Tìnhhình thựchiện quản lý môitrường củacác cơsở chănnuôilợn trên địa bàn xã Lương Phong:

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CƠ SỞ CHĂN NUÔI LỢN ĐẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TẠI ĐỊA BÀN XÃ LƯƠNG PHONG, HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG (Trang 42 - 47)

8 Cơsở nhà ông

3.2.2. Tìnhhình thựchiện quản lý môitrường củacác cơsở chănnuôilợn trên địa bàn xã Lương Phong:

a.Tình hình thực hiện các thủ tục pháp luật tại các cơ sở chănnuôi:

Theo số liệu điều tra, việc chấp hành luật bảo vệ môi trường của các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn xã Lương Phongđược thực hiện chưa nhiều. Chủ yếu nằm ở các trang trại quy mô lớn, đối với các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ gần như chưa thực hiện. Đối với các cơ sởđã có các thủ tục pháp luật về bảo vệ môi trường (báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, cam kết bảo vệ môi trường) thì việc thực hiện các nội dung trong đó cũng chưa được hiệu quả. Chưa có trang trại chăn nuôi lợn nào trên địa bàn được xác nhận hoàn thành các nội dung cam kết trong báo cáo ĐTM, đề án BVMT,… Qua điều tra thực tế cho thấy, lý do các cơ sở chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục về môi trường đếntừ:

+ Bản thân các chủ cơ sở chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm phải thực hiện trong quá trình chăn nuôi, gặp nhiều khó khăn trong việc nắm bắt các quy trình pháp lý trong việc thựchiện.

+ Công tác quản lý từ các cấp, các cơ quan chức năng còn hạn chế về thông tin tới các cơ sở do nhân lực mỏng và trách nhiệm công việc được giao ở nhiều mảng; thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành.

+ Sự mâu thuẫn giữa phát triển kinh tế tại địa phương và nhận thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường ở các cấp quản lý và chủ cơsở.

Công tác kiểm soát môi trường tại các cơ sở chăn nuôi lợn tại xã Lương Phong còn rất hạn chế. Tính đến tháng 10/2013, theo kết quảđiều tra tại các cơ sở chăn nuôi lợn thì số ít thực hiện công tác đo kiểm soát môi trường định kỳ (nước thải, khí thải) và chất lượng việc đo kiểm soát môi trường chưa mang lại nhiều hiệu quả, vẫn còn mang tính hình thức, đối phó.

Về phía cơ quan quản lý, việc thực hiện quan trắc tại các điểm dân cư nông thôn, đặc biệt là khu vực phát triển mạnh về chăn nuôi vẫn chưa được thực hiện thường xuyên vì nguồn kinh phí còn hạn hẹp.

c.Hiện trạng xây dựng các công trình xử lý môi trường

Theo kết quảđiều tra cho thấy: trên địa bàn xã Lương Phong85% các cơ sởđã tiến hành xây dựng công trình xử lý môi trường.Còn lại các cơ sở quy mô nhỏ lẻ thải trực tiếp ra môi trường.

Sau quá trình thu thập thông tin, số liệucho thấy tất cả các cơ sở chăn nuôi lợn nêu trên đều đã áp dụng biện pháp xử lý sinh học – Bigogas để xử lý nước thải phát sinh, ngoài ra còn áp dụng biogas hết hợp ao sinh học để giảm bớt lượng ô nhiễm ra môi trường.

d.Hiện trạng hệ thống thu gom chất thải chănnuôi

Loại hình của hệ thống thu gom chất thải lỏng (nước rửa chuồng và nước tiểu lợn) từ khu vực chuồng trại đến khu vực xử lý hay thải trực tiếp sẽ ảnhhưởng đến chất lượng môi trường. Kết quả thu thập được cho thấy, hầu hết các cơ sở chăn nuôi đã có hệ thống mương thu gom nước thải, chủ yếu được xây dựng bằng gạch láng bê tông. Mặc dù vậy, hiện trạng của các mương dẫn đang bị xuống cấp dẫn đến việc nước thải bị ngấm vào đất trong quá trình thu hồi chấtthải.

