Giáo án 1: Vật chìm – Vật nổi

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp thí nghiệm hướng dẫn trẻ 4 5 tuổi khám phá môi trường xung quanh theo hướng phát huy tính tích cực (Trang 43 - 50)

7. Cấu trúc đề tài

2.2.3.1.Giáo án 1: Vật chìm – Vật nổi

* Mục đích, yêu cầu: - Về kiến thức:

+ Trẻ biết được một số vật chìm và một số vật có thể nổi.

+ Trẻ biết xung quanh chúng ta có vật thể nổi hoặc chìm trong môi trường nước là do những đặc điểm khác nhau của chúng về trọng lượng riêng, kích thước, hình dạng.

- Về kĩ năng:

+ Trẻ lập được bảng kết quả các thử nghiệm các vật nổi, chìm trong môi trường nước bằng kí hiệu và từ đơn giản.

+ Phát triển kĩ năng lực quan sát, chú ý, ghi nhớ, phân tích, phán đoán, suy luận.

+ Rèn luyện phẩm chất tư duy, tính tích cực, độc lập, sáng tạo. + Phát triển ngôn ngữ mạch lạc và khả năng hợp tác, làm việc theo nhóm.

- Thái độ: Trẻ bộc lộ cảm xúc thích thú trước kết quả thử nghiệm của mình và bạn, hứng thú tham gia hoạt động khám phá môi trường tự nhiên. * Chuẩn bị:

+ Các đồ vật có kích thước, hình dạng, trọng lượng riêng khác nhau để so sánh theo cặp như: lông gà và hòn sỏi, nút bấc và hạt lúa, đinh sắt và thuyền giấy.

+ Các đồ vật có kích thước bằng nhau nhưng trọng lượng riêng khác nhau: bóng nhựa và bóng cao su, đĩa nhựa và đĩa sứ, muỗng nhựa và muỗng inox, bát nhựa, bát sứ.

+ Tranh lô tô về các đồ vật trên.

+ Giấy khổ to có kẻ hai cột, một cột kí hiệu mũi tên xuống (vật chìm), cột còn lại kí hiệu mũi tên lên ( vật nổi).

+ Tranh ảnh và cảnh bè gỗ nứa đang xuôi dòng trên sông, cảnh người đang qua lại trên cầu phao, ảnh mọi người tắm biển có sử dụng phao bơi, cảnh đội cứu hộ mặc áo phao đi cứu nạn dân vùng lũ lụt, cảnh tàu thuyền chạy trên sông, biển. + Giấy và bút vẽ cho các nhóm trẻ. * Các hoạt động dạy - học Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: + ổn định tổ chức, xếp lớp hình chữ U. + Hướng trẻ vào đối tượng.

- Phương pháp: phương pháp trò chơi, phương pháp đàm thoại. - Hình thức: cả lớp.

- Tiến hành:

+ Cô cho trẻ hát bài bài hát “ cho tôi đi làm mưa với”.

+ Cô cho trẻ đàm thoại về nội dung bài hát. Sau đó, cô hướng trẻ vào nội dung bài mới.

Hoạt động 2: Khám phá khoa học - Mục tiêu:

+ Trẻ biết xung quanh chúng ta có những vật thể nổi hoặc chìm trong môi trường nước là do những đặc điểm khác nhau của chúng về trọng lượng riêng, kích thước, hình dạng.

+ Trẻ lập được bảng kết quả thử nghiệm các vật nổi, chìm trong môi trường nước bằng kí hiệu và từ đơn giản.

- Phương pháp: phương pháp thí nghiệm, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp quan, sát phương pháp đàm thoại, giải thích, chỉ dẫn.

- Tiến hành:

+ Cô chia trẻ thành ba nhóm, mỗi nhóm có hai giỏ ( mỗi giỏ có dấu mũi tên đi xuống ( ) ghi kí hiệu chìm; dấu mũi tên đi lên ( ) ghi kí hiệu nổi). Sau đó, yêu cầu trẻ đến mỗi góc khám phá khoa học lấy một đồ vật bỏ vào giỏ tương ứng với đặc điểm chìm, nổi trong nước của đồ vật.

