Kết luận chung

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp thí nghiệm hướng dẫn trẻ 4 5 tuổi khám phá môi trường xung quanh theo hướng phát huy tính tích cực (Trang 54)

Quá trình nghiên cứu lý luận, thực trạng và thực nghiệm quy trình sử dụng phương pháp thí nghiệm hướng dẫn trẻ từ 4 - 5 tuổi khám phá MTXQ theo hướng phát huy TTC tôi thấy đề tài đã đạt được những kết quả sau:

Thứ nhất: Đề tài đã nghiên cứu được sâu hơn một số vấn đề lý luận

liên quan đến việc sử dụng phương pháp thí nghiệm theo hướng phát huy TTC của trẻ. Thông qua những vấn đề lý luận đã nghiên cứu giúp cho giáo viên mầm non có thể định hướng được phương pháp dạy học phát huy TTCNT của trẻ. Qua việc nghiên cứu sâu sắc một số vấn đề lý luận giáo viên có thể nắm bắt được các đặc điểm của trẻ. Từ đó, giáo vên đưa ra được những tiết dạy phù

hợp với trẻ, phù hợp với nội dung CTLQVMTXQ. Đặc biệt chất lượng của hoạt động sử dụng phương pháp thí nghiệm khám phá MTXQ được nâng cao.

Thứ hai: Qua quá trình điều tra, tôi đã tìm hiểu được thực trạng sử

dụng phương pháp dạy học và phương pháp thí nghiệm khi hướng dẫn trẻ LQVMTXQ. Hầu hết, giáo viên mầm non thường sử dụng phương pháp dạy học như sau: quan sát, đàm thoại,… chưa biết kiết hợp với các phương pháp hiện đại. Phương pháp thí nghiệm là một phương pháp dạy học truyền thống nhưng nếu giáo viên biết tổ chức thí nghiệm theo quy trình mà tôi đề xuất sẽ phát huy được TTC của trẻ.

Thứ 3: Qua đề tài tôi đã đề xuất được qui trình sử dụng phương pháp thí

nghiệm theo hướng phát huy TTC của trẻ. Để quy trình này thực hiện được hiệu qủa thì giáo viên cần lưu ý một số vấn đề và cần phải có các điều kiện cơ sở vật chất cần thiết. Thực nghiệm sư phạm đã áp dụng các quy trình trên cho thấy kết qủa khá tốt trong việc phát huy TTCNT của trẻ 4 - 5 tuổi. Điều này chứng tỏ quy trình giáo án mà tôi đưa ra là hợp lí nhiệm vụ đề tài được giải quyết và mục đích của đề tài được thực hiện.

Như vậy, với quy trình đã đề xuất GVMN có thể vận dụng phương pháp thí nghiệm vào giảng giải theo hướng phát huy TTC của trẻ để đạt kết quả cao. 2. Một số kiến nghị

Xuất phát từ kết quả thu được của qúa trình nghiên cứu của đề tài tôi có một số kiến nghị sau:

Cần thường xuyên bồi dựỡng nâng cao năng lực sư phạm chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Giáo viên phải là người gương mẫu, năng động, sáng tạo, nắm vững nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức. Đồng thời giáo viên phải tổ chức các hoạt động nhẹ nhàng phong phú sử dụng câu hỏi gắn gọn gợi mở biết khai thác vốn kinh nghiệm ở trẻ.

Đẩy mạnh công cuộc đổi mới dạy học mầm non. Đặc biệt là tăng cường vận dụng các phương pháp dạy học mới phát huy TTC, chủ động, sáng tạo của

trẻ trong học tập. Đổi mới phương pháp dạy học bằng cách giáo viên tổ chức theo phương pháp dạy học tập trung vào hoạt động của trẻ. Trẻ được chủ động thực hiện các hoạt động tìm tòi khám phá phát hiện những kiến thức kỹ năng mới dựa vào vốn kỹ năng hiểu biết của trẻ. Giáo viên khuyến khích trẻ đóng góp ý kiến cá nhân khuyến khích nhưng câu trả lời những sản phẩm sáng tạo của trẻ. Đồng thời tạo nhiều tình huống có vấn đề gợi mở cho trẻ tìm cách giải quyết. Tổ chức cho trẻ được tham gia bàn bạc và cùng nhau giải quyết những vấn đề của cô giáo yêu cầu. Giáo viên dụa vào kinh nghiệm của trẻ để khai thác kỹ năng phản động của trẻ tạo cơ hội phát triển khả năng tự khám phá tìm tòi trải nghiệm .