Đối với các trang trại quy mô lớn, chủ cơ sở còn xây dựng các bể chứa phân tạm, sân phơi phân gần các chuồng trại chăn nuôi. Các công trình này thường được xây bằng gạch, đáy đổ bê tông và có mái che. Các cơ sở chăn nuôi quy mô nhỏ thì lượng phân lợn phát sinh thường được rửa trôi theo dòng nước trong quá trình vệ sinh chuồng trại chănnuôi.

Nước thải của các trang trại chăn nuôi lợngồm nước rửa chuồng lợn, nước tắm cho lợn và nước do lợn bài tiết ra. Qua số liệu thu thập thông tin, phần lớn các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn xã Lương Phong áp dụng biện pháp xử lý bằng hầm Biogas (75%), biện pháp xử lý Biogas kết hợp ao sinh học (10%) và thải trực tiếp (15%) .

Hầm Biogas: Hiện nay trên địa bàn xã áp dụng 02 mô hình bểBiogas

trong xử lý chất thải chăn nuôi. Biện pháp dùng hầm ủ thường áp dụng đối với các trang trại có quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ, số lượng đầu lợn ít (dưới 100 con). Kích thước bểBiogas thường giao động từ 10 – 30m3/hầm. Hình thức xử lý thứ hai là sử dụng bểBiogas dạng bạt (sử dụng tấm bạt chống thấm phủ kín lên một diện tích chứa chất thải) được áp dụng đa số với các trang trại có quy mô chăn nuôi lớn (từ vài trăm đến 1000 con ) .

Biogas kết hợp ao sinh học: Biện pháp này tùy thuộc vào quy mô chăn

nuôi lợn và đặc điểm diện tích của trang trại. Tại một số trang trại quy mô lớn, ao chứa thường là nơi tiếp nhận nước thải sau quá trình xử lý Biogas và thường được để tận dụng nuôi trồng thủy sản.

3.3. Nguồn và áp lực từ các cơ sở chăn nuôi đến môi trường nước mặt xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

3.3.1. Ước tính tải lượng ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi lợn

Kế thừa kết quả nghiên cứu về tỷ lệ phát sinh nước thải chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Bắc Giang (Báo cáo hiện trạng chăn nuôi lợn Sở TNMT tỉnh Bắc Giang 2014). Đối với chăn nuôi lợn quy mô hộ gia đình lượng nước thải phát sinh trung bình dao động từ0,4 – 12m3/ngày đêm trong đó phụ thuộc chặt chẽ vào hình thức và quy mô chăn nuôi. Các hộ chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ dao động trong khoảng vài con lợn đến dưới 500 con phát sinh khoảng 3,05 ± 2,51 m3/ngày trong khi các hộ chăn nuôi quy mô trung bình và lớn phát sinh khoảng 7,71 ± 3,77 m3/ngày. Tính theo đầu lợn,hệ số thải nước thải chăn nuôi trung bình là 17,07lít/con/ngày.

tiết kiệm nước cao hơn. Cụ thể là: quy mô nhỏ và vừa (10 đến 300 con) có hệ số thải dao động trong khoảng 5-50 lít/con lợn/ngày, trung bình 21,5 lít/con lợn/ngày. Quy mô lớn (trên 300 con) có hệ số thải dao động trong khoảng 3- 20 lít/con lợn/ngày, trung bình 10 lít/con lợn/ngày (Sở TNMT tỉnh Bắc Giang).Nước thải trực tiếp từ chuồng trại chăn nuôi của một số trang trại/hộ chăn nuôi đi qua hệ thống xử lý (bể Biogas/ Biogas kết hợp ao sinh học), một số hộ chăn nuôi nhỏ lẻ một vài đầu lợn chưa xử lý nước thải, xả trực tiếp ra ngoài môi trường.

