Giai đoạn 1939 – 1945

Một phần của tài liệu Đường lối xây dựng và phát triển nền văn hóa của đảng cộng sản việt nam trong sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân giai đoạn 1930 1954 (Trang 27 - 37)

6. Bố cục của khóa luận

1.2.2.Giai đoạn 1939 – 1945

Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ đã làm thay đổi chính trường thế giới, trong đó có chính trường Việt Nam. Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương chuyển hướng chiến lược trong các Hội nghị 6,7,8. ĐLVH thời kỳ này bắt nguồn từ chính sự chuyển hướng chiến lược đó của Đảng.

Thời kỳ này thực dân Pháp và bọn tay sai của chúng tung ra những khẩu hiệu vừa để ngăn ngừa ảnh hưởng của Nhật, vừa phản công tuyên truyền của Việt Minh có sức cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Chúng thoa son, trát phấn cho những khẩu hiệu mang tính lừa bịp như “Cần lao – Gia đình – Tổ quốc”, “Pháp – Việt phục hưng”, “Cách mạng quốc gia” và tuyên truyền cho tư tưởng nô lệ, đầu hàng của chế độ Petain ở Pháp. Tên toàn quyền Đông Dương Decoux đảm nhiệm nhiều hơn những chức vụ ở cấp thấp, đề cao uy tín của ngạch quan lại, khi ở trường đại học khai giảng, công bố danh sách những quan huyện mới đỗ với tính cách khoa trương và xây dựng Đông Dương học xá cho sinh viên…”. Đặc biệt để đánh lạc hướng thanh niên, thực dân Pháp giao cho tên đại tá hải quân Ducroy gây một phong trào thể dục thể thao rầm rộ, với khẩu hiệu “Đoàn kết và khỏe để phụng sự”. Các cuộc đua xe đạp xuyên Việt, vòng quanh Đông Dương, các cuộc giao hữu bóng đá giữa các đội tuyển Bắc, Trung, Nam… diễn ra từ năm 1940 trở đi, là nằm trong âm

mưu đó. Sau này, trong tập hồi ký Sự phản bội của tôi ở Đông Dương Ducroy

đã thú nhận tất cả những âm mưu dùng thể thao vào mục đích ngăn ngừa cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta.

Phát xít Nhật và bọn tay sai mới hoạt động tích cực trên các lĩnh vực VH – tư tưởng, vừa tranh giành ảnh hưởng với thực dân Pháp, vừa ngăn chặn “Làn sóng Việt Nam”. Chúng lập ra các tổ chức “Viện văn hóa Nhật”, phòng thông tin, với nội dung tuyên truyền cho thuyết Đại Đông Á, Đồng văn, Đồng chủng, đề cao khẩu hiệu: “Đuổi người ra trắng về châu Âu” và trả đất châu Á

cho người ra vàng”. Với chương trình hợp tác VH Nhật – Việt, chúng tuyển thanh niên đi du học ở Nhật, mở trường dạy tiếng Nhật ở Hà Nội và một số đô thị, với mục đích đào tạo gián tiếp và tay sai, tổ chức triển lãm giới thiệu y tế, giáo dục, du lịch, nghệ thuật… của Nhật.

Nhân cơ hội tranh tối tranh sáng, một số trí thức Việt Nam hoặc ra sức tán dương chủ nghĩa bảo hoàng, đề cao Khổng, Mạnh (Nhóm Phạm Quỳnh); hoặc đề cao VH dân tộc theo con đường cải lương tư sản (Nhóm Thanh Nghị); hoặc đề cao dân tộc theo hướng hoài cổ “xưa bày nay làm” (nhóm Tri Tân); hoặc đề cao chủ nghĩa duy vật mác – xít nhưng giải thích thô thiển hoặc mang tính tự ti dân tộc…

Tóm lại, VH thời điểm này đã tạo ra một tình hình cực kỳ rối ren và mâu thuẫn: đan xen các tư tưởng thân Pháp và thân Nhật; các hệ tư tưởng dân chủ tư sản và phong kiến phương Đông; các thứ cải cách và mác xít giả hiệu; các tư tưởng duy tâm, thần bí, định mệnh, siêu hình và trụy lạc, chán chường, yếm thế… Đây là cơ hội của những kẻ “đục nước béo cò”, cơ hội của những kẻ vốn nhìn đời bằng đôi mắt bi quan, càng tiến sâu vào con đường tháp ngà, thoát tục; và cũng là cơ hội của những kẻ đứng trước ngã ba đường của lịch sử phải chọn cho mình một hướng đi, một lẽ sống. Sách báo hợp pháp từ năm 1940 đến trước tháng 8/1945 nhan nhản các loại xu hướng, chính kiến trào lưu trên đây.

