Xuất quy trình dạy học môn Khoa học lớp 4 bằng PPBTNB

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học khoa học lớp 4 (Trang 49)

8. Cấu trúc đề tài

3.2.xuất quy trình dạy học môn Khoa học lớp 4 bằng PPBTNB

- Xác định mục tiêu bài học

- Dự kiến các hình thức tổ chức HS hoạt động (nhóm/cá nhân…) trong quá trình tổ chức HS học tập bằng PPBTNB.

- Dự kiến và chuẩn bị các đồ dùng, phương tiện học tập: (1) GV chuẩn bị đồ dùng dạy học cần thiết; (2) HS chuẩn bị các đồ dùng học tập theo yêu cầu cầu của GV

- Dự kiến thời gian, địa điểm, các tình huống và phương án giải quyết.

Phần 2: Tiến hành: Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm, bản chất của PPBTNB

cũng như đặc điểm của môn Khoa học 4, người nghiên cứu đã xây dựng quy trình dạy học môn Khoa học 4 bằng PPBTNB theo các bước: (1) Đưa tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề, (2) Nêu ý kiến và xây dựng thành giả thuyết khoa học, (3) Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - kiểm tra giả thuyết, (4) Trình bày, báo cáo,

nêu kết luận về giải thuyết.

Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề: Thực chất đây

là bước kích thích tính tò mò, thích tìm tòi, nghiên cứu của HS. Tình huống xuất phát là tình huống có vấn đề cần giải quyết do GV chủ động đưa ra sau khi gây được sự tò mò, hứng thú với HS là một cách dẫn nhập vào bài học. Tình huống xuất phát phải ngắn gọn, dễ hiểu đối với HS và có lồng ghép các câu hỏi nêu vấn đề. Tình huống xuất phát càng rõ ràng thì việc dẫn nhập cho câu hỏi nêu vấn đề càng dễ. GV phải dùng câu hỏi mở, tuyệt đối không được dùng câu hỏi đóng (trả lời có hoặc không) đối với câu hỏi nêu vấn đề.

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp tình huống xuất phát có thể chính là các câu hỏi nêu vấn đề. Ví dụ về các tình huống và câu hỏi nếu vấn đề như:

Khoa học 4:

- Bài 20: “Nước có những tính chất gì?” - Thường ngày chúng ta tiếp xúc với

nước. Vậy theo chúng ta, nước có những tính chất gì?

- Bài 22: Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? (Dùng tên của bài làm câu hỏi).

- Bài 27: Một số cách lọc nước: GV đưa ra chai nước và nói: Đây là chai nước đã bị nhiễm bẩn, vậy theo các em trong chai nước này có những gì? (HS: Có cát bụi, đất, vi trùng, các chất độc hại). Sau đó GV nói tiếp: “Vậy liệu chúng ta có thể làm sạch chai nước này được không? (HS: có). Theo các em thì lọc bằng cách nào?

Bước 2: Nêu ý kiến và xây dựng thành giả thuyết khoa học (dựa trên quá trình nhận thức cảm tính): Làm cho HS bộc lộ, nêu được ý kiến về vấn đề mà GV

vừa đưa ra (ở bước 1) để từ đó hình thành các giả thuyết của HS là bước quan trọng, đặc trưng của PPBTNB. Từ những khác biệt và phong phú về ý kiến ban đầu của HS, GV khuyến khích, gợi mở để HS đề xuất câu hỏi, nêu ý kiến về vấn đề đặt ra. Chú ý xoáy sâu vào những sự khác biệt liên quan đến kiến thức trọng tâm của bài học. Đây là môt bước khá khó khăn vì GV cần phải chọn lựa các biểu tượng ban đầu tiêu biểu trong hàng chục biểu tượng của HS một cách nhanh chóng theo mục đích dạy học, đồng thời linh hoạt định hướng thảo luận của HS nhằm giúp các em đề xuất câu hỏi từ những khác biệt đó theo ý đồ dạy học.

- GV khuyến khích, yêu cầu HS/nhóm HS thảo luận, nêu các ý kiến, thắc mắc, câu hỏi; từ đó đưa ra giả thuyết cho vấn đề cần tìm hiểu. GV cùng HS lựa chọn những giả thuyết phù hợp.

- Khi yêu cầu HS trình bày ý kiến, GV có thể yêu cầu bằng nhiều hình thức biểu hiện của HS như có thể là bằng lời nói (thông qua phát biểu cá nhân), bằng cách viết hay vẽ để biểu hiện suy nghĩ.