Toàn huyện Hiệp Hòa tổng số trang trại là 14 trong đó xã Lương Phong có 11 trang trại. Sử dụng hệ số kế thừa từ báo cáo hiện trạng chăn nuôi tỉnh Bắc Giang 2014, nước thải chăn nuôi trung bình là 10 l/con/ngày, ước tính được tải lượng chất ô nhiễm ra môi trường như Bảng 3.2

Bảng 3.2.Ước lượng xả thải và tải lượng chất ô nhiễm hàng năm của các trang trại ST T Trang trại Quy mô Lưu lượng nước thải trung bình (m3/ngày)

Tải lượng chất ô nhiễm (tấn/năm)

BOD COD Nts Pts TSS

1 Nguyễn Văn Được 300 3 11,85 12,87 2, 22 0,72 2, 22

2 Nguyễn Văn Tuyến 400 4 15,8 17,16 2,96 0,96 2,96

3 Nguyễn Văn Biển 300 3 11.85 12,87 2, 22 0,72 2, 22

4 Đặng Thị Nụ 500 5 19,75 21, 45 3,7 1. 2 3,7 5 Nguyễn Thị Thúy 400 4 15,8 17,16 2,96 0,96 2,96 6 Hà Văn Hoan 300 3 11.85 12,87 2, 22 0,72 2, 22 7 Hà Văn Trường 500 5 19,75 21, 45 3,7 1. 2 3,7 8 Lã Văn Trọng 400 4 15,8 17,16 2,96 0,96 2,96 9 Hà Văn Liên 300 3 11.85 12,87 2, 22 0,72 2, 22 10 Nguyễn Văn Tứ 700 7 27,65 30,03 5,18 1,68 5,18

11 Nguyễn Văn Luyến 400 4 15,8 17,16 2,96 0,96 2,96

Tổng 5.940 48 234,63 254,8

3 43,96 14, 25 43,96

Như vậy, với 11 trang trại lợn xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang,thì tải lượng BOD là 24,63 tấn/năm,COD là 254,83 tấn/năm, tải lượng Nts là 43,96 tấn/năm, tải lượng Pts là 14,256tấn/năm, tải lượng TSS là 43,96tấn/năm. Trong đó, thôn Khánh là khu vực có 5 trang trại chiếm tải lượng nhiều nhất với 32% tổng lượng chất ô nhiễm, thôn Đông đứng thứ hai có 3 trang trại chiếmtải lượng20%tổng lượng chất ô nhiễm. Các thôn còn lại: thôn Sơn Quả 1 có1 trang trại, thôn Sơn Quả 4 có 1 trang trại, thôn Sơn Quả 2 có 1 trang trại, tải lượng chất ô nhiễm ít hơn .

Trên tổng số 801 cơ sở chăn nuôi lợn, loại trừ 11 cơ sở được cấp giấy phép trang trại chăn nuôi, thì còn lại 790 cơ sở chăn nuôi với quy mô lớn nhỏ khác nhau. Các cơ sở xả nước thải chăn nuôi ra kênh3 và ngòi tiêu thuộc 11 thôn: Thôn Chớp, thôn Đông, thôn Tứ, thôn Khánh, thôn Vân An, thôn Sơn Quả1,

Ước tính trung bình30đầu lợn/1cơ sở và trung bình hệ số phát thải21,5 lít/con lợn/ngày. Dựa vào bảng thống kê số lượng cơ sở chăn nuôi từng khu vực ước tính lượng nước thải và tải lượng chất ô nhiễm của các cơ sở chăn nuôi được thể hiện ởBảng 3.3

Bảng 3.3.Ước tính tải lượng chất ô nhiễm của các cơ sở chăn nuôi hộ gia đình Số lượng (con) Lưu lượng nước thải (m3/ngày)

Tải lượng (tấn/năm)

BOD COD Nts Pts TSS

20.520 441, 2 810,54 880,3 151,85 49, 25 151,85

Kết quả điều tra tại xã Lương Phong cho thấy tổng tải lượng chất ô nhiễm từ hoạt động chăn nuôi quy mô hộ gia đìnhcao hơn gần 4 lần so với quy mô trang trại. Bên cạnh đó, chăn nuôi nhỏ lẻ tại hộ gia đình là những nguồn thải có tính phân tán cao, khó kiểm soát và khả năng ứng dụng hệ thống xử lý còn nhiều hạn chế. Do vậy, đối tượng chăn nuôi hộ gia đình có thể được nhận định là đối tượng gây áp lực chính tới chất lượng nước mặt tại xã Lương Phong.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ CƠ SỞ CHĂN NUÔI LỢN ĐẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT TẠI ĐỊA BÀN XÃ LƯƠNG PHONG, HUYỆN HIỆP HÒA, TỈNH BẮC GIANG (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w