Đảng ta đã lĩnh sứ mệnh giải phóng dân tộc trước lịch sử theo con đường mác – xít Lêninnit, đứng trước tình hình VH đen tối và hỗn loạn này, cần thiết phải có một đường lối chỉ đạo sát đúng phương hướng cụ thể và biện pháp hành động thiết thực, để thúc đẩy sự nghiệp VH, phù hợp với con đường cứu nước cứu dân đang sục sôi trong lòng đại chúng, nhất là ở các vùng căn cứ cách mạng.

Ngay sau khi phát xít Nhật tràn vào biên giới nước ta, Hội nghị Trung ương Đảng tháng 11/1940 đã đề ra nhiệm vụ VH của giai đoạn này, chủ yếu là VH giáo dục: Hủy bỏ giáo dục nô lệ, lập nền giáo dục quốc dân, cưỡng bức giáo dục sơ đẳng, cho các dân tộc được quyền dùng tiếng mẹ đẻ trong giáo dục; Lập trường chuyên môn, quân sự, chính trị, kỹ thuật để đào tạo các lớp nhân tài; Giúp đỡ và khuyến khích các hạng tri thức để họ được phát triển tài năng của họ.

Chủ trương VH giáo dục đó, trước hết nhằm vào các vùng căn cứ do Đảng lãnh đạo và cũng nhằm mục tiêu lâu dài khi điều kiện cho phép. Điều đó chứng tỏ Đảng ta đã cảm nhận sâu xa rằng, một trong những lý do bị mất nước, dân bị nô lệ, là do nhân dân bị thất học, trình độ học vấn quá thấp. Có đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục mới nâng cao được trình độ giáo dục cách mạng giải phóng dân tộc.

Đến khi tình hình VH ngột ngạt diễn ra sự tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau giữa thực dân Pháp, phát xít Nhật và các thế lực cơ hội chủ nghĩa mọc ra trong nhiều loại hình VH, thì Đảng ta liền đưa ra chủ chương mới. Hội nghị thường vụ Trung ương Đảng họp ngày 25/2/1943 đã đưa ra nhận định: “Đảng cần phải có cán bộ chuyên môn hoạt động về VH đặng gây ra một phong tràn văn hóa tiến bộ, văn hóa cứu quốc, chống lại văn hóa phát xít thụt lùi. Ở những đô thị văn hóa như Hà Nội, Sài Gòn, Huế… thì phải gây ra tổ chức văn hóa cứu quốc và phải dùng hình thức công khai, đặng đoàn kết các nhà văn

hóa trí thức…”. Từ chủ trương đó, Đảng ta không chỉ xây dựng Đề cương văn hóa Việt Nam mà còn tạo tiền đề để sau này Hội văn hóa cứu quốc được ra

đời, tập hợp được một đội ngũ đông đảo các nhà văn hóa yêu nước, tiến bộ, tiêu biểu như Nguyễn Huy Tưởng, Tô Hoài, Nam Cao…

Từ ngày 25 đến 28 – 2 – 1943, Ban Thường vụ Trung ương Đảng gồm các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt đã họp dưới

sự chủ trì của đồng chí Trường Chinh – Tổng Bí thư của Đảng lúc bấy giờ. Căn cứ vào ý kiến hội nghị đã bàn bạc, đồng chí Trường Chinh đã khởi thảo

ra bản Đề cương. Từ đó bản Đề cương văn hóa được xem như văn kiện chính

thức của Đảng. Đây là tuyên ngôn đầu tiên của Đảng ta về VH: vạch rõ tính chất phản động trong chính sách VH ngu dân, phát xít của hai tên đế quốc Pháp, Nhật và nêu lên tầm quan trọng của cách mạng VH trong đấu tranh giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Ngay từ phần đầu của Đề cương văn hóa, Đảng ta vạch rõ: “Mặt trận

văn hóa là một trong ba mặt trận (Kinh tế, chính trị, văn hóa), ở đó người cộng sản phải hoạt động. Không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng văn hóa nữa. Có lãnh đạo được phong trào VH, Đảng mới ảnh hưởng được dư luận, việc tuyên truyền của Đảng mới có hiệu quả” [13, tr.363]. Song “văn hóa dân tộc Việt Nam sẽ do cách mạng dân chủ giải phóng thắng lợi mà được cởi mở xiềng xích và sẽ đuổi kịp văn hóa dân chủ thế giới” [13, tr.365].

Khái niệm về VH lúc bấy giờ chỉ mới ở dạng: “Văn hóa bao gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật” chứ chưa có điều kiện đi sâu vào nhiều thành tố và yếu tố VH như sau này.

