Đánh giá ảnhhưởng của hoạt động chănnuôilợn tới chấtlượng ngòi Tiêu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CƠ SỞ CHĂN NUÔI LỢN ĐẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TẠI ĐỊA BÀN XÃ LƯƠNG PHONG, HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG (Trang 56 - 62)

8 Cơsở nhà ông

3.4.2. Đánh giá ảnhhưởng của hoạt động chănnuôilợn tới chấtlượng ngòi Tiêu

ngòi Tiêu

Diễn biến nồng độ các thông số về chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, dinh dưỡng, pH, DO và vi sinh vật trong ngòi Tiêu tương tự như diễn biến tại kênh 3 (Hình 3.16, 3.17, 3.18, 3.19).

Nồng độ chất hữu cơ tại điểm nhận thải khu B và khu D lần lượt tăng lên so với trước khi nhận thải gấp 1,5-1,7 lần đối với COD và gấp 1,4-1,8 lần đối với BOD5 (Hình 3.17). Chất lượng nước tại các điểm tiếp nhận nước thải chăn nuôi đã bị ô nhiễm chất hữu cơ và TSS. Nồng độ COD vượt 1,8-2 lần, TSS vượt 1,36-1,44 lần so với QCCP (cột B1), do vậy hiện nay chất lượng nước không đảm bảo phục vụ cho mục đích tưới tiêu nông nghiệp.

Giá trị pH tại các điểm quan trắc ít có sự thay đổi, dao động trong khoảng 6,88-7,05. Tuy nhiên, nồng độ DO lại giảm tương đối nhiều ở các vị trí nhận thải so với vị trí nền (Hình 3.18). Điểm nhận thải khu B nồng độ DO giảm xuống còn 2,56 mg/l, điểm nhận thải khu D nồng độ DO tiếp tục giảm xuống chỉ còn 2,43 mg/l. Quá trình tiếp nhận và phân hủy chất hữu cơ từ nước thải chăn nuôi làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước.

Theo Hình 3.16 nồng độ NH4+ tại các vị trí nhận thải sau khu A (5,01 mg/l) và khu C (5,56 mg/l) tăng gấp 10,1-11,2 lần so với trước nhận thải. Tương tự, nồng độ PO43- cũng tăng gấp trên 3 lần. Nước kênh tại các điểm nhận thải đều đã bị ô nhiễm cho thấy nồng độ dinh dưỡng vượt nhiều lần so với QCVN 08 cột B1. Hàm lượng coliform tại điểm nhận thải cũng thay đổi nhiều so với điểm nền, lần lượt đạt 3900 và 4200 MPN/100ml, tuy nhiên vẫn nằm trong giá trị cho phép của quy chuẩn (Hình 3.19)

So sánh với chất lượng nước kênh 3, chất lượng nước ngòi Tiêu tại điểm nền đã có dấu hiệu ô nhiễm các thông số chất hữu cơ, dinh dưỡng và TSS do chịu ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp. Ngòi Tiêu hiện không còn khả năng tiếp nhận nước thải tuy nhiên vẫn đang tiếp nhận 1 lượng lớn chất ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi tại các thôn Sơn Quả 1-5 và thôn Chùa dẫn tới

nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình, rất khó kiểm soát về xả thải. Nước thải không qua xử lý hoặc xử lý không triệt để được thải vào nguồn nước làm gia tăng hàm lượng chất hữu cơ, giảm oxy hòa tan trong nước. Mặt khác nước thải chăn nuôi chứa nhiều chất dinh dưỡng nên có thể là nguyên nhân dẫn tới phú dưỡng.Bên cạnh đó, nước là môi trường thích hợp cho các loài sinh vật gây bệnh phát triển và lan truyền, gây ảnh hưởng tới hoạt động của con người và sinh vật.

Hình 3.16. Nồng độ NH4+, NO3- và PO43- trong nước ngòi Tiêu

Hình 3.17. Nồng độ COD,BOD5 và TSS trong nước ngòi Tiêu

Hình 3.18. Giá trị DO và pH trong nước ngòi Tiêu

Hình 3.19. Hàm lượng coliform trong nước ngòi Tiêu

3.5.Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng nước tại các khu vực trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Lương Phong

Từ các kết quả nghiên cứu tại một số cơ sởchăn nuôi lợn đại diện trên địa bàn xã Lương Phong, cần áp dụng thực hiện đồng bộ các giải pháp chung trước mắt và lâu dài nhằm cải thiện chất lượng nước tại các cơ sở chăn nuôi lợn trong khu vực nghiên cứu nói riêng và các cơ sở chăn nuôi lợn trên toàn tỉnh Bắc Giang nói chung, đảm bảo phát triển bền vững.

