Đặc điểm chất lượng nước môi trường sống

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA TẢO BÁM TRÊN MỘT SỐ VẬT LIỆU LỌC (Trang 33 - 35)

c. Các hướng ứng dụng liên quan periphyton

3.1.1 Đặc điểm chất lượng nước môi trường sống

Tiến hành thu mẫu tại 2 thủy vực khác nhau: Khu vực bốn hồ Học viện Nông nghiệp Việt Nam và một số mương TDP Đào Nguyên, Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội. Kết quả cho thấy chất lượng nước tại vị trí lấy mẫu như sau:

Bảng 3.1: Chất lượng nước thông qua một số thông số lý hóa

Đối tượng

Thông số

pH DO BOD5 COD N-NH4+ P-PO43-

- mg/l

Hồ A 7,22 2,95 35,1 50 0,692 0,131

Hồ B 7,44 3,55 28,5 40 0,586 0,132

Hồ C 7,27 2,85 46,6 70 0,736 0,142

Hồ Trung tâm 7,33 2,74 20,7 30 0,433 0,130

Mương TDP Đào Nguyên 1 8,07 2,1 67,9 97 14,9 5,57

Mương TDP Đào Nguyên 2 7,73 3,41 40,3 57 10,09 4,02

Mương TDP Đào Nguyên 3 7,89 3,29 43,9 62 12,2 4,57

Mương TDP Đào Nguyên 4 8,11 2,8 51,4 73 13,06 5,84

QCVN 08/2015 cột B1 5,5 – 9 ≥ 4 15 30 0,9 0,3

Khu vực bốn hồ gồm có 4 hồ trước các giảng đường A, B, C, trung tâm (gọi tắt là các hồ A, hồ B, hồ C, hồ Trung tâm). Các hồ này thông với nhau, nguồn nước chủ yếu tiếp nhận từ nguồn nước mưa chảy tràn. Trong hồ có sự sinh trưởng của các loài cá, tôm và các loài thủy thực vật như sen, súng, rong đuôi chó...Mương TDP Đào Nguyên tiếp nhận nước từ hai nguồn chủ yếu là nước từ trạm bơm Như Quỳnh, nguồn nước mưa chảy tràn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và tiếp nhận nước thải sinh hoạt trực tiếp từ một phần khu vực dân cư Đào Nguyên và Cửu Việt.

Giá trị pH của các đối tượng đều ở mức trung tính hơi kiềm và nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 08:2015. Trong đó giá trị pH của các mương TDP Đào Nguyên cao hơn do nhận nước thải sinh hoạt, chăn nuôi.

Giá trị DO của khu vực bốn hồ dao động khoảng 2,74 - 3,55 mg/l; mương TDP Đào Nguyên từ 2,1 – 3,41 mg/l; cảhai khu vực lấy mẫu đều có giá trị DO thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép – TCCP (lớn hơn 4 mg/l). Nếu chỉ xét đến giá trị nồng độ oxy hòa tan, chất lượng nước tốt nhất ở Hồ B với giá trị 3,55 mg/l gần đạt TCCP và thấp nhất ở mương TDP Đào Nguyên 1 với giá trị 2,1 mg/l

Nồng độ chất hữu cơ được xác định thông qua nhu cầu oxy sinh hóa (BOD5). Kết quả cho thấy giá trị oxy cần thiết để để phân hủy chất hữu cơ theo con đường sinh hóa của các đối tượng đều rất cao lần lượt là 35,1 mg/l ; 28,5mg/l ; 46,6 mg/l ;20,7 mg/l; 67,9 mg/l; 40,3 mg/l; 43,9 mg/l và 51,4 mg/l vượt 2,38; 1,9; 3,1; 1,38; 4,53; 2,69; 2,93; 3,43 lần so với TCCP. Tổng chất hữu cơ trong đó bao gồm chất hữu cơ khó phân hủy thể hiện thông qua nhu cầu oxy hóa học (COD) cũng có xu hướng tương tự. Như vậy, nồng độ chất hữu cơ cao nhất ở mương TDP Đào Nguyên 1 và thấp nhất ở Hồ Trung tâm.

Giá trị N-NH4+ ở các hồ lần lượt là 0,692 mg/l; 0,586 mg/l; 0,736 mg/l; 0,433 mg/l đều đạt TCCP; trong khi đó, các mương TDP Đào Nguyên, giá trị N-NH4+ rất cao lần lượt là14,9 mg/l; 10,09 mg/l; 12,2 mg/l; 13,06 mg/l vượt 16,5; 11,2; 13,5; 14,5 lần so với TCCP. Giá trị P-PO43- ở các hồ dao động khoảng0,13 – 0,142 đạt TCCP; còn ở các mương TDP Đào Nguyên thì giá trị này lại khá cao lần lượt là 5,57 mg/l; 4,02 mg/l; 4,57 mg/l; 5,84 mg/l vượt 18,6; 13,4; 15,2; 19,47 lần so với TCCP.

Từ kết quả trên có thể thấy rõ sự chênh lệch về hàm lượng các chất dinh dưỡng và các chất hữu cơ giữa khu vực bốn hồ và các mương TDP Đào Nguyên, chất lượng nước của các mương TDP Đào Nguyên xấu hơn so với

khu vực bốn hồ, phản ánh ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi của khu dân cư tới chất lượng nước của các mương TDP Đào Nguyên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA TẢO BÁM TRÊN MỘT SỐ VẬT LIỆU LỌC (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w