21 Aphanohece Tăng Tăng Tăng Tăng
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGH
1. Kết luận
Mẫu tảo bám khu vực bốn hồ (30 chi) đa dạng về thành phần hơn mẫu tảo bám mương TDP Đào Nguyên (28 chi). Trong mẫu tảo bám thu từ hồ, ngành tảo Silic chiếm ưu thế với 51,78%, sau đó là tảo Lục với 27,73%, tảo Mắt với 14,84% và cuối cùng là tảo Lam với 5,65%.Đối với mẫu tảo bám mương TDP Đào Nguyên, ngành tảo Lục lại chiếm ưu thế với 45,53%, sau đó là tảo Silic với 28,65%, tảo Mắt 17,5% và cuối cùng là tảo Lam với 8,32%.Nhìn chung, số lượng cá thể của các ngành tảo Mắt, tảo Lục, tảo Lam của mẫu tảo bám mương TDP Đào Nguyên đều phong phú hơn so với mẫu tảo bám khu vực bốn hồ .
Trong 3 ngày đầu, đối với mẫu tảo khu vực bốn hồ, mật độ tảo bám trên vật liệu hạt nhựa và sỏi lần lượt có giá trị là 3102833 TB/cm2, 3279262 TB/cm2thấp hơn so với đối chứng không có vật liệu với 344765 TB/cm2; đối với mẫu tảo bám mương TDP Đào Nguyên, mật độ tảo bám trên đá cuội, sỏi và hạt nhựa lần lượt có giá trị là 2679373TB/cm2, 2616781 TB/cm2, 2487653 TB/cm2 thấp hơn so với đối chứng không có vật liệu với 2769334TB/cm2. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng sinh khối mẫu tảo bám bốn hồtrên vật liệu hạt nhựa là tốt nhất với 18747822 TB/cm2, sau đó là đất sét nung với 16023632 TB/cm2, tiếp đến đá cuội với 15873944 TB/cm2 và cuối cùng là sỏi với 15428445 TB/cm2. Tốc độ tăng trưởng sinh khối mẫu tảo bám mương TDP Đào Nguyên trên hạt nhựa cũng tốt nhất với 15982345 TB/cm2, sau đó là đất sét nung với 12868356 TB/cm2, tiếp đến đá cuội 12183253 TB/cm2 và cuối cùng là sỏi với 11986964 TB/cm2.
Sau nghiên cứu, thành phần ngành tảo bám của cả hai mẫu đều không đổi, gồm 4 ngành: Tảo Silic, Tảo Mắt, Tảo Lục, Tảo Lam, tuy nhiên một số
chi đã mất đi hoàn toàn như:Biddulphia (thuộc ngành Tảo Silic),
Tetraedron(thuộc ngành Tảo Lục) – đối với mẫu tảo bám khu vực bốn hồ;
Urceolus (thuộc ngành tảo Mắt) và Merismopedia (thuộc ngành tảo Lam) – đối với mẫu tảo bám khu vực mương TDP Đào Nguyên.Một số chi thích nghi và sinh trưởng tốt trong điều kiện nước thải như: Nitzschia, Navicula, Pinnularia, Phacus, Euglena, Scenedesmus – đối với mẫu tảo bám khu vực bốn hồ ; Nizschia, Navicula, Pandorina,Euglena, Phacus, Closterium, Cosmarium, Ulothrix – đối với mẫu tảo bám mương TDP Đào Nguyên.
Hiệu quả xử lý nước thải được đánh giá thông qua các thông số hóa lý đặc trưng của nước thải sinh hoạt, kết quả cho thấy các thông số đều đạt QCVN 14:2008 BTNMT (cột B). Từ những kết quả trên, nên ứng dụng hạt nhựa, sau đó là đất sét nung trong phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt bằng tảo bám.
2. Kiếnnghị
Nghiên cứu đã khảo nghiệm được khả năng sinh trưởng của tảo bám trên các vật liệu lọc khác nhau trong xử lý nước thải sinh hoạt. Tuy nhiên, nghiên cứu hiện tại được thực hiện với quy mô nhỏ, thời gian thí nghiệm ngắn, chưa có mẫu đối chứng nước thải, không tránh được những sai số ngẫu nhiên cũng như chưa sử dụng hết tiềm năng xử lý của tảo bám. Vì vậy trong tương lai, nếu có điều kiện, tôi muốn tiếp tục hướng nghiên cứu này, thực hiện khảo nghiệm với thời gian lâu hơn và quy mô lớn hơn để đưa ra những kết quả khách quan và chính xác hơn.