KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CƠ SỞ CHĂN NUÔI LỢN ĐẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TẠI ĐỊA BÀN XÃ LƯƠNG PHONG, HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG (Trang 62 - 65)

8 Cơsở nhà ông

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kếtluận

Qua quá trình nghiên cứu đề tài “ Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi lợn đến chất lượngmôi trường nước mặt tại một số cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang” rút ra một số kết luậnsau:

Hoạt động chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Lương Phong những năm gần đây đã phát triển khá mạnh với số lượng 11 trang trại và 801 hộ gia đình chăn nuôi tập trung lớn tại thôn Khánh, thôn Đông, thôn Sơn Quả 1, thôn Sơn Quả 3. Nhìn chung, các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Lương Phong đều có ý thức thực hiện một số các biện pháp xử lý chất thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường trước khi thải các chất thải ra ngoài môitrường.

Theo ước tính bằng hệ số WHO và kế thừa kết quả về lưu lượng cho thấy tổng lưu lượng nước thải ra môi trườngcủa các cơ sở chăn nuôi lợn là 489,2 m3/ngày. Tổng tải lượng chất ô nhiễm BOD 1045,17 tấn/năm, COD 1135,13 tấn/năm, Nts 195,81 tấn/năm, Pts 63,5 tấn/năm, TSS 195,81 tấn/năm. Như vậy, áp lực từ hoạt động chăn nuôi đến môi trường nước mặt là rất lớn.

Nước thải chăn nuôi lợn được xử lý theo 3 hình thức: xả thải trực tiếp, hệ thống Biogas, hệ thống Biogas kết hợp ao sinh học. Phần lớn các chỉ tiêu phân tích nước thải đều vượt quy chuẩn cho phép từ 2 đến 5 lần, đặc biệt có chỉ tiêu vượt quy chuẩn hơn 18 lần như BOD5. Nước thải chăn nuôi tại các cơ sở lấy mẫu hầu như đều chưa được xử lý đạt quy chuẩn môi trường cho phép, những đơn vị xả thải trực tiếp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng do hoạt động tự phát, khó kiểm soát. Do đó, các phương án quản lý nội vi tại từng cơ sở là hoạt động cần thiết trong quản lý nước thải chăn nuôi để không gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường.

Hiện trạng môi trường nước mặt tại thủy vực tiếp nhận là kênh 3 và ngòi Tiêu cho thấy chất lượng nước có sự suy giảm tại các đoạn tiếp nhận

quy chuẩn cho phép từ 1,8 lần đến 2 lần theo QCVN 08: 2008/BTNMT cột B1; hàm lượng BOD5 mẫu nước mặt tại các cơ sở đều vượt quy chuẩn cho phép từ 1,4lần đến 1,8 lần theo QCVN 08: 2008/BTNMT cột B1; hàm lượng chất rắn lơ lửng vượt quy chuẩn cho phép từ 1,36 đến 1,5 lần; hàm lượng amoni trong các mẫu nước mặt hầu hết vượt quy chuẩn từ 2 đến 32 lần..Chấtlượngmôi trường nước mặt, nguồn tiếp nhận trực tiếp nước thải hoạt động chăn nuôi lợn tại xã Lương Phong đã bị ô nhiễm khá nghiêm trọng.

Từ các kết quả nghiên cứu về hiện trạng, các nhóm giải pháp được để xuất đối với từng nhóm đối tượng nhằm mục đích tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi lợn baogồm:

- Đối với các cơ sở chăn nuôi cần có ngay các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm do nước thải gây ra, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng môi trường nướcmặt.

- Đối với có quan quản lý, cơ quan chuyên môn cần tăng cường các biện pháp quản lý chặt chẽ hơn, tuyên truyền giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của cơ sở chăn nuôi về trách nhiệm thực hiện công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất củamình.

- Các biện pháp kỹthuật:

• Thực hiện nghiên cứu xây dựng mô hình trang trại lợn sinh thái, đảm bảo đạt các tiêu chuẩn về chuồng trại, hệ thống xử lý chất thải và mỹ quan chung.

• Khuyến khích hỗ trợ xử lý nước thải bằng Biogas kết hợp với xử lý chất thải lỏng sau Biogas bằng thực vật thủysinh.

• Đối với các hệ thống Biogas đang hoạt động của các cơ sở chăn nuôi, cần có các biện pháp kỹ thuật khuyến cáo nhằm nâng cao hiệu quả xử lý. Ví dụ: sử dụng bổ sung chế phẩm sinh học hoặc hồ sinh học sau Biogas.

2. Kiếnnghị

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài và do thời gian nghiên cứu có hạn nênđề tài mới chỉ tập trung nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường nước mặt, nước thải. Tần suất lấy mẫu, phân tích, cũng chưa lặp lại được nhiều, các điểm lấy mẫu chưa được đầy đủ hết các cơ sở chăn nuôi nên chưa thể có những đánh giáđầy đủ, chính xác về hiện trạng môi trường nước mặt trênđịabànxã

Lương Phong.Đểcónhữngnghiêncứusâu,tổngthể,toàndiệnvềhiện trạng môi trường nước mặt tại các cơ sở chăn nuôi trong thời gian tới cần có những nghiên cứu về mô hình xử lý chất thải chăn nuôi lợn tại các cơ sở; lấy thêm các mẫu phân tích các chỉ tiêu về nước thải, nước mặt và các tác động qua lại củacác yếu tố môi trường với nhau. Các kết quả nghiên cứu đầy đủ, chính xác và toàn diện này sẽ cung cấp cơ sở khoa học cho các cấp quản lý nhà nước về BVMT và cộng đồng địa phương lựa chọn những giải pháp phù hợp để BVMT trong hoạt động chăn nuôi lợn.

Nhằm cải thiện hiện trạng môi trường nước mặt trên địa bàn xã Lương Phong, cần có sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của các cấp, ban, ngành cùng với việc nghiêm túc thực hiện công tác xử lý chất thải BVMT tại các cơ sở, đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ tiên tiến trong xử lý chất thải chănnuôi.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CƠ SỞ CHĂN NUÔI LỢN ĐẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TẠI ĐỊA BÀN XÃ LƯƠNG PHONG, HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w