Thực trạng về việc sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học trong

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp thí nghiệm hướng dẫn trẻ 4 5 tuổi khám phá môi trường xung quanh theo hướng phát huy tính tích cực (Trang 35)

7. Cấu trúc đề tài

1.2.3.Thực trạng về việc sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học trong

các giờ học ở trường mầm non

Biểu đồ 3: Thực trạng về việc sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học trong các giờ học ở trường mầm non

Mức độ sử dụng

90 10 78 32 55 45 66 34 45 55 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 TAMH GV,MV VT HCTL TBHĐ Thường xuyờn Thỉnh thoảng

Qua biểu đồ trên ta thấy được kết quả sử dụng các loại phương tiện,

thiết bị dạy học trong các trường mầm non như sau:

90% Giáo viên thường xuyên sử dụng tranh ảnh mô hình; giấy, màu vẽ có 78% giáo viên sử dụng. Các loại phương tiện dạy học này làm giảm TTCNT của trẻ. Bởi vì, tranh vẽ chưa phản ánh được bản chất thực của đối tượng như không đầy đủ các bộ phận hay một số bộ phận bị che lấp ở bên trong. Tranh tô bằng màu sáp nên chưa hấp dẫn, sinh động.

55% Giáo viên sử dụng vật thật trong dạy học. Như vậy, giáo viên đã có ý thức, vai trò của vật thật đối với việc phát huy TTCNT của trẻ. Bởi vì, vật thật phản ánh đầy đủ bản chất thực của đối tượng. Tuy nhiên, trong quá trình dạy học giáo viên chưa đi sâu khai thác giá trị của vật thật.

66% Giáo viên sử dụng các học cụ tự làm như: rối tay, rối dẹt… làm cho giờ học hấp dẫn, thu hút trẻ.

45% Giáo viên sử dụng các thiết bị hiện đại như: máy chiếu, băng hình, băng tiếng. Các phương tiện này rất có ích đối với giờ học LQVMTXQ như: giúp trẻ thấy được vòng tuần hoàn của mưa hay sự phát triển của cây. Tuy nhiên, các thiết bị này còn phụ thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất của từng trường, từng địa phương cũng như trình độ của giáo viên ở trường đó.

qua đây, chúng ta thấy được việc sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học trong các giờ học ở trường mầm non vẫn chưa đạt hiệu quả cao. Vì vậy, cần phải có sự hỗ trợ của các địa phương, cũng như vai trò của các giáo viên mầm non để nâng cao TTCNT của trẻ.

1.2.4. Nhận thức của giáo viên mầm non về việc sử dụng phương pháp thí nghiệm hướng dẫn trẻ khám phá MTXQ theo hướng phát huy TTC

Khi điều tra ý kiến của một số giáo viên mầm non về việc cần thiết phải sử dụng phương pháp thí nghiệm hướng dẫn trẻ khám phá MTXQ theo hướng phát huy TTC của trẻ thì ( 96%) giáo viên cho rằng: Đây là phương pháp rất cần thiết và quan trọng. Bởi vì, thông qua phương pháp thí nghiệm trẻ được làm các nhà khám phá khoa học thực sự, tự tìm ra được kết quả và hiểu rõ hơn về bản chất của sự vật hiện tượng. Tuy nhiên, một số giáo viên mầm non cho rằng phương pháp thí nghiệm trong dạy học không quan trọng, không cần thiết. Bởi lẽ, phương pháp thí nghiệm chiếm nhiều thời gian và sử dụng nhiều đồ dùng, phương tiện học tập. Ngoài ra, giáo viên nghĩ phương pháp này không đảm bảo an toan đối với trẻ, khó thực hiện, không dễ dàng tổ chức cho

trẻ tham gia vào các hoạt động nhóm để đạt kết quả cao.

Bên cạnh đó, có một số ý kiến cho rằng phương pháp thí nghiệm sẽ phát huy TTCNT của trẻ. Trẻ say mê hoạt động, hứng thú với giờ học. Trẻ tích cực cùng cô tiến hành quy trình thí nghiệm theo nhóm và đưa ra những kết quả thí nghiệm chính xác.

Giáo viên nhận thấy rằng: Khi sử dụng phương pháp thí nghiệm để khám phá MTXQ có một số trẻ chưa chú ý. Bởi vì, trẻ còn nhìn lên các góc chơi, hay nói chuyện với bạn. Nhưng khi giáo viên đến các nhóm hướng dẫn thì trẻ lại hứng thú tiến hành thí nghiệm.

Ngoài ra, giáo viên có ý kiến khi sử dụng phương pháp thí nghiệm theo mức độ 1 và mức độ 2 sẽ hạn chế đáng kể TTCNT của trẻ đối với hoạt động nhận biết, khám phá MTXQ. Chính vì vậy, giáo viên cho rằng sử dụng phương

pháp thí nghiệm ở mức độ 3 theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ thì giờ học sẽ đạt kết quả cao.

