KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUẤT 4.1.Kết luận:

Một phần của tài liệu Góp phần nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của nấm linh chi (Ganoderma lucidum (Lyess. ex Fr.) Karst.) ở Việt Nam (Trang 43 - 45)

4.1.Kết luận:

*Sau thời gian nghiên cứu chúng tôi đã thu được một số kết quả sau:

4.1.1. Về đặc điểm thực vật:

- Đã phân tích được đặc điểm hình thái và cấu trúc của nấm Linh chi trồng ở Việt Nam. Đã tiến hành so sánh và thấy được nấm Linh chi trồng ở Việt Nam có khác về đặc điểm hình thái so với nấm Linh chi hoang dại, Trung Quốc, Hàn Quốc nhưng về cấu trúc bào tử đảm thì không thấy có sự khác biệt rõ rệt.

4.1.2. Vê thành phần hoá học

- Bằng các phản ứng định tính đã sơ bộ xác định trong nấm có một số nhóm chất: Saponin, Sterol, Flavonoid, Acid amin, Polysaccharid, Alcaloid.

- Xây dựng được sơ đồ chiết xuất các hợp chất trong nấm Linh chi

- Đã chiết xuất, phân lập được 2 chất LC1 và LC2 tinh khiết từ nấm Linh chi.

4.1.3. Vê tác đụng sinh học

Đã chứng minh dịch chiết nấm Linh chi trồng ở Việt Nam có chứa hoạt chất có tác dụng chống oxy hoá. Linh chi với nồng độ 3 mg dược liệu trong 1 mỉ hỗn hợp nghiên cứu có khả năng ức chế quá trình peroxyd hoá lipid ở Tween 80 với hoạt tính chống oxy hoá là 58,67 ± 2,29%, còn trên dịch đồng thể gan chuột là 52,29%. Điều này cho thấy thực nghiệm được tiến hành trên hai cơ chất khác nhau nhưng đều cho kết quả rất khả quan.

4.2. Đê xuất

Với những kết quả thu được như trên chúng tôi nhận thấy: Nấm Linh chi Việt Nam cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về mặt thực vật, hoá học cũng như tác dụng sinh học, để sớm chính thức đưa Linh chi vào danh mục thuốc trong nước, góp phần khẳng định vị trí của loại dược liệu quý hiếm này.

Một phần của tài liệu Góp phần nghiên cứu đặc điểm thực vật, thành phần hóa học và một số tác dụng sinh học của nấm linh chi (Ganoderma lucidum (Lyess. ex Fr.) Karst.) ở Việt Nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)