0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu TRÍ SÁNG TẠO CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VINH (Trang 39 -39 )

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận

- Hệ thống hóa các tài liệu lý luận về sáng tạo và sáng tạo nghệ thuật qua các công trình nghiên cứu của các tác giả ở Việt Nam và thế giới.

- Xác định khái niệm công cụ và các khái niệm liên quan

- Phân tích đặc điểm lứa tuổi sinh viên và sinh viên trƣờng kỹ thuật, biểu hiện mức độ đặc điểm và các yếu tố ảnh hƣởng đến sự sáng tạo của sinh viên nói chung và sinh viên trƣờng đại học SP kỹ thuật nói riêng

- Trong quá trình nghiên cứu lý luận chúng tôi chủ yếu sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu văn bản. Phƣơng pháp này gồm các công đoạn: sƣu tầm, đọc, phân tích, tổng hợp khái quát hóa các tài liệu lý luận. Ngoài ra phƣơng pháp chuyên gia cũng đƣợc sử dụng để thu nhận thông tin bổ trợ cho việc lựa chọn phƣơng pháp, kỹ thuật đánh giá đo lƣờng các hiện tƣợng tâm lý đang đƣợc nghiên cứu

2.3.2. Phương pháp trắc nghiệm

Chúng tôi sử dụng trắc nghiệm TSD – Z của K.K Urban về sáng tạo + Mục đích: Đo mức sáng tạo của sinh viên trƣờng ĐHSP Kỹ thuật Vinh

+ Nghiệm thể có thể dùng bút chì, bút bi nét nhỏ để thực hiện theo yêu cầu của nghiệm viên.

+ Trắc nghiệm TSD-Z của K.K.URBAN gồm 2 dạng văn bản (dạng A và dạng B) mỗi bản có 6 chi tiết cho trƣớc gồm: nửa vòng tròn, một góc vuông, một đƣờn cong, một đƣờng nét đứt, một chấm đen nhỏ, 5 yếu tố này nằm trong khung hình chữ nhật và một chữ “U” nhỏ nằm ngoài hình chữ nhật.

+ Quá trình tiến hành: chúng tôi xin trình bày chi tiết ở phần phụ lục + Đánh giá trắc nghiệm: Ở đây chúng tôi đánh giá mức độ sáng tạo của sinh viên với 14 tiêu chí cụ thể: Mở rộng thêm (Mr), Bổ sung thêm (Bs), Phần tử mới (Pm), Liên kết theo hình vẽ (Lkh), Liên kết theo đề tài tranh (Lkd), Vƣợt khung do họa tiết (Vh), Vƣợt khung không phụ thuộc họa tiết (Vkh), Phối cảnh (Pc), Hài cảm (Hc), Tính bất quy tắc A (BqA), Tính bất quy tắc B (BqB)Tính bất quy tắc C (BqC), Tính bất quy tắc D (BqD), Thời gian (Tg). Điểm sáng tạo của sinh viên là tổng điểm của 14 tiêu chí trên, căn cứ vào bảng đánh giá phân loại ban đầu để xác định mức độ sáng tạo của sinh viên.

Tổng số điểm: Các điểm cho từng phạm trù từ 0 đến 14 điểm đƣợc ghi vào các ô vuông nhỏ rồi đƣợc cộng lại và ghi tổng số điểm gọi là điểm tổng TSD – Z vào ô vuông to cuối cùng.

Đánh giá so sánh: Điểm tổng TSD - Z nhằm so sánh giữa các cá nhân với nhau, nó có thể tìm thấy trong các bảng phân loại thô tƣơng ứng. Tùy theo mục đích nghiên cứu các nhóm thành tích đƣợc xếp loại nhờ vào bảng chuẩn của test thông qua quá trình chuyển nó thành giá trị chuẩn.