Qua kết quả điều tra có thể thấy giáo viên mầm non đã có những nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải sử dụng phương pháp thí nghiệm theo hướng phát huy TTC.

Tóm lại: Qua quá trình điều tra giáo viên tham gia trực tiếp giảng dạy

và quan sát, phân tích thực trạng tổ chức cho trẻ mẫu giáo sử dụng phương pháp thí nghiệm khám phá MTXQ theo hướng phát huy TTC cho thấy: ( 96%) giáo viên đã nhận thức được việc cần thiết sử dụng phương pháp thí nghiệm phát huy TTC của trẻ trong giờ học LQVMTXQ, giáo viên đã hiểu được thế nào là dạy học phát huy TTC của trẻ. Nhưng khi tổ chức hoạt động này, giáo viên còn chưa phát huy được thế mạnh của phương pháp thí nghiệm để giúp trẻ phát huy được TTC, khả năng sáng tạo của bản thân. Bên cạnh đó, các phương tiện mà giáo viên sử dụng chưa đa dạng. Do vậy, hiệu quả của giờ học sử dụng phương pháp thí nghiệm khám phá MTXQ chưa cao. Nhìn chung việc dạy học của giáo viên chỉ dừng lại ở việc truyền tải kiến thức từ cô đến trẻ nên vẫn tồn tại kiểu dạy đồng loạt. Phương pháp áp đặt, cô chưa phải là người tổ chức, định hướng của trẻ trong hoạt động, trẻ chưa phải là chủ thể của hoạt động học tập để tự chiếm lĩnh kiến thức.

Trong quá trình sử dụng phương pháp thí nghiệm hướng dẫn trẻ khám phá MTXQ giáo viên cũng phải gặp một số khó khăn như: Số trẻ trong lớp quá đông, không gian chật hẹp, cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Nếu khắc phục được những khó khăn trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên tổ chức hoạt động này.

Chương 2 : Sử dụng phương pháp thí nghiệm hướng dẫn trẻ 4 - 5 tuổi khám phá MTXQ theo hướng

phát huy tính tích cực 2.1. Các nguyên tắc sử dụng phương pháp thí nghiệm

* Phải đảm báo an toàn.

- Các chất độc dễ nổ không dùng lượng lớn.

- Thận trọng, nghiêm túc theo đúng các quy định về bảo hiểm.

- Các đồ dùng, nguyên vật liệu dùng trong thí nghiệm phải an toàn với trẻ.

* Phải đảm bảo thành công.

- Nắm vững kĩ thuật thí nghiệm. - Thao tác nhanh chóng, khéo léo.

* Thí nghiệm phải rõ ràng, trẻ phải quan sát đầy đủ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thí nghiệm không bị che lấp. - Dụng cụ dễ nhìn.

- Dùng phông màu sắc thích hợp.

* Các thí nghiệm phải đơn giản, dụng cụ phải gọn gàng, mĩ thuật, đảm bảo tính khoa học.

* Tốn ít thời gian.

* Số lượng thí nghiệm trong một bài nên vừa phải. * Phải phối hợp chặt chẽ thí nghiệm với bài giảng.

2.2. Quy trình sử dụng phương pháp thí nghiệm hướng dẫn trẻ 4 - 5 tuổi khám phá MTXQ theo hướng phát huy TTC

2.2.1. Quy trình thiết kế hoạt động sử dụng phương pháp thí nghiệm hướng dẫn trẻ 4 - 5 tuổi khám phá MTXQ theo hướng phát huy TTC

- Xác định mục đích: Khi tổ chức thí nghiệm cho trẻ cần xác định mục đích cụ thể của mỗi thí nghiệm. Mục đích thí nghiệm được cụ thể hoá bằng các nhiệm vụ. Nhiệm vụ thí nghiệm do giáo viên đặt ra hoặc do giáo viên giúp trẻ tự xác định. Nhiệm vụ phải rõ ràng, được xác định theo trình tự nhất định. Việc giải quyết nhiệm vụ nhận thức đòi hỏi sự tìm tòi tích cực: phân tích, đối chiếu cái đã biết với cái chưa biết, đưa ra kết luận về nguyên nhân của hiện tượng, lựa chọn biện pháp giải quyết, các điều kiện và việc tổ chức thí nghiệm.