3.5.1.Giải pháp trướcmắt

- Các trang trại chăn nuôi cần phải tính toán khối lượng chất thải trước khi áp dụng các hình thức xử lý để tránh sự quá tải và đạt hiệu quả cao nhất trong quá trình xử lý, đồng thời cần kết hợp đa dạng các hình thức xử lý chất thải chăn nuôi trước khi thải vào môi trường nước. Cụ thể:

+ Khi áp dụng xử lý bằng bể Biogas: Cần tính toán khối lượng chất thải đưa vào phù hợp với thể tích của bể. Đồng thời, nên cân đối tỷ lệ phân thải và nước thải trước khi đưa vào bể theo tỷ lệ 1:2 hoặc 1:3, có thể bổ sung thêm các chất xúc tác như các chế phẩm sinh học... để đảm bảo hiệu quả xử lý cao nhất. Nước sau khi xử lý qua bể biogas, cần tiến hành các bước xử lý tiếp theo trước khi thải bỏ ra môi trường (có thể dẫn nước thải đi qua các bể xử lý thứ cấp, các hồ sinh học có trồng các loại cây thủy sinh như bèo lục bình...) nhằm hạn chế đến mức thấp nhất nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước xung quanh khu vực trang trại.

- Nếu lượng chất thải chăn nuôi phát sinh vượt quá khả năng xử lý của trang trại, các trang trại nên liên hệ và bán phân cho các cơ sở thu mua phân đểsản xuất phân bón hoặc có thể giảm bớt số lượng lợn nuôi cho phù hợp.

3.5.2.Giải pháp lâudài

a. Giải pháp về chính sách, quản lý

- Kiện toàn hệ thổng tổ chức quản lý nhà nước về môi trường trong lĩnh vực chăn nuôi từ Trung ương đến các địa phương với các chức năng, nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi bao gồm các nghị định, thông tư, quy chuẩn, tiêu

chuẩn quốc gia, các tài liệu hướng dẫn kỹthuật...

- Về các chính sách quy hoạch và khuyến khích phát triển chăn nuôi: xã Lương Phong đã quy hoạch các vùng phát triển chăn nuôi phù hợp với từng địa phương và có một số chính sách hỗ trợ xây dựng các công trình xử lý chất thải chăn nuôi. Tuy nhiên, việc đưa chính sáchvàothựchiệncònchậmvàgặpnhiềukhókhăn.Dođó,cầncósựquantâmvào cuộc của các cấp chính quyền và sự phối hợp của các trang trại chăn nuôi để sớm đưa các chính sách này vào thực tiễn, nhanh chóng chuyển dịch các cơ sở chăn nuôi lớn ra ngoài khu dân cư, thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo quy hoạch kết hợp với bảo vệ môi trường bềnvững.

- Định hướng và khuyến khích người dân phát triển trang trại chăn nuôi lợn theo kiểu hệ thống trang trại VAC nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Đồng thời, kiểu hệ thống này có sự tương trợ nhau giữa các thành phần trong hệ thống, giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, tận dụng được tối đa nguồn chất thải vừa hạn chế được ô nhiễm môitrường.

- Hướng dẫn lập và giám sát việc thực hiện các bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc đánh giá tác động môi trường trong chănnuôi.

- Cần có các chế tài phù hợp để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong chăn nuôi. Đối với trường hợp vi phạm nghiêm trọng, tùy theo mức độ sẽ bị áp dụng hình thức tạm thời đình chỉ hoạt động chăn nuôi, cấm hoạt động chăn nuôi ... theo quy định của phápluật.