1. Bảng đánh giá phân loại thô ban đầu

A = Kém Pr: dƣới 10 %, Pr: 0 -10

Ứng với giá trị test T≤37

B = Dƣới trung bình Pr: 11 -25

ứng với giá trị test T 37 - 43

C = Trung bình 50%, Pr 26 -75

ứng với giá trị test T 44- 56

F = Giỏi :Pr: trên 97,5%

Ứng với giá trị test T > 70 (>X+25)

G = Xuất sắc Pr: 100

Ứng với giá trị test T =80

D = Trên trung bình :Pr: 76 -90

ứng với giá trị test T 57 – 63

E = Khá :Pr: 92 – 97,5

ứng với giá trị test T 64 - 70

2.3.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Mục đích: Thu thập ý kiến của các giảng viên và sinh viên của các ngành đào tạo tƣơng ứng về mức độ, biểu hiện các yếu tố ảnh hƣởng đến trí sáng tạo của sinh viên trƣờng ĐHSP Kỹ thuật Vinh.

Nội dung: Bảng hỏi dành cho cán bộ - giảng viên Bảng hỏi dành cho sinh viên

+ Cách tiến hành: Sau khi hoàn thành bảng hỏi chúng tôi tiến hành phát trực tiếp các bảng hỏi đến cán bộ - giảng viên và sinh viên trƣờng ĐHSP Kỹ thuật Vinh và thu lại phiếu hỏi.

+ Trƣớc khi phát bảng hỏi nghiệm viên dùng thời gian 5 phút để trao đổi với nghiệm thể về mục đích, cách thức trả lời, phƣơng hƣớng sử dụng kết quả trả lời...tạo không khí thoải mái gần gũi nhƣng nghiêm túc đảm bảo số liệu thu đƣợc đầy đủ rõ ràng trung thực.

+ Duy trì sự nghiêm túc trong suốt thời gian sinh viên trả lời, nhắc nhở sinh viên các thông tin trƣớc khi nộp lại.

+ Đánh giá:

Các câu hỏi trong bảng hỏi có nhiều hình thức khác nhau vì thế cũng có nhiều cách xứ lý và đánh giá khác nhau:

* Câu hỏi lựa chọn thông thƣờng: Biểu hiện của những sinh viên kỹ thuật có trí sáng tạo, xử lý thống kê theo tỷ lệ phần trăm.

* Câu hỏi nhiều lựa chọn: Thống kê theo phần trăm, cho điểm theo mức độ

- Vai trò của sáng tạo: + Không bao giờ: 1 điểm + Thỉnh thoảng: 2 điểm + Thƣờng xuyên: 3 điểm - Yếu tố ảnh hƣởng trí sáng tạo: Mức độ 1: 1 điểm Mức độ 2: 2 điểm Mức độ 3: 3 điểm Mức độ 4: 4 điểm Mức độ 5: 5 điểm

2.3.4. Phương pháp phân tích chân dung sáng tạo của một số sinh viên là đại diện

+ Mục đích: Nhằm làm rõ hơn những biểu hiện đặc điểm trí sáng tạo của sinh viên

+ Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu những trƣờng hợp SV có mức độ sáng tạo cao và có mức độ sáng tạo thấp.

Phân tích tính đặc thù của mỗi chân dung sáng tạo của sinh viên

2.3.5. Phương pháp giải các bài tập đo nghiệm nghiên cứu

Mục đích: đo nghiệm biểu hiện đặc điểm trí sáng tạo của sinh viên trƣờng ĐHSP Kỹ thuật Vinh.

Nguyên tắc thiết kế bài tập đo nghiệm trí sáng tạo: + Không thể dựa vào trí nhớ để giải đƣợc

+ Bài tập không chứa lời giải, tức lời giải không thể rút ra đƣợc từ các yếu tố cho trƣớc

+ Không phải là dạng đố từ

+ Không dựa vào tri thức cụ thể của môn học nào + Tạo sự tập trung suy nghĩ cao để giải quyết

Chúng tôi xây dựng bài tập đo nghiệm trên cơ sở 6 thành tố cơ bản trong cấu trúc sáng tạo: tính linh hoạt, tính mềm dẻo, tính độc đáo, tính cấu trúc – kế hoạch, nhạy cảm vấn đề và định nghĩa lại sự vật hiện tƣợng.