- Xây dựng kế hoạch:

+ Thời gian: Tuỳ từng loại thí nghiệm mà giáo viên xác định thời gian cần thiết để tiến hành thí nghiệm cho phù hợp. Thí nghiệm có thể diễn ra trong thời gian ngắn như những thí nghiệm đơn giản “ tính chất của nước”. Đối với loại thí nghiệm này, giáo viên gợi cho trẻ tập trung, chú ý, quan sát, phát hiện và thảo luận đi tới kết quả ngay. Thí nghiệm ngắn hạn có thể diễn ra trong khoảng thời gian 10 - 15 phút. Hay những thí nghiệm có thể diễn ra trong khoảng thời gian dài như các loại thí nghiệm phức tạp “ cây xanh với môi trường sống”. Giáo viên nên chọn các thời điểm thích hợp để cho trẻ quan sát trong thời gian dài hạn. Thí nghiệm dài hạn có thể diễn ra trong khoảng thời gian một tuần.

+ Địa điểm: Địa điểm làm thí nghiệm là khoảng không gian cần thiết có thể tổ chức: lớp học, sân trường, gia đình,....

+ Dự kiến một số tình huống có thể xảy ra khi tiến hành thí nghiệm. - Đồ dùng thí nghiệm:

+ Nguyên vật liệu tự nhiên: sỏi, cát, muối, nước, hạt cây, ... + Nguyên vật liệu nhân tạo: cốc, thìa, chai, lọ, ...

Bước 2: Cách tiến hành

- Dự đoán kết quả thí nghiệm: Giáo viên có thể cho trẻ dự đoán kết quả hoặc đưa ra những giả thiết trước khi cho trẻ tiến hành thí nghiệm.

+ Tổ chức: Giáo viên có thể chia trẻ thành các nhóm thực hiện thí nghiệm, giao đồ dùng thí nghiệm cho các nhóm.

+ Hướng dẫn: Giáo viên hướng dẫn quy trình tiến hành thí nghiệm. - Các nhóm thực hiện thí nghiệm, quan sát thí nghiệm đưa ra nhận xét và giải thích hiện tượng.

- Cho từng nhóm trẻ báo cáo kết quả thí nghiệm, so sánh với dự đoán ban đầu. Các trẻ khác nhận xét, góp ý.

Bước 3: Kết luận

Giáo viên tổng kết thí nghiệm, rút ra kiến thức chung.

Ví dụ: Thí nghiệm về tính chất của nước.

Bước 1: Chuẩn bị - Xác định mục đích:

+ Trẻ biết được một số tính chất của nước: không màu, không mùi, không vị. Nước có thể làm tan hoặc không làm tan một số chất.

- Xây dựng kế hoạch:

+ Thời gian: Đây là thí nghiệm ngắn hạn nên diễn ra trong khoảng thời gian 10 - 15 phút.

+ Địa điểm: Lớp học.

+ Dự kiến một số tình huống có thể xảy ra khi tiến hành thí nghiệm. - Đồ dùng thí nghiệm:

+ Nguyên vật liệu tự nhiên: sỏi, cát, nước.

+ Nguyên vật liệu nhân tạo: ba cốc nhựa trong suốt, đường, muối, C sủi màu cam, các chai nước tinh khiết, băng hình về các nguồn nước, đĩa nhạc bài hát “ cho tôi đi làm mưa với”.

Bước 2: Cách tiến hành (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Dự đoán kết quả thí nghiệm. Giáo viên hỏi trẻ: nước có màu gì? cốc nước có mùi gì không? cốc nước có vị gì không?

- Tổ chức và hướng dẫn thực hiện thí nghiệm. + Tổ chức: Giáo viên chia trẻ thành ba nhóm.

+ Hướng dẫn: Giáo viên hướng dẫn trẻ về cách làm thí nghiệm: hòa nước với muối và đường; hòa nước với cát và sỏi; hòa nước với C sủi, đổ một hộp sữa ra cốc, sau đó quan sát màu giữa các cốc nước và so sánh với cốc nước lọc, ngửi các cốc và so sánh với cốc nước lọc, nếm các cốc nước C sủi, nước đường, nước muối, nước tinh khiết và so sánh chúng với nhau. Các nhóm làm thí nghiệm và quan sát thí nghiệm. Sau đó, trẻ đưa ra nhận xét và giải thích hiện tượng.

- Cho từng nhóm trẻ báo cáo kết quả thí nghiệm, so sánh với dự đoán ban đầu. Các trẻ khác nhận xét, góp ý.

Bước 3: Kết luận

+ Giáo viên hỏi trẻ:

Cốc nước có màu gì? có mùi gì? có vị như thế nào? vì sao? Sau khi hòa nước với các chất khác có điều gì xảy ra?

Các chất muối, đường; C sủi có tan trong nước không? Các cốc nước này sử dụng để làm gì? Những chất nào không tan trong nước?

+ Cô tổng kết thí nghiệm: nước không có màu, không có mùi, không có vị, có thể tan một số chất ( đường, muối, C sủi…), không hòa tan một số chất ( cát, sỏi…).

