ràng: chống giặc và cứu nước. Nhà văn viết

cho toàn thể dân chúng đang kháng chiến, cho bộ đội, dân quân, cho trí thức, công nhân, nông dân… Viết để giải thích tình hình, để huấn luyện thường thức về quân sự, xã hội, kinh tế, văn hóa, để thực hiện chính sách đại đoàn kết, để xúc tiến công cuộc kháng chiến.Viết để hun đúc trong tâm hồn đồng bào một mối tin tưởng vững chắc ở tương lai Tổ quốc - ở tiền đồ của dân tộc.

Bấy giờ các nhà văn cũng có những khó khăn nhất định của mình. Các văn nghệ sĩ hầu hết là học sinh các trường của chế độ thuộc địa, câu văn pháp xa rời với nếp nghĩ, sự nhận thức của quần chúng. Để viết cho dân hiểu, người viết phải đi theo hướng quần chúng hóa. Trong những năm tháng đó, không ít văn nghệ sĩ cứ luẩn quẩn vì hai chữ “đại chúng”. Làm sao gột bỏ cách nghĩ, cách cảm, cách nói từ trước để ngày càng đến gần độc giả mới là công – nông – binh?

Mục đích văn học quyết định sự lựa chọn thể văn. Nhà văn vận dụng hết mọi hình thức văn nghệ: kịch cổ, kịch mới, kịch nói, kịch thơ, thơ luật, thơ mới, ca dao, hát nói, tấu, kể chuyện, truyện ngắn, truyện dài… chỉ cần công chúng thích và hiểu. Đi vào kháng chiến, lời văn gần hẳn với cách nói ở thôn quê. Nhiều danh từ, hình ảnh trước đây cho là là quê kệch, bấy giờ cũng được

nhập tịch vào văn chương. Tóm lại, thể văn cũng như lời văn của VH kháng chiến đều tỏ rõ khuynh hướng đại chúng và dân tộc.

Như vậy dưới sự lãnh đạo của Đảng, VH Việt Nam bước vào một quá trình chuyển biến cách mạng mạnh mẽ chưa từng thấy trong lịch sử dân tộc. Tác phẩm “Đời sống mới” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hướng dẫn cụ thể việc ăn, việc ở, việc thiện, việc nghĩa, ma chay, giỗ chạp, may mặc theo nếp sống mới. Trong xã hội các hủ tục được cải tạo. Các phong trào sáng tác văn nghệ quần chúng diễn ra rộng khắp. Trong một thời kỳ cực ngắn, khoảng ba năm, các nghệ sĩ trước Cách mạng tháng Tám đã nhận rõ yêu cầu nghệ thuật phải phục vụ nhân dân. Họ nhận thức được rằng VH là kiến thiết, kháng chiến bằng VH tức là kiến thiết VH, nghĩa là phải sống với thời đại, cảm cùng dân chúng, hy vọng, đau đớn, vui mừng, suy nghĩ, làm việc cùng với đồng bào. Thời kỳ này xuất hiện nhiều bài hát, bài thơ, vở kịch phản ánh nhiều mặt đời sống anh “bộ đội Cụ Hồ”. Có thể nói công cuộc kháng chiến đã thấm sâu vào VH Việt Nam, làm nổi bật tính cách đại chúng, tính cách dân của xã hội Việt Nam. Đó là một sự đóng góp rất quý báu cho nền VH của nước nhà. Đi vào kháng chiến, các nghệ sĩ trước cách mạng đã có một cuộc “lột xác”, “nhận đường”, có những thay đổi căn bản trong thế giới quan và nhân sinh quan. Nguyễn Đình Thi trong bài “Nhận đường” đã ghi lại một tình huống, một tâm trạng đặc biệt của không ít văn nghệ sĩ từ chế độ cũ bước vào chế độ mới, bước vào sự nghiệp cách mạng đã nêu lên một sự thực văn nghệ phụng sự kháng chiến, nhưng chính kháng chiến đem đến cho văn nghệ một sức sống mới. Sắt lửa mặt trận đang đúc nên văn nghệ mới của chúng ta.

Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Đảng ta đã nhận định có hai lực lượng tiêu biểu cho con người mới là công nhân và bộ đội. Trong đó anh bộ đội Cụ Hồ chứa đựng nhiều phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân và đang làm nhiệm vụ chủ yếu của đất nước là chiến đấu giải phóng dân tộc.Với nhận định quan trọng này Đảng đã quyết định xây dựng xây dựng

phong trào văn học nghệ thuật trong các lực lượng vũ trang. Biện pháp đầu tiên là tập hợp những hạt nhân của ngành văn nói riêng và của văn học nghệ thuật nói chung sáng tác về quân đội, và coi đó là những đột phá khẩu. Phong trào văn nghệ bộ đội phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các ngành, các giới và các lĩnh vực khác.

Phải nói thêm rằng, trước khi có phong trào văn nghệ sĩ đầu quân, trong quân đội đã xuất hiện những cây bút chiến sĩ như Hữu Mai, Hồ Phương, Vũ Cao, Vũ Tú Nam, Xuân Miễn, Nguyên Ngọc, Chính Hữu… Mỗi người, trong từng vị trí chiến đấu của mình đã tự viết lên cuộc đời của bản thân và đồng đội. Những cây bút lớn lên từ phong trào này có khả năng miêu tả chân thật đời sống tinh thần của người lính vì họ có vốn sống và sự từng trải trong cuộc đời bộ đội. Họ có khả năng hòa nhập một cách máu thịt vào đối tượng phản ảnh… là chính họ và đồng đội. Nhưng bên cạnh điểm mạnh đó, họ lại chưa phải là cây bút có tay nghề, mà chỉ là những người viết nghiệp dư. Còn lớp văn nghệ sĩ chuyên nghiệp thành thục tay nghề thì lại chưa am hiểu một cách sâu sắc nội dung hiện thực, Các nhà văn trước cách mạng phát hiện cuộc sống theo cách nhìn của họ, còn người lính lại có cách nói riêng của mình. Do thực tế ấy, Đảng có chủ trương kết hợp hai lực lượng này để hỗ trợ, bổ sung, giúp đỡ nhau, tạo thành một đội ngũ mới vừa sung sức, vừa từng trải, giàu kinh nghiệm. Tháng 4/1949, Hội nghị văn nghệ quân đội toàn quân lần thứ nhất khai mạc tại Việt Bắc đã xây dựng nền móng cho phong trào văn nghệ quân đội và đã thành lập Ban văn nghệ quân đội cấu thành từ hai nguồn nói trên. Từ đó, phong trào quân đội đã trở thành một tổ chức lan rộng trong toàn quốc. Có thể nói trong suốt thời kỳ chống Pháp, lực lượng văn nghệ quân đội không ngừng trưởng thành về mọi mặt, nhất là về tác phẩm và đội ngũ. Hàng loạt tác

phẩm về đề tài bộ đội ra đời như Truyện và ký sự của Trần Đăng, Nhật ký ở rừng của Nam Cao, Thư nhà của Hồ Phương, Ký sự Cao Lạng của Nguyễn

Huy Tưởng, Xung kích của Nguyễn Đình Thi… Đó là chưa kể phong trào thơ

văn đội viên khá rầm rộ lúc đó. Những nhà văn quân đội hưởng ứng khẩu hiệu “cách mạng hóa tư tưởng, quần chúng hóa sinh hoạt” đã nhanh chóng bồi đắp vốn sống bằng những chuyến đi theo chiến dịch cùng bộ đội. Quân đội kịp thời mở lớp sáng tác ngắn hạn khoảng 6 tháng để nâng cao trình độ người viết. Nhiều người trưởng thành từ những lớp đào tạo đó. Từ những bước đi ban đầu ấy đã hình thành một đội ngũ nhà văn quân đội chững chạc với những tên tuổi bắt đầu quen thuộc với công chúng cả nước. Trong những năm kháng chiến sau này, phong trào văn nghệ sĩ đầu quân, đi theo các chiến dịch nổi lên khá rầm rộ. Các nhà văn Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nam Cao, Nguyễn Tuân, Nguyễn Đình Thi bám sát chiến dịch, lăn lộn với cuộc đời chiến sĩ. Một lực lượng mới của nền văn nghệ mới đã hình thành chủ yếu từ trong biển lửa của cuộc chiến tranh yêu nước. Cuối cuộc kháng chiến chống Pháp, một trại viết văn quân đội có tính chất tổng kết đã được mở ra tại Hà Nội. Kết thúc trại