Tên các bài tập đo nghiệm: Cách sử dụng đồ vật khác lạ, Định nghĩa lại sự vật, Vẽ tranh từ các đƣờng nét cho trƣớc, Tìm điểm giống nhau giữa các đồ vật, Tình huống giả định, Bài toán về đƣờng đi, Bài toán về que diêm, Nêu lí do

Nội dung các bài tập đo nghiệm (chúng tôi trình bày ở phần Phụ lục 4) - Tính độc đáo biểu hiện thông qua bài tập cách sử dụng đồ vật khác lạ, nêu lí do

- Tính linh hoạt thông qua bài tập Bài toán về que diêm, Bài toán về đƣờng đi, Tình huống giả định.

- Tính mềm dẻo thông qua các bài tập tìm điểm giống nhau giữa các đồ vật.

- Tính cấu trúc – kế hoạch thông qua các bài tập Vẽ tranh từ các đƣờng nét cho trƣớc.

Kết quả của mỗi bài tập đƣợc đánh giá trên các số điểm khác nhau tƣơng đồng với các mức độ khác nhau trên cơ sở xem xét số lƣợng, chất lƣợng của các đáp án có đƣợc.

- Dƣới trung bình → 0 – 1 điểm - Trung bình → 2 điểm

- Khá → 3 điểm - Giỏi → 4 điểm - Xuất sắc → 5 điểm

Trong quá trình đánh giá luôn có 2 ngƣời thực hiện theo các bƣớc sau: - Bƣớc 1. Thực hiện chấm độc lập

- Bƣớc 2. Thảo luận những điểm sai lệch - Bƣớc 3. Xem xét lại và thống nhất kết quả.

2.3.6. Phương pháp chuyên gia

Mục đích: xin ý kiến định hƣớng, tham vấn đóng góp của các chuyên gia, giảng viên trong việc triển khai nghiên cứu các vấn đề liên quan đến đề tài nhƣ: giả thuyết khoa học, các tiêu chí đánh giá, bộ công cụ khảo sát, bài tập đo nghiệm...

2.3.7. Phương pháp xử lý số liệu

Mục đích: nhằm xử lý số liệu của đề tài, làm bộc lộ mặt định hƣớng của đề tài. Sử dụng thống kê toán học về công thức tính tỉ lệ %, độ lệch chuẩn, giá trị trung bình tổng thể, hệ số tƣơng quan, ƣớc lƣợng, kiểm định giá trị tổng thể...

Tiểu kết chƣơng 2

Quá trình nghiên cứu đƣợc chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn nghiên cứu lí luận nhằm xây dựng cơ sở cho quá trình nghiên cứu, định hƣớng đƣợc mục đích và quá trình nghiên cứu, giai đoạn khảo sát thực trạng nhằm chỉ ra đƣợc mức độ, đặc điểm, biểu hiện trí sáng tạo của sinh viên thuộc hệ đại học trƣờng đại học kĩ thuật Vinh .

Trong các giai đoạn cụ thể ấy, chúng tôi đã sử dụng những phƣơng pháp nghiên cứu sau: Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu lí luận gồm các công đoạn sƣu tầm, đọc, phân tích, tổng hợp khái quát hóa các tài liệu lý luận, xác định các khái niệm công cụ và các khái niệm liên quan…, Quan sát, Trắc nghiệm – sử dụng thang đo trí sáng tạo TSD – Z của K.Urban, Giải bài tập đo nghiệm – do nhóm nghiên cứu tự sáng tạo dựa trên các yếu tố cấu thành nên trí sáng tạo nhƣ tinh mềm dẻo linh hoạt…, Điều tra viết bằng bảng hỏi – nhằm thu thập làm rõ hơn quan niệm về trí sáng tạo, cá nhân sáng tạo của sinh viên trƣơng ĐHSP Kỹ thuật Vinh cũng nhƣ tìm hiểu về các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sáng tạo của sinh viên trƣờng ĐHSP kỹ thuật Vinh, Phƣơng pháp chuyên gia, Nhóm phƣơng pháp xử lý số liệu.

Chƣơng 3:

THỰC TRẠNG TRÍ SÁNG TẠO CỦA SINH VIÊN

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT VINH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP

3.1. Đánh giá chung về trí sáng tạo của sinh viên ĐHSP Kỹ thuật Vinh theo test TSD – Z của K.K.Urban Vinh theo test TSD – Z của K.K.Urban

Sau khi tiến hành nghiên cứu theo đúng quy trình hƣớng dẫn của trắc nghiệm sáng tạo TSD-Z của K.K.Urban chúng tôi đã phân tích kết quả thu đƣợc từ đó đƣa ra đƣợc những nhận định tổng quát về mức độ sáng tạo của SV trƣờng ĐHSP Kỹ thuật Vinh.