Phần lớn nội dung của Đề cương văn hóa dành cho việc đề ra nhiệm vụ của người chiến sĩ văn hóa mác – xít – điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thắng lợi cho cách mạng: “Phải hoàn thành cách mạng văn hóa mới hoàn thành được cuộc cải tạo xã hội”; “Cách mạng văn hóa chỉ có thể hoàn thành khi nào cách mạng chính trị thành công (cách mạng văn hóa phải đi sau cách mạng chính trị). Những phương pháp cải cách văn hóa đề ra bấy giờ chỉ là dọn đường cho cuộc cách mạng triệt để mai sau”.

Đề cương đưa ra ba nguyên tắc vận động cách mạng trên mặt trận văn

hóa Việt Nam phát triển độc lập); Đại chúng hóa (chống mọi chủ trương hành

động làm cho văn hóa phản lại đông đảo quần chúng hoặc xa đông đảo quần

chúng); Khoa học hóa (chống lại tất cả những gì làm cho văn hóa trái khoa

học, phản tiến bộ”.

Ba nguyên tắc trên luôn thống nhất gắn bó chặt chẽ và tác động lẫn nhau: “Một nền văn hóa dân tộc mà không có tính khoa học và nhân dân thì rất có thể vì quyền lợi ích kỷ và hẹp hòi của dân tộc mình mà đi ngược lại bước đường tiến hóa của lịch sử, cố níu kéo những cái cổ truyền đã lỗi thời của dân tộc mình mà không đặc biệt chú ý đến những nguyện vọng tha thiết của công nông là số đông người cần cù và yêu nước nhất trong dân tộc. Văn hóa có tính nhân dân mà không có tính dân tộc và khoa học thì sẽ trở nên hẹp hòi, chỉ nhìn thấy lợi ích công nông mà không chú ý lợi ích chung cả dân tộc, hoặc theo đuôi quần chúng” [8, tr.361].

Bao trùm lên ba nguyên tắc không thể tách rời ấy là một nguyên tắc đặc biệt quan trọng được nhắc lại nhiều lần trong nội dung đề cương – đó là sự lãnh đạo của Đảng. Đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm tư tưởng, chỉ có Đảng mới hướng cuộc vận động cách mạng Việt Nam vào con đường đúng đắn và đạt tới đích cuối cùng. Đây không phải là nguyên tắc mang tính giai đoạn mà còn mang tính lịch sử của nước Việt Nam mới, gắn với nền VH mới.

Đề cương nêu ra một cách trực tiếp những công việc mà các nhà VH mác – xít phải làm:

Tranh đấu về học thuyết tư tưởng, đánh tan những quan niệm sai lầm của triết học Âu – Mỹ có ít nhiều gây ảnh hưởng tai hại ở ta… làm cho chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử thắng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tranh đấu về tông phái văn nghệ (…) làm cho xu hướng tả thực xã hội chủ nghĩa thắng.

Tranh đấu về tiếng nói và chữ viết.

Đề cương văn hóa 1943 đã đề cập được nhiều bình diện cơ bản của VH trong điều kiện đặc biệt của Việt Nam khi Cách mạng Tháng Tám 1945 chưa nổ ra. Tính đúng đắn của đề cương mang tính cương lĩnh này đã được thực tiễn văn hóa cách mạng Việt Nam làm sáng tỏ.

Đề cương văn hóa ra đời sau khi mặt trận Việt Minh đã thành lập, chiến khu Việt Bắc đã trở thành trung tâm đầu não của Cách mạng Việt Nam. Một không khí giải phóng dân tộc do Đảng lãnh đạo đang sôi sục trong lòng đại chúng khắp Bắc, Trung, Nam, nhất là ở các vùng là căn cứ địa cách mạng. Trong tình hình ấy, Đề cương văn hóa được công bố rất phù hợp với thực tiễn cách mạng, với nguyện vọng của quần chúng thiết tha đến sự nghiệp văn hóa dân tộc. Các luận điểm Đề cương đều thấm nhuần tinh thần biện chứng của học thuyết Mác – Lênin về mối quan hệ giữa cách mạng chính trị, cách mạng kinh tế với cách mạng văn hóa. Cái nọ là nguyên nhân của cái kia và thúc đẩy nhau hoàn thành sứ mạng qua hạt nhân lãnh đạo là Đảng của giai cấp vô sản, lấy tư tưởng chính trị làm ngọn đèn pha chiếu rọi mọi lĩnh vực hoạt động. Nếu thiếu một quan điểm văn hóa mác – xít chính xác trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, sẽ hạn chế và ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Nhà lý luận văn hóa mác xít – Lêninnit xuất sắc lúc bấy giờ, người góp phần không nhỏ cho Đề cương văn hóa 1943 là cố Tổng bí thư Trường Chinh. Trong bài viết sau khi Đề cương văn hóa được công bố, đồng chí đã chỉ ra ba căn bệnh trầm trọng của VH công khai lúc bấy giờ: Những người cầm bút lấy việc Âu hóa, Nhật hóa làm vinh, không đếm xỉa đến tinh hoa văn hóa dân tộc; Tính chất phản khoa học đầy rẫy trên sách báo, do chính sách ngu dân của đế quốc đầu độc; VH chỉ phục vụ cho các giai cấp tầng trên, không mấy ai quan tâm đến lợi ích VH của đại chúng. Đề cương văn hóa với các phương châm