Ví dụ 1: Bài “Thực vật cần gì để sống ?” (KH 4), vấn đề đặt ra là “Cây

cần gì để sống?”. HS có thể đặt câu hỏi xung quanh vấn đề này: + Cây có ăn đất không?

+ Cây lấy những gì ở trong đất?

+ Cây cần không khí và ánh sáng không?

+ Cây sống có thể sống được nếu như không có nước không? + Vì sao người ta lại bón phân, tưới nước?

+ Vì sao mẹ thường nói, trồng cây trong bóng rậm thì cây chậm lớn?

Sau đó, các em có thể đưa ra những biểu tượng ban đầu về nhu cầu của cây như sau :

+ Cây không cần đất để sống.

+ Theo tôi, cây không cần không khí để sống. Nó chỉ cần đất và nước thôi. + Cây cần đất để sống. Bởi vì trong đất có nước và có những chất cây ăn được nhưng tôi không biết chúng là những chất gì.

+ Có lẽ cây cũng cần ánh sáng.

+ Cây không cần không khí, bởi vì cây không thở như người…

Ví dụ 2: Bài “Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?” (KH4). GV (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cho HS quan sát những đám mây trên bầu trời, đưa ra vấn đề là “Mây được hình thành như thế nào?”. HS có thể đặt câu hỏi xung quanh vấn đề này là :

+ Những đám mây có phải là khói không? + Hơi nước bốc lên rồi nó đi đâu?

+ Vì sao khi có nhiều mây thì có mưa còn vắng mây thì không? + Liệu ở trên đó có lạnh không?

Sau đó các em có thể đưa ra những giả thuyết sau : + Các đám mây được hình thành là do khói.

+ Có lẽ những đám mây đó là nước nhưng nếu là nước thì tại sao nó không rơi cả đám xuống vì nó rất nặng.

+ Những đám mây đó là nước nhưng không biết nước từ đâu ra.

+ Hơi nước bốc lên rồi ngưng tụ ở đó tạo thành mây, vì nước có sự bốc hơi lên cao. Nhiều nơi bốc hơi như thế thành nhiều hơi nước và chúng gặp nhau ở trên đó.

Bước 3: Tiến hành thực nghiệm, kiểm tra giả thuyết

- Yêu cầu HS/nhóm HS thảo luận về các phương án kiểm tra giả thuyết; đề xuất các phương án và lựa chọn những phương án khả thi, có thể tiến hành. Ở phần

này, GV có thể thông báo trước cho HS những vật liệu hiện có của lớp học để các em dựa vào đó mà đề xuất phương án thí nghiệm.

Ví dụ: Vấn đề: Điều gì sẽ xảy với những hạt đường khi ta bỏ chúng vào trong một cốc nước? Các em có thể đưa ra giả thuyết là nước sẽ làm mất hình dạng của

đường. Để kiểm tra giả thuyết này các em có thể đưa phương án thí nghiệm như

sau: HS phải tiến hành đổ những hạt đường đó vào cốc nước, sau đó lấy chiếc thìa khuấy thì những hạt đường đó biến mất. Vật liệu là: đường, một cốc nước và một

cái thìa.

Ví dụ: Bài “Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?”. Có thể có những nhóm HS cho rằng do hơi nước bốc lên gặp lạnh nó tạo thành mây. Sau đó

các em đưa ra phương án thí nghiệm là:

+ Đổ nước nóng vào một cái bình, sau đó lấy một cái nắp đậy lại. Sau một lúc đưa ra quan sát thì thấy những giọt nước đọng lại ở dưới nắp  Những vật liệu cần là: 1 cái bình có nắp, nước nóng.

+ Dùng một cốc thủy tinh, trong đó đựng những cục nước đá, để sau một thời gian ta thấy ngoài bình xuất những giọt nước li ti. Đó là hiện tượng hơi nước gặp lạnh tạo thành mây, ngưng tụ dần thành những giọt nước rồi rơi xuống gây ra mưa  Những vật liệu cần là: 1 cốc thủy tinh, một số cục nước đá và một cái bát để đựng cái cốc.

- Từ các phương án kiểm tra giả thuyết HS đã nêu; GV yêu cầu và định hướng HS/nhóm HS tiến hành thí nghiệm, thực nghiệm (theo phương án đã lựa chọn) để kiểm tra giả thuyết.