Đồng hành với đổi mới phương pháp dạy học là việc sử dụng nhiều hơn các phương tiện dạy học hiện đại, yếu tố này đòi hỏi sự quan tâm của nhà trường, các cấp, các ngành cơ quan địa phương và gia đình của trẻ .

TàI LIệU THAM KHảO

1. Đào Thanh Âm ( 2005): Giáo dục học mầm non, (tập 3), NXB ĐHSP. 2. Trần Văn Biểu: Thực hành thí nghiệm phương pháp dạy học hoá học, ĐHSP

TPHCM.

3. Tạp chí nghiên cứu giáo dục, số 12 - 1994, Phạm Văn Đồng: Phương pháp

phát huy tính tích cực - một phương pháp vô cùng quý báu.

4. TS. Lê Trường Sơn Chấn Hải: Giáo trình phương pháp giáo dục thể chất

mầm non, tài liệu lưu hành nội bộ, ĐHSPHN 2.

5. Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt: Giáo dục học 2, NXB ĐHSP.

6. GS. TS khoa học Tạ Thị Thuý Loan - Trần Thị Loan: Giáo trình sinh lí học

trẻ em, NXB ĐHSP.

7. Nguyễn Thị ánh Tuyết ( 2005): Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB

ĐHSP.

8. Nguyễn Thị ánh Tuyết ( 2005): Giáo dục học mầm non những vấn đề lý

luận và thực tiễn, NXB ĐHSP.

9. Trần Thị Thanh ( 1994 ): Giáo trình phương pháp CTLQVMTXQ, Bộ Giáo

dục và Đào tạo, Trung tâm nghiên cứu đào tạo bồi dưỡng giáo viên Hà Nội.

10. Tạp chí tâm lí học, số 1 - 2000, Nguyễn Xuân Thức: Bàn về khái niệm tính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tích cực.

11. Lê Thị Ninh: Giáo trình phương pháp cho trẻ làm quen với môi trường

xung quanh, NXB ĐHSP.

12. TS. Hoàng Thị Phương: Giáo trình lý luận và phương pháp hướng dẫn trẻ

làm quen với môi trường xung quanh, NXB ĐHSP.

13. TS. Hoàng Thị Oanh - TS. Nguyễn Thị Xuân ( 2006 ): Giáo trình phương

14. Bộ giáo dục và đào tạo: Hướng dẫn thực hiện đổi mới hình thức tổ chức

hoạt động giáo dục trẻ 4 - 5 tuổi.

15.Tạp chí giáo dục số 48 ( T4/2003): Phát huy tính tích cực hoạt động nhận

thức của người học.

16. Tạp chí giáo dục số 99 ( T10/2004): Lịch sử nghiên cứu vấn đề phát huy

tính chất nghiên cứu của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi.

17. Cao Đẳng Y Tế Ninh Bình: Điều dưỡng nhi khoa.

18. V. Okon ( 1976): Những cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề, NXB GDHN. 19. I. F. Kharlamov (1978): Phát huy tính tích cực của học sinh như thế nào,

NXB GDHN.

20. Một số trang web:

- http:/www.google.com.vn - http:/www.mamnon.com

LờI CảM ƠN

Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn cô giáo Nguyễn Thị Duyên, người đã hướng dẫn em tận tình và hiệu quả giúp em hoàn thành khóa luận.

Em xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Giáo Dục Tiểu Học - Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và làm khoá luận.

Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ở bên, động viên em trong suốt quá trình học tập và làm luận văn này.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2010

Người thực hiện

LờI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khoá luận này là sự nỗ lực của bản thân cùng sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Duyên.

Kết quả nghiên cứu trong khoá luận là trung thực không trùng lặp với kết quả nghiên cứu của đề tài nào khác và chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.

Nếu kết quả cam đoan trên là sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Người thực hiện

Đỗ Thị Huệ

Đề tài: Tính chất của nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

*Mục đích, yêu cầu

- Về kiến thức:

+ Trẻ biết được một số tính chất của nước: không màu, không mùi,

không vị. Nước có thể làm tan hoặc không làm tan một số chất.

+ Nước rất có ích cho đời sống con người. Con người phải có nước mới

sống được.

- Về kĩ năng:

+ Phát triển năng lực quan sát, chú ý, ghi nhớ, phân tích, phán đoán, suy

luận.

+ Rèn luyện phẩm chất tư duy, TTC, độc lập, sáng tạo.

+ Phát triển ngôn ngữ mạch lạc và khả năng hợp tác, làm việc theo

nhóm.

- Về giáo dục: Trẻ biết giữ gìn nguồn nước sạch, bảo vệ môi trường

nước.

