Về tuổi và giới.
UTPKTBN có thể xuất hiện ở nhiều lứa tuổi từ 44-83 tuổi. Trong nghiên cứu này, lứa tuổi thƣờng gặp nhất là từ 60-69 tuổi, chiếm tỉ lệ 47,9%. Độ tuổi trung bình mắc bệnh là 62,6 tuổi. Kết quả này cũng tƣơng tự kết quả các nghiên cứu của tác giả ngoài nƣớc nhƣ: theo Jaafar Bennouna và cộng sự (2016) trên 151 bệnh nhân UTPKTBN đƣợc điều trị bằng phác đồ chứa vinorelbine cho độ tuổi trung bình của bệnh nhân ung thƣ phổi là 61 tuổi, độ tuổi từ 38-75 tuổi, lứa tuổi thƣờng gặp nhất là từ 50-65 tuổi, chiếm tỷ lệ 51% [1], nghiên cứu của Ceuleanu Tudor và cộng sự (2012) cho tuổi trung bình của bệnh nhân UTPKTBN trên toàn thế giới là 59 [10] và ở Việt Nam trong nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thanh Mai cho tuổi trung bình của bệnh nhân UTPKTBN là 58,2 tuổi [23].
Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, tỷ lệ mắc bệnh UTP của nam luôn cao hơn nữ. Theo Globocan (2012), tỷ lệ mắc UTP ở nam giới cao hơn nữ, tỷ lệ nam/nữ trên thế giới là 2,1; ở Việt Nam là 2,8 [14]. Nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ nam cũng cao hơn nữ, tuy nhiên tỷ lệ nam/nữ chỉ là 1,43 với 58,9% số bệnh nhân là nam giới, còn lại 41,1% số bệnh nhân là nữ giới, thấp hơn khá nhiều so với các nghiên cứu trên. Trong các nghiên cứu khác về vinorelbine của Jaafar Bennouna và cộng sự (2016) trong điều trị UTPKTBN cũng cho kết quả tƣơng tự 62% số bệnh nhân là nam giới, còn lại 38% số bệnh nhân là nữ giới, tỷ lệ nam/nữ là 1,6 [1]. Nguyên nhân có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh UTP giữa nam giới và nữ giới là do nam giới có nhiều yếu tố nguy cơ hơn nhƣ hút thuốc, tính chất công việc nặng nhọc tiếp xúc với nhiều khói bụi.
Về giai đoạn và mô bệnh học trước điều trị.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy phần lớn số bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi ở giai đoạn IV (78,1%), chỉ 21,9% bệnh nhân nghiên cứu ở giai đoạn III. Trong nghiên cứu khác của Gridelli và cộng sự về vinorelbine (2004) cũng cho kết quả phần lớn bệnh nhân nghiên cứu ở giai đoạn cuối, 75% bệnh nhân nghiên cứu ở giai
đoạn IV, 25% bệnh nhân nghiên cứu ở giai đoạn IIIB [16], trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Mai cũng cho kết quả tƣơng tự với 68% số trƣờng hợp bệnh nhân ở giai đoạn IV và 32 % bệnh nhân ở giai đoạn IIIB [14]. Nguyên nhân dẫn đến hầu hết số bệnh nhân nghiên cứu đều ở giai đoạn cuối có thể do bệnh tiến triển âm thầm, khi có triệu chứng thì đã ở giai đoạn muộn.
Nhóm bệnh nhân nghiên cứu mắc ung thƣ biểu mô tuyến là chủ yếu chiếm 91,8%, ung thƣ biểu mô tế bào vảy ít gặp hơn chiếm 6,8%, ung thƣ biểu mô khác rất hiếm gặp chỉ 1,4%. Kết quả này tƣơng đƣơng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Mai (2016) của ĐHDHN cho tỷ lệ mắc UTP biểu mô tuyến là 86,7%, UTP tế bào vảy là 10,7% [23]. Trong nghiên cứu ngoài nƣớc nhƣ: Gridelli và cộng sự về vinorelbine (2004), cho tỷ lệ bệnh nhân nghiên cứu mắc UTP loại biểu mô tuyến là 41%, UTP tế bào vảy là 32%, UTP loại tế bào khác là 27% [16], nghiên cứu của Camerini và cộng sự (2009) cho tỷ lệ bệnh nhân nghiên cứu mắc UTP loại biểu mô tuyến là 23,2%, UTP tế bào vảy là 55,9%, UTP loại tế bào khác là 20,9% [7], kết quả nghiên cứu của các tác giả ngoài nƣớc khác cũng cho kết quả tƣơng tự. Kết quả nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc cho thấy sự khác biệt về mô bệnh học của bệnh nhân ở Việt Nam và các nƣớc khác, bệnh nhân trong nƣớc hầu hết mắc UTP loại biểu mô tuyến (>85%), còn bệnh nhân ngoài nƣớc mắc UTP loại biểu mô tuyến chỉ <50%.