Trước khi HS tiến hành thí nghiệm, thực nghiệm, GV nêu rõ yêu cầu và mục đích thí nghiệm hoặc yêu cầu HS cho biết mục đích của thí nghiệm chuẩn bị tiến hành. Sau đó GV mới phát các dụng cụ và vật liệu thí nghiệm tương ứng với hoạt động. Trong quá trình thí nghiệm, GV sẽ quan sát HS làm, HS vừa làm vừa quan sát kết quả thí nghiệm sau đó GV sẽ lại nêu câu hỏi cho kết quả đó,tạo ra tình huống có vấn đề cần HS giải quyết. Đây là cách làm của một nhà nghiên cứu thực

thụ, đặc trưng cho PPBTNB. Trong quá trình HS thực hiện thí nghiệm, thực nghiệm; GV cần chú ý theo dõi và giúp đỡ HS (nếu cần).

Bước 4: Trình bày, báo cáo, nêu kết luận về giả thuyết: Sau khi thực hiện

thực thí nghiệm, thực nghiệm nghiên cứu -kiểm chứng (bước 3); các câu trả lời dần dần được giải quyết, các giả thuyết được kiểm chứng, kiến thức được hình thành, tuy nhiên vẫn chưa có hệ thống hoặc chưa chuẩn xác một cách khoa học. GV có nhiệm vụ tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để HS ghi lại vào vở, coi như kiến thức của bài học. GV khắc sâu lại kiến thức cho HS bằng cách cho HS đối chiếu lại với các ý kiến ban đầu. Như vậy từ những quan niệm ban đầu (có thể khác biệt với kết luận khoa học), sau quá trình thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu - kiểm chứng; chính HS tự phát hiện ra mình sai hay đúng mà không phải do GV nhận xét một cách áp đặt, từ đó mà các em thay đổi hoặc điều chỉnh một cách chủ động. Những thay đổi này sẽ giúp HS ghi nhớ lâu hơn, khắc sâu khiến thức.

- Yêu cầu HS/nhóm HS thuyết trình, báo cáo kết quả thí nghiệm, thực nghiệm tìm tòi - kiểm chứng đã thực hiện (bước 3).

- HS rút ra kết luận về giả thuyết khoa học; chủ động điều chỉnh nhận thức của bản thân; GV giúp HS chính xác hóa và kết luận chung về vấn đề tìm hiểu. 3.3. Một số bài trong môn Khoa học lớp 4 sử dụng PPBTNB đạt hiệu quả

Từ việc tìm hiểu nội dung SGK môn Khoa học lớp 4, người nghiên cứu đã lựa chọn được một số bài vận dụng PPDH bàn tay nặn bột đạt hiệu quả như sau:

Bài 2-3: Trao đổi chất ở người

Bài 20 : Nước có những tính chất gì? Bài 21 : Ba thể của nước

Bài 22 : Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? Bài 23 : Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên Bài 27 : Một số cách làm sạch nước

Bài 30 : Làm thế nào để biết có không khí? Bài 31 : Không khí có những tính chất gì? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bài 32 : Không khí gồm những thành phần nào? Bài 35: Không khí cần cho sự cháy

Bài 36 : Không khí cần cho sự sống Bài 37 : Tại sao có gió?

Bài 41 : Âm thanh

Bài 42 : Sự lan truyền của âm thanh Bài 45 : Ánh sáng

Bài 46 : Bóng tối

Bài 47 : Ánh sáng cần cho sự sống Bài 50 -51 : Nóng lạnh và nhiệt độ Bài 52 : Vật dẫn nhiệt và vật cách nhiệt Bài 55 -56 : Ôn tập: Vật chất và năng lượng Bài 57 : Thực vật cần gì để sống?

Bài 60 : Nhu cầu không khí của thực vật Bài 61 : Trao đổi chất ở thực vật

Bài 62 : Động vật cần gì để sống Bài 64: Trao đổi chất ở động vật

3.4. Minh hoạ thiết kế kế hoạch bài học trong môn Khoa học lớp 4 bằng PPBTNB

BÀI 30: KHÔNG KHÍ CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT GÌ?

I. Mục tiêu: HS có khả năng:

- Phát hiện ra một số tính chất của không khí bằng cách: + Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của không khí

+ Làm thí nghiệm chứng minh không khí không có hình dạng nhất định, không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.

- Nêu một số ví dụ về việc ứng dụng một số tính chất của không khí trong đời sống.