+ Sau khi, trẻ hoàn thành nhiệm vụ, cô đến từng nhóm cầm một hoặc hai đồ vật ở các giỏ ( chìm, nổi), và hỏi vì sao vật đó sẽ nổi hoặc chìm…

+ Cô cho trẻ tiến hành thí nghiệm

Giáo viên hướng dẫn trẻ về cách tiến hành thí nghiệm: Mỗi nhóm có một chậu nước, trẻ chọn một vật ở một trong hai giỏ bỏ vào thau nước, sau đó dán lô tô hình tương ứng vào cột nổi hoặc chìm tương ứng với kết quả, nếu vật nào đúng như dự đoán thì bỏ vào giỏ, vật nào sai so với dự đoán thì bỏ ra ngoài. Trẻ thử lần lượt hết vật này đến vật khác trong cả hai giỏ.

Trẻ thực hiện thí nghiệm, quan sát, nhận xét và giải thích kết quả.

+ Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thí nghiệm và giải thích kết quả. Các trẻ khác nhận xét, góp ý.

- Cô tổng kết thí nghiệm:

+ Cô cùng cả lớp kiểm tra lại kết quả của từng nhóm, nếu phát hiện kết quả nào sai, cô cho trẻ thử nghiệm lại và ghi kết quả đúng.

- Nhóm 1: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cốc nhựa Cốc thủy tinh Nút bấc Hạt thóc Đĩa nhựa Đĩa sứ

- Nhóm 2:

Nổi  Chìm 

Lông gà Hòn sỏi Bóng cao su Miếng cao su

Thìa nhựa Thìa inox

- Nhóm 3:

Nổi  Chìm 

Thuyền giấy Cái đinh sắt Bóng nhựa Hòn bi

Bát nhựa Bát sứ

+ Cô hỏi trẻ: vì sao tàu thuyền, bè gỗ, cầu phao to lớn và nặng lại nổi trên mặt nước?

Vì sao hòn sỏi, hạt lúa, gạo, hạt đậu nhỏ và nhẹ lại chìm?

+ Cô cho trẻ xem hình ảnh về các bè gỗ, nứa đang trôi trên sông, cảnh người đang qua lại trên cầu phao, cảnh mọi người tắm biển có sử dụng phao bơi, cảnh đội cứu hộ mặc áo phao đi cứu nạn dân vùng lũ lụt, cảnh tàu thuyền chạy trên sông, biển.

+ Cô hỏi trẻ: người ta đã sử dụng cao su làm thành đồ vật gì có thể trôi trên mặt nước để phục vụ đời sống con người?

* Hoạt động 3: Thực hành - Mục tiêu:

+ củng cố kiến thức của trẻ về vật chìm-vật nổi. - Phương pháp: phương pháp trò chơi.

- Tiến hành:

+ Trò chơi: thuyền giấy. + Trò chơi: chiếc cầu.

2.2.3.2. Giáo án 2: Gió

* Mục đích, yêu cầu - Về kiến thức:

+ Trẻ biết gió có ở khắp nơi, không màu, không mùi ( nhưng gió mang mùi hương đi khắp nơi) và không nắm bắt được gió.

+ Biết một số loại gió, ích lợi và tác dụng. - Về kĩ năng:

+ Trẻ phân biệt và nhận biết gió tự nhiên và nhân tạo.

+ Phát triển kĩ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ, phân tích, phán đoán, suy luận.

+ Rèn luyện phẩm chất tư duy, độc lập, sáng tạo.

+ Phát triển ngôn ngữ mạch lạc và kĩ năng hợp tác, làm việc theo nhóm. - Về giáo dục:

+ Trẻ chú ý lắng nghe, biết sắp xếp đồ dùng gọn gàng, biết phối hợp cùng các bạn.

* Chuẩn bị

- Chuẩn bị của cô:

+ Chậu nước, lá cây, lông vũ, hòn đá, 2 bức tranh giấy mỏng. + Chuẩn bị của trẻ:

+ Dây ruy băng( mỗi trẻ một sợi), một số đồ dùng đồ chơi vừa nhẹ, vừa nặng như: khối xây dựng lớn, ống thổi, bong bóng... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Các hoạt động dạy - học: Hoạt động 1: Khởi động. - Mục tiêu:

+ Hướng trẻ vào đối tượng.

- Phương pháp: phương pháp trò chơi, phương pháp đàm thoại. - Hình thức: cả lớp.

- Tiến hành:

+ Giáo viên cho trẻ chơi trò chơi “ gió thổi”.

+ Cô đàm thoại với trẻ về nội dung trò chơi. Sau đó, cô hướng trẻ vào nội dung bài mới.

Hoạt động 2: Khám phá khoa học. - Mục tiêu:

+ Trẻ phân biệt và nhận biết gió tự nhiên và gió nhân tạo.