Để so sánh mức độ tƣơng quan giữa kết quả TSD-Z dạng A và dạng B trên 180 sinh viên chúng tôi tiến hành thực hiện thao tác Analyze/Corrlate/Bivariate trong phần mềm SPSS chúng tôi thu đƣợc kết quả r – 0,885. Điều này cho thấy kết quả test dạng A và dạng B có mối tƣơng quan khá chặt chẽ với nhau. Điều này có nghĩa kết quả test không bị chi phối bởi hoàn cảnh và các tác động qua lại của môi trƣờng xung quanh tại thời điểm tiến hành điều tra. Biểu hiện trí sáng tạo của sinh viên tƣơng đối ổn định và Test dạng A và dạng B đạt độ tin cậy cao.

3.1.1. Kết quả chung

Kết quả về mức độ sáng tạo sinh viên trƣờng ĐHSP kỹ thuật Vinh thông qua sản phẩm Test TSD-Z dạng A, B, A-B.

Bảng 3.1. Mức độ sáng tạo của sinh viên trường ĐHSP Kỹ thuật Vinh

Mức độ Dạng test A – Yếu (%) B – Dƣới TB (%) C – TB (%) D – Trên TB (%) E – Khá (%) F – Giỏi (%) G – Xuất sắc (%) Test dạng A 22 47,8 13,5 12,7 4 0 0 Test dạng B 24 27,3 40,4 12,6 6 0 0 Test dạng A+B 20 45 18 12 5 0 0

Biểu đồ: 3.1 Mức độ sáng tạo của sinh viên thể hiện qua test TSD- Z

Từ bảng kết quả trên cho chúng ta thấy đƣợc những thông tin chung nhất về trí sáng tạo của sinh viên trƣờng ĐHSP Kỹ thuật Vinh. Mức độ sáng tạo của sinh viên ở mức độ trung bình kém. Sinh viên có trí sáng tạo ở các mức độ từ yếu đến khá không có sinh viên đạt mức độ giỏi xuất sắc. Mức độ sáng tạo tập trung chủ yếu ở mức độ trung bình, và nhiều ở mức độ dƣới trung bình. Chỉ có 12% đạt mức độ khá. Điều đó chứng tỏ có khá nhiều sinh viên chƣa có đủ yếu tố cần thiết cho sự sáng tạo. Điều đó sẽ khiến cho SV sẽ gặp không ít khó khăn trong việc học tập và phát triển nghề sau này.

Kết quả trên khá chênh lệch với sự tự đánh giá sự sáng tạo của bản thân của sinh viên thông qua bảng hỏi điều tra. Theo số liệu thống kê đƣợc thì: không có sinh viên nào đánh giá mức độ sáng tạo của mình yếu và dƣới trung bình, 35% đánh giá mình ở mức độ TB, 60% cho rằng mức độ sáng tạo của mình ở mức độ khá, 5% cho rằng mình ở mức độ giỏi. Tuy nhiên nhƣ vậy cũng hoan nghênh tinh thần đánh giá gần với bản thân của sinh viên.

Thống kê kết quả từ phiếu hỏi cho thấy có đến 80% sinh viên đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng của sự sáng tạo đối với ngành nghề mà mình đã chọn và học. Họ đều có nhu cầu sáng tạo trong học tập và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của mình với những lý do hết sức thiết thực chứng tỏ họ hiểu đƣợc tầm quan trọng của trí sáng tạo nhƣ sáng tạo để tạo ra những cái mới cho riêng mình góp phần tạo ra những sản phẩm mang tính kỹ thuật cao, giá thành rẻ đáp ứng nhu cầu của xã hội ngoài ra còn mang tính độc đáo khẳng định bản thân mong muốn xã hội thừa nhận năng lực và tài năng của mình. Tuy nhiên bên cạnh vẫn còn có một số sinh viên tỏ ra bình thƣờng cụ thể là 6,7% và 4% sinh viên ít có nhu cầu về sáng tạo. Tuy nhiên những nhận thức về tầm quan trọng của sáng tạo cũng nhƣ mong muốn đƣợc sáng tạo trong nghề nghiệp và học tập trên của sinh viên chƣa biến thành hành động cũng nhƣ thành động lực để phấn đấu cố gắng trong học tập của sinh viên.