- Cần có các chương trình và triển khai nhanh chóng việc xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch về các vùng nông thôn, các khu chăn nuôi để hạn chế việc khai thác và sử dụng nước ngầm.

b. Giải pháp về kinhtế

- Qua quá trình điều tra, khảo sát các trang trại chăn nuôi lợn trong khuvực nghiên cứu cho thấy, khoảng 90% các trang trại có đề xuất hỗ trợ về nguồn vốn trong việc xây dựng các công trình xử lý chất thải chăn nuôi. Tuy xã Lương Phong có chính sách hỗ trợ nhưng việc tiếp cận để được hưởng chính sách lại gặp khó khăn. Do đó, cần có sự hướng dẫn và tạo điều kiện của cáccơ quan chức năng có thẩm quyền để giúp các cơ sở được hưởng chính sách hỗtrợ về nguồn vốn.

bảo nguồn vốn trong thời gian dài cho các cơ sở chăn nuôi. Hình thức nàyhiệnnayvẫncònít,cáccơ sởthườngkhócóthểquayvòngvốntrongthời gian ngắn để sản xuất do các chi phí chủ yếu được phục vụ cho chăn nuôi, chưa có kinh phí đầu tư cho môi trường.

c. Giải pháp về khoa học công nghệ

- Tiếp tục đầu tư áp dụng các hình thức xử lý chất thải chăn nuôi truyền thống như Biogas, ủ phân compost, làm thức ăn cho cá, thu gom phân... nhưng cần cải tiến về mặt công nghệ và kết hợp đa dạng các hình thức này để đạt hiệu quả xử lý cao nhất. Trong đó, sử dụng bể xử lý Biogas là biện pháp phổ biến nhất. Tùy thuộc vào quy mô trang trại và lượng chất thải có thể sử dụng các loại bể Biogas tiên tiến với chất liệu bền, không bị vỡ nứt, dò rỉ.. Để tránh thấm xuống tầng nước ngầm như bể Biogas chất liệu nhựa composite (phù hợp với trang trại quy mô nhỏ và vừa), bể Biogas chất liệu bạt HDPE (phù hợp với trang trại quy môlớn)...

- Xây dựng mô hình trang trại chăn nuôi lợn sinh thái trong đó tập trung tăng cường sự phối hợp, liên kết giữa các bộ phận trong trang trại và đẩy mạnh tối đa việc tuần hoàn và tái sử dụng chất thải chăn nuôi lợn cho các mục đích khác nhau vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao, vừa bảo vệ môi trường.

- Nghiên cứu áp dụng các biện pháp sản xuất sạch và sản xuất sạch hơn tại tất cả các công đoạn từ khâu đầu vào đến đầu ra cho các trang trại chăn nuôi lợn tập trung nhằm chủ động quản lý các vấn đề môi trường tại các trang trại và nâng cao hiệu quả sảnxuất.

- Nghiên cứu và nhân rộng hình thức xử lý chất thải chăn nuôi bằng công nghệ đệm lót sinh học hiện đang được áp dụng thí điểm thành công tại một số địa phương trên cả nước để tạo ra nhiều mô hình trang trại không có chất thải trên địa bàn xã Lương Phong và trên toàn tỉnh Bắc Giang.

- Đối với những vùng chăn nuôi lợn trọng điểm, cần xây dựng các trạm xử lý nước thải ở mỗi khu vực. Sau khi nước thải được xử lý tại từng trang trại sẽ được thu gom lại qua đường ống dẫn vào trạm xử lý nước thải. Có như vậy, môi trường nước ở khu vực xung quanh trang trại sẽ đảm bảo chất lượng đầu ra, không gây ô nhiễm môi trường.

đề bảo vệ môi trường trong chăn nuôi cho các cán bộ khuyến nông, các thú y viên để họ có thể tư vấn, hỗ trợ trực tiếp và nhanh chóng trong các vấn đề bảo vệ môi trường tại các trang trại chăn nuôi lợn trên địa bàn quản lý.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho người dân chăn nuôi thông qua các lớp tập huấn, các đài phát thanh của địa phương, các tài liệu, tờ rơi... về các văn bản phát luật bảo vệ môi trường chăn nuôi, các chính sách hỗ trợ chăn nuôi và bảo vệ môi trường .

- Tổ chức, phát động các cuộc thi tìm hiểu kiến thức bảo vệ môi trường trong chăn nuôi với sự tham gia của các chủ cơ sở chăn nuôitrên địa bàn xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CƠ SỞ CHĂN NUÔI LỢN ĐẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TẠI ĐỊA BÀN XÃ LƯƠNG PHONG, HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w