+ Trẻ biết gió có ở khắp nơi, không màu, không mùi ( nhưng gió mang mùi đi khắp nơi), và không nắm bắt được gió.

+ Biết một số loại gió, ích lợi và tác hại.

- Phương pháp: phương pháp thí nghiệm, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp quan sát, phương pháp đàm thoại, giải thích, chỉ dẫn.

- Tiến hành:

a. Thí nghiệm vật nào bay được, vật nào không bay được:

+ Cô chia trẻ thành 3 nhóm. Sau đó, yêu cầu trẻ quan sát 3 vật mẫu: tờ giấy mỏng, lông chim và hòn đá nhỏ trên bàn và hỏi trẻ:

+ Sau đó cô hỏi trẻ: “ Nếu cô thổi vào ba vật, con thấy có điều gì xảy ra?”

+ Đại diện của từng nhóm trình bày dự đoán kết quả thí nghiệm. - Cô cho trẻ tiến hành thí nghiệm.

+ Giáo viên hướng dẫn trẻ làm thí nghiệm: trẻ thổi những đồ vật trên bàn ( tờ giấy mỏng, lông chim, hòn đá).

+ Các nhóm làm thí nghiệm, quan sát và giải thích.

+ Đại diện của từng nhóm lên trình bày kết quả thí nghiệm, các trẻ khác nhận xét.

- Cô tổng kết thí nghiệm.

Các vật có thể bay được: lông chim, tờ giấy mỏng. Các vật không bay được: hòn đá

- Cô kết luận: Vật bay được hay không bay được là do tốc độ của gió và trọng lượng của vật.

+ Tại sao lá cây lại bay đi khắp nơi được? + Chúng ta gọi đó là gió gì?

- Cô kết luận: lá cây bay đi khắp nơi được vì có gió thổi. Con người gọi đó là gió tự nhiên.

b. Thí nghiệm tạo ra gió:

- Cô hỏi trẻ: chúng ta có thể tạo ra gió không? chúng mình tạo ra gió bằng những cách nào? chúng ta gọi đó là gió gì?

- Giáo viên cầm sợi dây ruy băng cho trẻ quan sát và hỏi trẻ: + Khi cô thổi nhẹ dây ruy băng sẽ như thế nào?

+ Khi cô thổi mạnh dây ruy băng sẽ như thế nào? + Dây ruy băng có mùi gì, màu gì, vị gì không?

+ Đại diện từng nhóm trẻ trình bày dự đoán thí nghiệm. - Cô cho trẻ tiến hành thí nghiệm.

+ Giáo viên hướng dẫn: cầm một sợi dây ruy băng thổi nhẹ và thổi mạnh rồi tự nhận xét, hướng dẫn trẻ ngửi, nhìn xem gió có mùi gì, màu gì. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các nhóm trẻ làm thí nghiệm, quan sát và nhận xét. + Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thí nghiệm. - Cô tổng kết thí nghiệm:

+ Cô thổi nhẹ sợi dây ruy băng sẽ bay gần và thổi mạnh sợi dây ruy băng sẽ bay xa hơn.

+ Cô cho trẻ biết dây ruy băng không mùi, không vị. + Cô hỏi trẻ: gió có ở đâu? tại sao con biết?

+ Mỗi nhóm chọn 3 đồ vật và cho gió tác động vào và cùng cô xem kết quả.

- Kết luận: Con người có thể tạo ra gió bằng nhiều cách khác nhau: thổi, quạt, …

c. Trò chuyện về lợi ích và tác hại của gió.

+ Gió cần thiết cho đời sống của chúng ta không? vì sao?

+ Gió gây tác hại cho chúng ta không? chúng ta có thể giảm bớt tác hại của gió không?

- Cô tổng kết: chúng ta có thể trồng cây, xây nhà to, chắc chắn để ngăn tác hại của gió.

Hoạt động 3: Thực hành. - Mục tiêu:

+ Cung cấp kiến thức cho trẻ về gió. - Phương pháp: phương pháp trò chơi.

- Tiến hành: chia trẻ thành 2 nhóm, cho trẻ đặt tên nhóm và thi đua: + Nhóm 1: chọn những đồ vật mà gió thổi nhẹ và thổi mạnh không bay được

+ Nhóm 2: chọn những đồ vật mà gió thổi mạnh hoặc thổi nhẹ bay được.

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp thí nghiệm hướng dẫn trẻ 4 5 tuổi khám phá môi trường xung quanh theo hướng phát huy tính tích cực (Trang 43 - 50)