3.1.2. Biểu hiện trí sáng tạo qua các tiêu chí test TSD – Z

Biểu hiện trí sáng tạo của sinh viên trƣờng ĐHSP Kỹ thuật Vinh qua các tiêu chí test TSD – Z

Bảng 3.2 Biểu hiện trí sáng tạo của sinh viên trường ĐHSP Kỹ thuật Vinh qua các tiêu chí của Test TSD - Z

Mức độ Tiêu chí 1 (%) 2 (%) 3 (%) 4 (%) 5 (%) 6 (%) Mr 4,9 13,5 15 39 25,1 4,5 Bs 4,9 13,5 15 39 25,1 4,5 Pm 35 39,5 11,5 10,9 2 1,1 Lkh 48,5 25,9 19 4,1 5 0,56 Lkđ 0 92 8 0 0 4,5 Vk 0 0 0 0 0 9

Vhk 84 14,5 0,8 0 0,7 0 Pc 85 13,8 1,2 0 0 0 Hc 83,9 15 1,1 0 0 0 BqtA 14,5 BqtB 0,8 BqtC 4,7 BqtD 0 Tg 0

Các ký hiệu viết tắt: Mr, Bs, Pm, Lkh, Vk…Tg: Chúng tôi trình bày chi tiết, cụ thể ở phần phụ lục.

Từ bảng thống kê cho thấy: Có 68,6% sinh viên đạt trên 3 điểm về tiêu chí Mr, ở các tiêu chí Vhk, Pc, Hc phần lớn sinh viên đạt điểm thấp, ở tiêu chí Vhk có 84% sinh viên đạt điểm 1, 14,5% sinh viên đạt điểm 2 và chỉ có 0,8% sinh viên đạt điểm3, 0,7% sinh viên đạt điểm 5. Tiêu chí Pc thì có tới 85% sinh viên đạt điểm 1, 13,8% sinh viên đạt điểm 2, 1,2% sinh viên đạt điểm 3 không có sinh viên nào đạt điểm 4 trở lên. Tiêu chí Hc thì có 83,9 sinh viên đạt điểm 1, 15% sinh viên đạt điểm 2, và 1,1% sinh viên đạt điểm 3. Sinh viên không đạt điểm 4 trở lên ở tiêu chí Pc, Hc.

Từ kết quả trên cho chúng ta thấy: phần lớn sinh viên bị hạn chế về sức tƣởng tƣợng, tƣởng tƣợng của sinh viên không phong phú không thoát ra khỏi sự ràng buộc của vốn kinh nghiệm cũ khả năng liên kết các thành phần thành tố, chất liệu… của sinh viên bị hạn chế, ít sinh viên có biểu hiện vƣợt khung , vƣợt chuẩn, dám chứng tỏ, thể hiện cái tôi trong quá trình sáng tạo. Đặc biệt ở tiêu chí Hc sinh viên đạt điểm rất thấp, chứng tỏ khả năng bộc lộ sự nhạy cảm của bản thân của sinh viên còn rất thấp. Một số nhỏ sinh viên có cách thức, cách thức sử dụng, cách thực hiện mới lạ độc đáo trong quá trình sáng tạo rất ít sinh viên có khả năng phản ứng hoặc biểu hiện sự vật theo các chiều không

gian, không có tính hƣ cấu trừu tƣợng, tƣợng trƣng trong quá trình sáng tạo. Một vài sinh viên sử dụng các ký tự, ký hiệu tƣợng trƣng trong quá trình sáng tạo và đa số có sinh viên có góc nhìn quan điểm cách làm lặp lại, rập khuôn theo ngƣời khác theo những hình ảnh biểu tƣợng phƣơng thức cách làm đã có

Một phần của tài liệu TRÍ SÁNG TẠO CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VINH (Trang 39 -39 )

×