Diễn biến sinh trưởng trên các loại vật liệu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA TẢO BÁM TRÊN MỘT SỐ VẬT LIỆU LỌC (Trang 49 - 51)

Sau 9 ngày (thời điểm tảo sinh trưởng mạnh mẽ nhất), đối với mẫu tảo khu vực bốn hồ,tảo Silic chiếm 56,72% trên đá cuội, 56,84% trên sỏi, trong khi chiếm tới 58,85% trên đất sét nung, 61,28% trên hạt nhựa và 60,12% với mẫu đối chứng. Tảo Lam dao động trong khoảng từ 1,34% đến 4,25% trên các vật liệu, cao nhất trên vật liệu đá cuội, thấp nhất trên hạt nhựa.

Đối với mẫu tảo mương TDP Đào Nguyên, tảo Lam chiếm 3,26% trên sỏi, 2,36% trên đá cuội, 1,76% trên đất sét nung, trong khi chỉ chiếm 0,12% trên hạt nhựa và 0,36% với mẫu đối chứng. Nhìn chung, cả hai mẫu tảo đều không có sự khác biệt đáng kể giữa các loại vật liệu khác nhau về thành phần các ngành tảo.

Hình 3.5: Tỷ lệ các thành phần tảo sau 9 ngày trên các loại vật liệu

Tương tự như sự khác biệt giữa 2 mẫu tảo bám từ hai nguồn gốc khác nhau, sinh trưởng của hầu hết tất cả các chi tảo bám đều đạt mức ổn định tương tự nhau trên các vật liệu khác nhau. Kiểm định sai khác giữa các công thức thí nghiệm với các loại vật liệu khác nhau cho thấy không có sự ưu tiên phát triển của một chi tảo nào trên một loại vật liệu chỉ định.

Điều này cơ bản phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả khác về tính thích ứng của tảo bám trên các vật liệu rắn. Chi tiết kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.7

Bảng 3.7: Danh mục tảo thích ứng với các loại vật liệu khác nhau ST

T Chi

Vật liệu

Đá cuội Sỏi Đất sét nung Hạn nhựa Đối chứng

1 Melosira Tăng Tăng

2 Mastogloia Tăng Tăng

3 Navicula Tăng Tăng Tăng Tăng Tăng4 Nitzschia Tăng Tăng Tăng Tăng Tăng 4 Nitzschia Tăng Tăng Tăng Tăng Tăng

5 Neidium Tăng Tăng

6 Stauroneis Tăng Tăng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA TẢO BÁM TRÊN MỘT SỐ VẬT LIỆU LỌC (Trang 49 - 51)