II. Đồ dùng dạy học: - SGK

- Bóng bay, ống phốc đủ cho các nhóm III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

1. Hoạt động 1: Phát hiện màu, mùi, vị và hình dạng của không khí 1.1. Đưa ra tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề:

- GV tổ chức trò chơi “Quả bóng khổng lồ”, mỗi tổ cử 3 bạn tham gia trò chơi. Cách chơi: GV phát cho mỗi tổ 10 quả bóng bay với hình dạng khác nhau, trong 1 phút tổ nào thổi được nhiều quả bóng nhất, to nhất và không bị vỡ sẽ giành chiến thắng.

HS tham gia nhiệt tình dưới sự cổ vũ của các bạn trong lớp. Kết thúc trò chơi GV sẽ công bố đội thắng cuộc.

- GV: Trò chơi mà cả lớp vừa tham gia có liên quan đến một bài có trong chương trình học môn Khoa học lớp 4 của chúng ta. Bài học có tên Không khí có những tính chất gì?

- GV hỏi:

Cái gì chứa trong quả bóng và làm chúng có hình dạng như vậy? Em có nhìn thấy không khí trong quả bóng không? Tại sao? Em cảm nhận không khí có mùi gì? Có vị gì?

Đôi khi ta ngửi thấy mùi thơm hoặc mùi khó chịu, đấy có phải mùi của không khí không?

1.2. Nêu ý kiến và xây dựng thành giả thuyết khoa học (dựa trên quá trình nhận thức cảm tính)

- GV cho HS phát biểu suy nghĩ, ý kiến của mình về các câu hỏi (có thể dành vài phút cho HS suy nghĩ, viết vào vở rồi phát biểu)

- Cái gì chứa trong quả bóng và làm chúng có hình dạng như vậy? (Em nghĩ nó chứa một loại khí nhưng khí gì thì em không biết ; Em nghĩ nó chứa không khí)

- Em có nhìn thấy không khí trong quả bóng không? Tại sao? (Có nhìn thấy vì em thấy không khí có màu trắng; Không nhìn thấy vì không khí trong suốt và không màu…)

- Hãy dùng mũi ngửi, dùng lưỡi liếm, em cảm nhận không khí có mùi gì? Có vị gì? (Không khí có mùi thơm, mùi gà rán, mùi bánh mì nướng và không có vị; Không khí không có mùi, không có vị)

- Đôi khi ta ngửi thấy mùi thơm hoặc mùi khó chịu, đấy có phải mùi của không khí? (Có; Không)

- GV cùng HS lựa chọn những giả thuyết phù hợp nhất + Trong quả bóng em nghĩ nó chứa không khí. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Em không nhìn thấy vì không khí trong suốt và không màu. + Em cảm nhận thấy không khí không có mùi, không có vị.

+ Đôi khi ta ngửi thấy mùi thơm hoặc mùi khó chịu, đấy không phải mùi của không khí

1.3. Tiến hành thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết

- GV chia 2HS thành 1 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 quả bóng bay.

- GV: Các nhóm hãy thổi quả bóng bay mà cô vừa phát, bóng đủ căng và không bị vỡ.

- HS: Thực hiện

- GV: Các em vừa làm gì để quả bóng to được như thế? - HS: Thổi bóng

- GV: Vậy tức là chúng ta đã đưa vào quả bóng bay này cái gì? Cái gì quả chứa trong quả bóng và làm nó có hình dạng như thế? Chúng ta hãy mở miệng quả bóng bay ra và quan sát xem.

- HS: Mở miệng quả bóng bay thấy một lượng khí thoát ra, quả bóng bị sì hơi. -GV: Khí vừa thoát ra ngoài chúng ta gọi là gì?

- HS: Không khí

- GV: Khi chúng ta đưa không khí vào quả bóng, không khí có hình dạng gì? Khi chúng ta mở miệng quả bóng, quả bóng có hình dạng gì?

- HS: Không khí không có hình dạng.

1.4. Trình bày, báo cáo, nêu kết luận

- GV tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả

- GV hướng dẫn HS so sánh lại với các ý kiến ban đầu của HS ở bước 2 để củng cố, khắc sâu kiến thức.

- GV tổng kết, nhận xét.

2. Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất bị nén và giãn ra của không khí 2.1. Đưa ra tình huống có vấn đề:

- GV: Các em có thích làm nhà khoa học như hoạt động 1 không? Cô có một

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học khoa học lớp 4 (Trang 49)