Về tình trạng di căn.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy tình trạng di căn của bệnh nhân nghiên cứu khá nghiêm trọng, có đến 32 trong tổng số 73 bệnh nhân bị di căn chiếm 43,8%, trong đó có 24 bệnh nhân UTP di căn 1 cơ quan (32,9%), 8 bệnh nhân có từ 2 cơ quan di căn trở lên (9,9%). Xƣơng là cơ quan di căn phổ biến nhất với 16 bệnh nhân có di căn xƣơng (21,9%), não là cơ quan di căn phổ biến thứ 2 với 11 trƣờng hợp có di căn não (15%), ngoài ra có một số cơ quan di căn khác có tần số thƣờng gặp nhƣ: gan có 4 bệnh nhân đƣợc ghi nhận (5,5%), màng phổi có 3 trƣờng hợp (4,1%).
Tình trạng UTP có di căn của bệnh nhân trong các nghiên cứu ngoài nƣớc cũng rất phổ biến, theo kết quả trong nghiên cứu về vinorelbine của tác giả Alici và cộng sự (2009), tình trạng di căn của bệnh nhân nghiên cứu cũng rất trầm trọng: có đến 65
UTP có di căn gan (25%), 35 bệnh nhân UTP di căn phổi (48,6%), 12 bệnh nhân UTP di căn xƣơng (16,6%). Trong nghiên cứu khác của Gridelli và cộng sự về vinorelbine (2004) cũng cho kết quả phần lớn bệnh nhân nghiên cứu có cơ quan di căn: 43 trong tổng số 56 bệnh nhân UTP có di căn (77%), 10 bệnh nhân có 1 cơ quan di căn (18%), 26 bệnh nhân có 2 cơ quan di căn (46%), 20 bệnh nhân có từ 3 cơ quan di căn trở lên (36%), hạch bạch huyết, xƣơng, phổi và gan là cơ quan di căn phổ biến nhất [16]. Có thể nhận thấy rằng kết quả nghiên cứu của chúng tôi tƣơng đồng với kết quả các nghiên cứu khác: tình trạng bệnh nhân UTP có cơ quan di căn rất nghiêm trọng >40% bệnh nhân nghiên cứu, xƣơng, não, gan là các cơ quan di căn phổ biến nhất. Với tình trạng di căn nhƣ trên, bệnh nhận có tiên lƣợng xấu, hƣớng điều trị cho bệnh nhân UTP có di căn tùy theo mỗi cơ quan di căn theo hƣớng dẫn của Bộ Y tế (2013) [6].
Các phương pháp can thiệp trước điều trị.
Trong nghiên cứu có đến 90,8% bệnh nhân đã từng đƣợc can thiệp điều trị trƣớc đó bằng các phƣơng pháp khác nhau trong đó hóa chất là phƣơng pháp đƣợc sử dụng nhiều nhất với 87,7%, các biện pháp can thiệp khác là xạ trị (19,1%), phẫu thuật (12,3%) và phối hợp giữa các phƣơng pháp trên. Kết quả trên có sự chênh lệch với nghiên cứu của tác giả Suleyman Alici (2009), toàn bộ số bệnh nhân đã từng dùng các phƣơng pháp điều trị trƣớc đó, 100% bệnh nhân từng dùng hóa chất, 4 bệnh nhân từng đƣợc phẫu thuật (5,5%), 2 bệnh nhân từng đƣợc xạ trị (2,7%) [3]. Nguyên nhân 100% bệnh nhân trong nghiên cứu của Suleyman từng dùng hóa chất vì đó tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân trong nghiên cứu đó. Trong một nghiên cứu khác của Sylvia Guetz và cộng sự có kết quả tƣợng tự với kết quả nghiên cứu của chúng tôi về tỷ lệ bệnh nhân từng can thiếp các biện pháp điều trị trƣớc đó: hầu hết bệnh nhân đã đƣợc điều trị hóa chất (92,6%), khoảng một nửa bệnh nhân (51,9%) đã từng xạ trị, 11,1% bệnh nhân đã từng phẫu thuật [18].
Về bệnh lý kèm theo.
Kết quả cho thấy có 14 bệnh nhân trong nghiên cứu có bệnh lý kèm theo (19,2%) trong đó tăng huyết áp là bệnh lý kèm theo phổ biến nhất với 10 bệnh nhân trong nghiên cứu mắc phải chiếm 13,7% tổng số bệnh nhân trong nghiên cứu. Ngoài ra, có
một số bệnh lý kèm khác nhƣ: 4 bệnh nhân mắc đái tháo đƣờng (5,5%), 1 bệnh nhân