2.2.2. Một số nội dung trong chương trình CTLQVMTXQ sử dụng phương pháp thí nghiệm dạy học theo hướng phát huy tính tích cực pháp thí nghiệm dạy học theo hướng phát huy tính tích cực

Một số nội dung có thể sử dụng phương pháp thí nghiệm:

- Chủ đề thế giới thực vật: cây xanh; một số loại hoa- quả; một số loại rau.

- Chủ đề thế giới động vật: một số con vật nuôi trong gia đình, một số con vật sống trong rừng; động vật sống dưới nước (cá); côn trùng; chim.

- Các nguyên liệu của thiên nhiên vô sinh và những động vật gần gũi xung quanh: thí nghiệm với nước, với không khí, với gió, với ánh sáng, với các chất khác có ở xung quanh.

- Thí nghiệm với đồ vật: vật nổi, vật chìm, ...

Trong các bài này, giáo viên có thể căn cứ vào điều kiện của từng địa phương để lựa chọn địa phương cho phù hợp.

2.2.3. Một số giáo án mẫu có sử dụng phương pháp thí nghiệm theo hướng phát huy tính tích cực của trẻ phát huy tính tích cực của trẻ

2.2.3.1. Giáo án 1: Vật chìm - Vật nổi

* Mục đích, yêu cầu: - Về kiến thức:

+ Trẻ biết được một số vật chìm và một số vật có thể nổi.

+ Trẻ biết xung quanh chúng ta có vật thể nổi hoặc chìm trong môi trường nước là do những đặc điểm khác nhau của chúng về trọng lượng riêng, kích thước, hình dạng.

- Về kĩ năng:

+ Trẻ lập được bảng kết quả các thử nghiệm các vật nổi, chìm trong môi trường nước bằng kí hiệu và từ đơn giản.

+ Phát triển kĩ năng lực quan sát, chú ý, ghi nhớ, phân tích, phán đoán, suy luận.

+ Rèn luyện phẩm chất tư duy, tính tích cực, độc lập, sáng tạo. + Phát triển ngôn ngữ mạch lạc và khả năng hợp tác, làm việc theo nhóm.

- Thái độ: Trẻ bộc lộ cảm xúc thích thú trước kết quả thử nghiệm của mình và bạn, hứng thú tham gia hoạt động khám phá môi trường tự nhiên. * Chuẩn bị:

+ Các đồ vật có kích thước, hình dạng, trọng lượng riêng khác nhau để so sánh theo cặp như: lông gà và hòn sỏi, nút bấc và hạt lúa, đinh sắt và thuyền giấy.

+ Các đồ vật có kích thước bằng nhau nhưng trọng lượng riêng khác nhau: bóng nhựa và bóng cao su, đĩa nhựa và đĩa sứ, muỗng nhựa và muỗng inox, bát nhựa, bát sứ.

+ Tranh lô tô về các đồ vật trên.

+ Giấy khổ to có kẻ hai cột, một cột kí hiệu mũi tên xuống (vật chìm), cột còn lại kí hiệu mũi tên lên ( vật nổi). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tranh ảnh và cảnh bè gỗ nứa đang xuôi dòng trên sông, cảnh người đang qua lại trên cầu phao, ảnh mọi người tắm biển có sử dụng phao bơi, cảnh đội cứu hộ mặc áo phao đi cứu nạn dân vùng lũ lụt, cảnh tàu thuyền chạy trên sông, biển. + Giấy và bút vẽ cho các nhóm trẻ. * Các hoạt động dạy - học Hoạt động 1: Khởi động - Mục tiêu: + ổn định tổ chức, xếp lớp hình chữ U. + Hướng trẻ vào đối tượng.

- Phương pháp: phương pháp trò chơi, phương pháp đàm thoại. - Hình thức: cả lớp.

- Tiến hành:

+ Cô cho trẻ hát bài bài hát “ cho tôi đi làm mưa với”.

+ Cô cho trẻ đàm thoại về nội dung bài hát. Sau đó, cô hướng trẻ vào nội dung bài mới.

Hoạt động 2: Khám phá khoa học - Mục tiêu:

+ Trẻ biết xung quanh chúng ta có những vật thể nổi hoặc chìm trong môi trường nước là do những đặc điểm khác nhau của chúng về trọng lượng riêng, kích thước, hình dạng.

+ Trẻ lập được bảng kết quả thử nghiệm các vật nổi, chìm trong môi trường nước bằng kí hiệu và từ đơn giản.

- Phương pháp: phương pháp thí nghiệm, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp quan, sát phương pháp đàm thoại, giải thích, chỉ dẫn.

- Tiến hành:

+ Cô chia trẻ thành ba nhóm, mỗi nhóm có hai giỏ ( mỗi giỏ có dấu mũi

Một phần của tài liệu Sử dụng phương pháp thí nghiệm hướng dẫn trẻ 4 5 tuổi khám phá môi trường xung quanh theo hướng phát huy tính tích cực (Trang 35)