* Chuẩn bị:

- Chuẩn bị của cô:

+ Ba cốc nhựa có màu trắng trong suốt, có đựng nước sạch, ba chiếc đũa, đường, muối, cát, sỏi, C sủi màu cam. Các chai nước tinh khiết, băng

hình về các nguồn nước.

+ Một đĩa nhạc bài hát: “ Cho tôi đi làm mưa với”. - Chuẩn bị của trẻ: có tâm thế tốt trong tiết học.

* Các hoạt động dạy và học:

Hoạt động 1: Khởi động

- Mục tiêu:

+ ổn định tổ chức, xếp lớp hình chữ U. + Hướng trẻ vào đối tượng.

- Phương pháp: phương pháp đàm thoại, dạy học nêu vấn đề. - Hình thức: cả lớp.

- Tiến hành:

+ Cô cho trẻ hát bài: “ Cho tôi đi làm mưa với”.

+ Cô đàm thoại về nội dung bài hát. Sau đó, hướng trẻ vào nội dung bài mới.

Hoạt động 2: Khám phá khoa học - Mục tiêu:

+ Trẻ biết được một số tính chất của nước: không màu, không mùi, không vị, nước có thể làm tan hoặc không tan một số chất.

+ Trẻ biết được nước rất có ích cho đời sống của con người. Con người phải có nước mới sống được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phương pháp: phương pháp thí nghiệm, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp quan sát, phương pháp đàm thoại, giải thích, chỉ dẫn.

- Tiến hành:

a, Tổ chức cho trẻ quan sát, thảo luận nhóm

+ Giáo viên hỏi trẻ: trên màn hình có những gì? nước có ở những đâu?

Nước có ích lợi gì cho cuộc sống của con người? + Cô tổng kết: nước có ở mọi nơi, ở trong gia đình, ở sông, biển, ao, hồ, … Nước rất cần thiết cho con người, con vật và cây cối. Nếu thiếu nước mọi vật sẽ khô héo và không sống được.

b, Giáo viên tổ chức cho trẻ tìm hiểu tính chất của nước

- Giáo viên yêu cầu ba nhóm cùng quan sát, thảo luận nhóm. Hỏi trẻ:

Cô đã chuẩn bị những đồ dùng gì trên bàn?

- Giáo viên yêu cầu ba nhóm về từng góc thí nghiệm về từng góc thí

nghiệm từng góc thí nghiệm.

- Dự đoán kết quả thí nghiệm. Giáo viên hỏi trẻ: nước có màu gì? Cốc nước có mùi gì không? Cốc nước có vị gì không?

- Đại diện của từng nhóm trình bày dự đoán thí nghiệm. - Tiến hành thí nghiệm

+ Giáo viên hướng dẫn trẻ về cách làm thí nghiệm: hòa nước với muối và đường; hòa nước với cát và sỏi; hòa nước với C sủi, đổ nước tinh khiết ra cốc rồi so sánh các cốc nước với nhau về mùi, màu và vị.

+ Các nhóm trẻ làm thí nghiệm, quan sát, sau đó đưa ra nhận xét và giải thích hiện tượng.

+ Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thí nghiệm. - Tổng kết thí nghiệm.

+ Giáo viên hỏi trẻ:

Cốc nước có màu gì? có mùi gì? có vị như thế nào? vì sao? Sau khi hòa nước với các chất khác có điều gì xảy ra?

Cốc nước pha muối, đường; C sủi có tan trong nước không? Các cốc nước này sử dụng để làm gì?

+ Cô tổng kết thí nghiệm: nước không có màu, không có mùi, không có vị, có thể tan một số chất (đường, muối, C sủi…, không hòa tan một số chất ( cát, sỏi…).

- Cô cho trẻ tham quan một số nguồn nước trong trường học ( nước máy dùng để nấu ăn trong nhà bếp, nước giếng dùng để tưới cây, vườn rau…) và hỏi trẻ: nước có màu gì? nước dùng để làm gì?

- Ngoài những nguồn nước trong sân trường chúng mình còn thấy những nguồn nước có ở những đâu? chúng mình phải làm gì để có nguồn nước sạch sẽ?

Hoạt động 3: Thực hành

- Mục tiêu: củng cố kiến thức của trẻ về tính chất của nước, về tác dụng của nước.

- Phương pháp: phương pháp trò chơi, biện pháp dạo chơi và lao động. -Tiến hành:

+ Trò chơi 1: “ Đong nước” .

+ Trò chơi 2: “ Chơi với các chai nước” .

+ Kết thúc: Cho trẻ về góc thiên nhiên để chăm sóc cây, hoa.

Phụ lục 2

Để nâng cao chất lượng dạy học xin thầy ( cô ) vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau đây bằng cách đánh dấu ( X ) vào ô những ý kiến mà thầy ( cô ) cho là đúng nhất hoặc trả lời ngắn gọn.

