3.1. Định hướng xây dựng nội dung thí nghiệm thực hành
Việc sử dụng các phương pháp tích cực vào giảng dạy Hoá học ở bậc Đại học rất cấp thiết. Do đó, chúng tôi đã ứng dụng phương pháp Sphickler “cải tiến” vào việc biên soạn ebook thực hành hóa học Hữu cơ cho sinh viên khoa Hóa trường ĐHSP Hà Nội 2.
Công trình nghiên cứu của Sphickler về việc khảo sát nhiệm vụ thực hành trong các môn khoa học bậc Đại học đã cho các kết luận [12]:
+ Làm cho sinh viên có trách nhiệm học và lựa chọn tiến hành thí nghiệm một cách hứng thú.
+ Đòi hỏi sinh viên phải áp dụng nhiều kỹ năng xử lý thí nghiệm bao quát hơn và có thể đáp ứng được yêu cầu của giáo dục hiện nay.
+ Thể hiện chất lượng công việc thí nghiệm khảo sát tốt hơn cho sinh viên ở tất cả các trình độ.
Từ đó, Sphickler cho rằng muốn phát huy được tính tích cực của việc học qua thực nghiệm, cần tiến hành ba giai đoạn [11]:
+ Giai đoạn khảo sát thăm dò là giai đoạn sinh viên tự vạch ra cách tiến hành hoặc có thể truy tìm thí nghiệm và tham khảo trên Internet.
+ Giai đoạn sáng tạo là giai đoạn yêu cầu sinh viên tự thiết kế cách thực hiện, tiến hành, phân tích số liệu và hình thành giả thiết.
+ Giai đoạn khám phá, phát minh và kiểm tra giả thiết qua thí nghiệm. Như vậy, nếu theo phương pháp Sphickler truyền thống thì sinh viên sẽ tự tìm hiểu cách thức, thao tác tiến hành, lượng hóa chất cho mỗi thí nghiệm... gây ra sự bất cập về tính an toàn, khả năng thành công của thí nghiệm đặc thù nên cần phải có sự “cải tiến”. Nhận thức được điều này, chúng tôi đã tạo ra một cuốn ebook điện tử về thực hành hóa học bằng cách lựa chọn nội dung, xây dựng các hình vẽ minh họa và sắp xếp chúng theo một trình tự hợp lý để
Lê Đình Tuấn 26 K35A – SP Hóa
có thể vừa phát triển sự tích cực, chủ động của sinh viên, vừa đảm bảo sự an toàn, thành công của thí nghiệm. Đặc biệt, với những nội dung khó, những thao tác nguy hiểm..., chúng tôi đều có phần chú thích, lưu ý để sinh viên căn cứ vào đó mà tiến hành thí nghiệm một cách an toàn, hiệu quả nhất.