0
Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Lọc và thay thế các độc chất trong bùn đỏ

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN QUẶNG BAUXITE Ở TÂN RAI – BẢO LÂM – LÂM ĐỒNG (Trang 32 -34 )

Có thể sử dụng các phương pháp trao đổi ion để thay thế natri và hidroxite trong NaOH bằng kali và photphat. Phương pháp này đã cho thấy một số kết quả trong phòng thí nghiêm nhưng chưa thể triển khai đại trà vì chi phí màng lọc và khó khăn về thời gian trao đổi. Những kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc trao đổi ion hòn tất cho một khối bùn đỏ phải mất 10 ngày. Điều này thực sự rất khó để áp dụng cho khu vực Tây Nguyên.

• Tìm kiếm các nguồn phối trộn để trung hòa bùn đỏ: cần tập trung khai thác các nguồn hữu cơ có tính acid: than bùn chua ( pH < 4 ) đặc biệt là than bùn vùng Di Linh, Lâm Hà, Đam Rông… khá dồi dào, tang cường sử dụng than bùn ủ phân chuồng bón phủ lên trên bùn đỏ.

• Trên bùn đỏ đã xử lý trung hòa, khảo nghiệm các nhòm thực vật hoặc cây trồng thích hợp có khả năng đem lại hiệu quả kinh tế và đồng thời cải tạo – tái tạo đất trồng. Nhờ đó giải quyết triệt để có tính triệt để có tính bền vững các vấn nạn ô nhiễm nêu trên. Dự kiến các nhóm thực vật chọn lọc đưa vào thử nghiệm gồm: Chuối, dứa, sắn, sen, súng, lúa, củ niễng, rau muống, dầu mẻ Jatropha curcas, các nhóm thực vật chọn lọc mới cho khảo nghiệm, từ các nhóm cây hoang dại, cây cảnh, cây rừng.. thử nghiệm trên cây trồng chậu để xác định khả năng sử dụng chế phẩm thu được làm phân bón sinh học, giá thể trồng cho một số loại cây.

• Dùng phế liệu của một số công ty khác để xử lý trung hòa cho bùn đỏ, chẳng hạn phế thải của công ty men Mauri La Ngà hoặc công ty Vedan. Về bản chất phế thải các công ty này là cặn ri môi trường sau lên men vi sinh, rất giàu hữu cơ, song rất chua ( pH < 2,5 ), thời gian qua việc giải quyết xử lý chưa triệt đểm gây hậu quả về môi trường. Như vậy có thể giải quyết được cùng lúc bài toán ô nhiễm ở hai lĩnh vực, nghĩa là dùng chính phế liệu gây ô nhiễm nặng đó xử lý lẫn nhau, đưa về một môi trường có khả năng cho thực vật phát triển…

CHƯƠNG 4: TÍNH TOÁN, THIÊT KÊ HỒ CHỨA BÙN ĐỎ4.1. Chọn hình thức và vị trí đập 4.1. Chọn hình thức và vị trí đập

Một phần của tài liệu KIỂM SOÁT SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN QUẶNG BAUXITE Ở TÂN RAI – BẢO LÂM – LÂM ĐỒNG (Trang 32 -34 )

×