viết đã hình thành một số tác phẩm: Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, Người con gái quang vinh của Nguyễn Khải, Voi xung kích của Hồ Phương, Phá kho bom Tân Sơn Nhất của Nguyễn Khắc Thứ… Đó là những trang viết

báo hiệu những kết quả đáng phấn khởi của những cây bút vừa trải qua cuộc kháng chiến thần kỳ của dân tộc.

Chín năm kháng chiến là thời kỳ mở đầu nền văn nghệ cách mạng. Do đó sự phát triển diễn ra không toàn diện, không phải ngành nào cũng như nhau. Nhưng đó lại là một giai đoạn có ý nghĩa nền tảng. Tuy mặt này, mặt khác còn đôi chỗ ấu trĩ, tả khuynh nhưng nó đã đặt nền móng cho sau này và có tác dụng quan trọng đói với nhiều vấn đề, chẳng hạn như quan điểm và lập trường văn nghệ, mối quan hệ giữa văn nghệ và tuyên truyền, văn nghệ và quần chúng… Một số thể loại như thơ, ca, hò, vè truyền miệng và biểu diễn sân khấu có tác dụng sâu rộng nhất. Anh em văn nghệ hoạt động với động cơ

trong sáng. Tác phẩm của họ có ý nghĩa động viên và thực sự trở thành một bộ phận của đời sống kháng chiến. Cách mạng và kháng chiến làm gắn bó mật thiết hoạt động văn nghệ với công tác cổ động - tuyên truyền. Chưa bao giờ công tác tuyên truyền lại được sự hưởng ứng rộng rãi, nồng nhiệt và có hiệu quả nhờ vào phương thức hoạt động như những ngày kháng chiến này. Khẩu hiệu “Kháng chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến” của Hồ Chủ Tịch đã đưa văn nghệ nhập vào dòng chảy mạnh mẽ của đời sống toàn dân. Văn nghệ không chỉ là sản phẩm có hay không có cũng được. Văn nghệ càng không thể đứng ngoài những đòi hỏi cấp thiết của nhân dân. Do vậy đây chính là thời kỳ văn học trở về với quần chúng và mất dần vẻ cao đạo, cách biệt chỉ nhằm vào một đối tượng công chúng nhỏ hẹp ở thành thị trước đây. Diện mạo văn học thời kỳ này, như đã nói ở trên là hình thái sống động và tổng hợp phong trào sáng tác quần chúng và chuyên nghiệp.

Trong lĩnh vực nghệ thuật tạo hình, tranh của Huỳnh Văn Gấm, Nguyễn Cao Thương, Nguyễn Hiêm… khá nổi tiếng. Trần Văn Lắm đã nặn tượng bán thân của Bác Hồ từ những năm 1949. Diệp Minh Châu chích máu tay vẽ hình Bác Hồ năm 1947 rất cảm động.

Về nhạc, có nhiều bài có sức sống mạnh mẽ đến bây giờ: Tầm vu của Quốc Hương, Lá xanh, Lên ngàn, Nhạc rừng của Hoàng Việt, Chiến binh ca vũ khúc của Nguyễn Ngọc Thới, Vệ quốc đoàn tiến lên của Huê Nhu… Hoàng

Việt đã đến với kháng chiến với nhiều bản nhạc có giá trị đặc biệt.

Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943, Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam 1948, Báo cáo chính trị năm 1951 và những biến chuyển của đời sống

hiện thực đã đưa văn nghệ sĩ vào con đường cải tạo cách mạng triệt để theo ba phương châm: khoa học, dân tộc, đại chúng; theo yêu cầu động viên tinh thần yêu nước và ý chí chiến đấu của toàn dân.