Câu 1 : Thầy cô thường xuyên sử dụng phương pháp dạy học nào dưới đây: STT Các PPDH Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi 1 Thảo luận nhóm 2 Thí nghiệm 3 Dạy học nêu vấn đề 4 Đàm thoại 5 Trò chơi 6 Quan sát 7 PP khác (xin ghi rõ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 2: Thầy cô có nhận thức như thế nào khi sử dụng phương pháp thí nghiệm hướng dẫn trẻ 4 - 5 tuổi khám phá môi trường xung quanh theo hướng phát huy tính tích cực:

Rất cần thiết .

Cần thiết. Bình thường.

Không cần thiết.

Câu 3: Khi sử dụng phương pháp thí nghiệm hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh thầy cô thường sử dụng như thế nào?

Giáo viên không làm thí nghiệm trẻ nghe hướng dẫn cách làm. Giáo viên vừa làm thí nghiệm, vừa giảng giải, trẻ quan sát. Giáo viên hướng dẫn, trẻ tự làm.

Giáo viên không hướng dẫn, trẻ tự làm.

Câu 4: Các phương tiện, thiết bị dạy học nào dưới đây thầy cô thường sử dụng trong giờ dạy học hướng dẫn trẻ khám phá môi trường xung quanh?

STT Các PTDH Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi 1 Vật thật 2 Tranh ảnh, mô hình 3 Băng hình, máy tính 4 Đồ dùng tự làm 5 PTDH khác (xin ghi rõ)

Câu 5: Thầy cô thường sử dụng hình thức nào để hướng dẫn trẻ khám phá môi trường xung quanh.

Dạo chơi.

Tham quan. Hoạt động góc. Lao động, chơi tự do. Tổ chức các ngày lễ hội.

Hình thức khác ( xin ghi rõ ):...

Câu 6: Theo thầy cô yếu tố nào sau đây ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng khám phá môi trường xung quanh của trẻ ?

Nội dung chương trình cho trẻ làm quen với MTXQ. Phương pháp, biện pháp tổ chức của giáo viên. TTC, tự giác của trẻ .

Cơ sở vật chất phục vụ dạy học.

Câu 7 : Theo thầy cô trong những biểu hiện dưới đây, biểu hiện nào thể hiện TTC của trẻ khi sử dụng phương pháp TN khám phá MTXQ?

Ngoan ngoãn, chăm chỉ, lắng nghe cô giảng và giao nhiệm vụ. Hăng hái tham gia phát biểu ý kiến.

Luôn đặt ra câu hỏi.

Trẻ hứng thú, say mê thực hiện TN theo yêu cầu của cô. Trẻ cố gắng tiến hành đúng các quy trình TN.

Trẻ đưa ra các kết quả thí nghiệm chính xác và khoa học. Trẻ tích cực tham gia thảo luận bổ xung ý kiến của bạn. ý kiến khác (xin vui lòng ghi rõ)...

Giáo viên tổ chức cho trẻ thực hiện nhiệm vụ cụ thể nhằm vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

Trẻ tham gia vào các chương trình được giáo viên hoạch định nhằm đem lại lợi ích cho một đối tượng cụ thể.

Là mô hình dạy học, ở đó người dạy khai thác được động cơ học tập nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của trẻ.

ý kiến khác ( vui lòng ghi rõ).

Câu 9: Theo thầy cô có cần thiết hướng dẫn trẻ tham gia MTXQ theo hướng phát huy tính tích cực hay không?

Rất cần thiết. Cần thiết. Bình thường. Không cần thiết.

Xin chân thành cảm ơn thầy cô!

Phụ lục 3

Các chữ viết tắt trong luận văn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tính tích cực TTC Tính tích cực nhận thức TTCNT Môi trường xung quanh MTXQ Mẫu giáo nhỡ MGN

Cho trẻ làm quen với môi trựờng xung quanh CTLQVMTXQ Làm quen với môi trường xung quanh LQVMTXQ Thực nghiệm TN

Mục lục Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài ... 1

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ... 3

3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ... 3

4. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ... 3

5. Giả thuyết khoa học ... 3

6. Phương pháp nghiên cứu ... 3

7. Cấu trúc đề tài ... 4

NộI DUNG CHương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn ... 5

1.1. Cơ sở lí luận ... 5

1.1.1. Một số đặc điểm của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi ... 5

1.1.1.1. Một số đặc điểm thể chất của trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi ... 5

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp thí nghiệm hướng dẫn trẻ 4 5 tuổi khám phá môi trường xung quanh theo hướng phát huy tính tích cực (Trang 54)