hoàn toàn chính xác của nó là nhằm xóa bỏ tình trạng bất bình đẳng, bất hợp lý trên đây.

Từ thời kỳ còn vận động để thành lập cho đến khi Đảng ra đời, kéo dài đến cuối Mặt trận Dân chủ, Đảng ta luôn coi trọng công tác VH vì sự nghiệp giải phóng dân tộc và giải phóng bất công xã hội. Đề cương văn hóa năm 1943 đã rút ra những kinh nghiệm từ các phong trào đấu tranh đó và đưa ra phương châm hành động mới thích hợp với giai đoạn cách mạng mới. Bấy giờ, tên tuổi những nhà VH mác – xít nổi tiếng trên thế giới như Lỗ Tấn, Goocki, H.Barbusse… không còn xa lạ với độc giả Việt Nam, càng tạo thuận lợi cho phong trào VH mác – xít của chúng ta. Những nhà yêu nước chân chính bao giờ cũng vốn có tinh thần yêu nước, yêu lẽ phải và công bằng xã hội, đã tìm thấy trong Đề cương văn hóa một chỗ dựa tinh thần, một niềm tin vào tính chất đúng đắn của nó: đặt quyền lợi quốc gia và dân tộc lên trên tất cả.

Hoạt động tích cực cho ánh sáng của Đề cương văn hóa được chiếu rọi ở đô thành văn hóa công khai bị bế tắc, là những nhà báo, nhà văn như Học Phi, Vũ Quốc Uy, Như Phong…, sau đó được tiếp tay bởi những nhà văn trong tổ chức VH cứu quốc được thành lập vào mùa thu năm 1943, sau khi Đề cương văn hóa ra đời. Nhiều sáng tác văn chương của Nguyễn Huy Tưởng, Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nguyễn Đình Thi, Nam Cao, Như Phong, Trần Huyền Trân... đã mở ra một bước ngoặt trên văn đàn yêu nước công khai lúc bấy giờ. Những bản nhạc sôi sục tinh thần yêu nước và khí thế cách mạng,

được sáng tác theo tư tưởng Đề cương văn hóa cũng ồ ạt xuất hiện: Cùng nhau đi hồng binh (Hoàng Văn Thái), Lên đường, Tiếng gọi thanh niên của Lưu Hữu Phước, Tiến quân ca của Văn Cao, Diệt phát xít của Nguyễn Đình Thi, Du kích ca, Nhớ chiến khu của Đỗ Nhuận…, Bài thơ Là thi sĩ của Sóng Hồng (báo Cờ giải Phóng, 18 – 1 – 1944) như một tiếng chuông cảnh tỉnh

được dư luận biết đến và cảm tình tha thiết. Văn chương và nghệ thuật cách mạng lúc bấy giờ, cùng với dòng văn học hiện thưc phê phán của nhiều nhà văn tiến bộ, đã đối lập hẳn với những thứ triết lý, văn chương nghệ thuật bị khủng hoảng cao độ giữa một hoàn cảnh tranh tối tranh sáng, khi cuộc Đại chiến thế giới lần thứ hai bước vào giai đoạn quyết liệt và phong trào vận động cứu nước ở Việt Nam đang mở ra một chân trời mới.

Phương châm Dân tộc – Khoa học – Đại chúng được đề ra trong Đề cương văn hóa năm 1943, đã biến thành nội dung hoạt động VH, với nội hàm

được mở rộng, trong suốt cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tạo thành một mặt trận VH rộng lớn trong suốt hai cuộc kháng chiến vĩ đại. Tuy sau này, trong nhiều Nghị quyết và chỉ thị của Đảng có bổ sung, điều chỉnh mặt này, điểm khác về VH, nhưng tinh thần của Đề cương văn hóa vẫn đậm đặc những giá trị tích cực của nó. Đó là vai trò lãnh đạo của Đảng đối với VH, và VH bao giờ cũng là một mặt trận, một mắt xích trong toàn bộ sự nghiệp

Một phần của tài liệu Đường lối xây dựng và phát triển nền văn hóa của đảng cộng sản việt nam trong sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân giai đoạn 1930 1954 (Trang 27 - 37)