là cao trình lớn nhất xác định trên cơ sở tính toán độ vượt cao của đỉnh đập trên các mực nước tính toán của hồ chứa gồm mực nước dâng bình thường, mực nước lớn nhất khi có lũ thiết kế và lũ kiểm tra, đảm bảo nước không tràn qua đỉnh đập, được xác định theo công thức sau:
Zđ = Zh + ∆h + Rslp + a Trong đó:
Zđ là cao trình đỉnh đập, m;
Zh là mực nước tính toán của hồ chứa, m. Được tính với ba trường hợp là mực nước dâng bình thường, mực nước lớn nhất khi có lũ thiết kế và lũ kiểm tra. Chọn
Zh=25m
∆h là chiều cao nước dềnh do gió, m, xác định theo phụ lục A của TCVN 8421:2010;
Chọn ∆h = 1,5m
Rslp là chiều cao sóng leo lên mái đập, m, xác định theo phụ lục A. Tần suất gió thiết kế sóng leo lấy theo bảng 2; Chọn Rslp = 3m
a là chiều cao an toàn, m, phụ thuộc vào cấp công trình và mực nước tính toán của hồ chứa, xác định theo bảng 3:Chọn a = 0,5m
Cao trình đỉnh đập: Zđ = 25 + 1,5 + 3 + 0,5 = 30 m
Chiều rộng và cấu tạo đỉnh đập được xác định dựa vào điều 4.2 tiêu chuẩn ngành 14TCN 157-2005
Chọn đỉnh đập có bề rộng Bđ = 5 m, không kết hợp làm đường giao thông, mặt đập làm dốc về hai phía thượng lưu và hạ lưu để thoát nước mặt với độ dốc 3%. Mặt đỉnh đập được bảo vệ bằng bê tông. Trên mặt bố trí hệ thống đèn cao áp chiếu sáng để phục vụ công tác khai thác quản lý.
hình 6: Mặt cắt đập quây hồ chứa
4.3.3. Mái đập
- Mái đập phải đảm bảo ổn định theo tiêu chuẩn quy định trong mọi điều kiện làm việc của đập.
- Độ dốc mái đập được xác định căn cứ vào: loại hình đập, chiều cao đập, tính chất vật liệu của thân đập và nền đập, các lực tác động lên mái (như trọng lượng bản thân, áp lực nước, lực thấm, lực mao dẫn, lực động đất, lực thủy động, tải trọng ngoài trên đỉnh và mái đập v.v...), điều kiện thi công và khai thác công trình.
Chọn hệ số mái dốc cho mái thượng lưu là m1 = 3 và hệ số dốc mái hạ lưu là m2 = 2,5