Một thành tựu to lớn khác của văn hóa Việt Nam giai đoạn 1945 – 1954 là lĩnh vực giáo dục. Trong những nhiệm vụ cấp bách của nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nhiệm vụ chống nạn dốt, phát triển sự nghiệp giáo dục được Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề cập đến chỉ sau nạn đói. Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết bài chống nạn thất học, đăng báo cứu quốc số 58 ngày 4/10/1945. Người kêu gọi: “Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ”… “Những người chưa biết chữ hãy gắng sức học cho biết đi. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ chưa biết thì con bảo”… Hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh, các lớp bình dân học vụ được mở khắp nơi. Nha bình dân học vụ được thành lập để phụ trách việc chống nạn mù chữ, phong trào bình dân học vụ phát triển sôi nổi và rộng khắp. Sau một năm thực hiện, chúng ta đã mở được 75.805 lớp học, có 97.664 người tham gia dạy học và hơn 2,5 triệu học viên đã biết đọc, biết viết. Các trường học từ hệ tiểu học, trung học đến đại học bắt đầu khai giảng trở lại. Mục đích giáo dục của chúng ta nhằm đào tạo học sinh thành những công dân tốt, những cán bộ tốt để phụng sự quốc gia. Ngay trong tháng 9 – 1945, nhân ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chủ tich Hồ Chí Minh đã gửi thư động viên học sinh: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài quang vinh để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập ở các em” [19, tr.33].

Năm học 1945 – 1946, ở Bắc Bộ và Trung Bộ đã mở được 5.654 trường tiểu học với 206.784 học sinh, 25 trường trung học với 7.514 học sinh.

Cùng với việc khai giảng các trường phổ thông, Chính phủ đã tiếp thu, kế thừa các trường cao đẳng và đại học cũ của Đại học Đông Dương đặt ở Hà Nội, thành lập thêm trường đại học mới để đào tạo sinh viên của các ngành khoa học cho chế độ mới.

Ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 45/SL thành lập Đại học Văn khoa nhằm mục đích đào tạo giáo sư văn khoa bậc trung học và một số sinh viên có kiến thức vững bền để nghiên cứu và phát triển các ngành Triết học, Xã hội, Văn học, Sử học, Địa lý cho xứng đáng với một nước độc lập và theo kịp các nước tiên tiến trên thế giới. Đây là một sự kiện trọng đại đánh dấu mốc lịch sử ra đời của trường đào tạo về khoa học nhân văn ở bậc đại học và sau đại học đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Những nguyên tắc của nền giáo dục mới đã được ban hành theo Sắc lệnh số 146/SL. Nền giáo dục mới là một nền giáo dục duy nhất được đặt trên ba nguyên tắc cơ bản là: đại chúng hóa, dân tộc hóa, khoa học hóa và theo tôn chỉ phụng sự lý tưởng quốc gia và dân tộc.

Bước sang năm 1950 nền giáo dục tiếp tục phát triển mạnh mẽ, số người được xóa nạn mù chữ trong cả nước lên đến 10 triệu người. Một số đông được tiếp tục qua lớp dự bị để biết đọc, biết viết một cách chắc chắn hơn. Ngành giáo dục phổ thông không ngừng phát triển. Tháng 4/1950, chính phủ quyết định cải cách giáo dục phổ thông, thay hệ thống giáo dục cũ bằng hệ giáo dục phổ thông mới 9 năm, đưa giáo dục phục vụ tích cực công cuộc kháng chiến kiến quốc, đặt nền móng cho một nền giáo dục dân tộc, dân chủ dựa trên nguyên tắc: dân tộc, khoa học và đại chúng.

Ngành dân y, ở các liên khu đã lần lượt xây dựng được hệ thống y tế từ xã đến tỉnh, gồm có trạm cứu thương, trạm xá, phòng phát thuốc, bệnh xá, bệnh viện. Cuộc vận động thực hiện nếp sống vệ sinh được đẩy mạnh. Phong trào ba sạch – “ăn sạch, uống sạch, ở sạch” phát triển rộng rãi trong nhiều địa phương.

Trong tiến trình lịch sử dân tộc, chặng đường 10 năm 1945 – 1954 gắn với hai sự kiện lớn: Cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp, là một

Một phần của tài liệu Đường lối xây dựng và phát triển nền văn hóa của đảng cộng sản việt nam trong sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân giai đoạn 1930 1954 (Trang 51 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)