8. Cấu trúc đề tài
1.2.3. Quy trình vận dụng PPBTNB
Dưới đây là một số quy trình dạy học theo PPBTNB của một số tác giả khi nghiên cứu, tìm hiểu về phương pháp này.
Theo Gioerges Charpak (Bàn tay nặn bột – Khoa học ở trường Tiểu học, NXB Giáo dục), dạy học theo BTNB được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Tình huống “khởi động” Bước 2: Phát biểu vấn đề
Bước 3: Nêu ra các cách giải quyết Bước 4: Phát biểu giả thuyết
Bước 5: Thực nghiệm Bước 6: Thu thập kết quả Bước 7: Tìm ra kết quả đúng Bước 8: Giải thích kết quả Bước 9: Tổng hợp
Bước 10: Kết luận Bước 11: Đánh giá
Dựa vào quy trình này của Gioerges Charpak, nhóm nghiên cứu của ông Vũ Quốc Trung đã đưa ra quy trình dạy học BTNB (trong môn toán) như sau:
Bước 1: Tình huống khởi động Bước 2:
- GV giới thiệu các dụng cụ - HS nêu giả định
- HS nghiên cứu, tìm tòi bằng các thao tác trí tuệ, bàn tay và có sự hỗ trợ của các giác quan, các dụng cụ.
Bước 3: Các nhóm trình bày trước lớp và tự kết luận Bước 4: GV tổng kết, đánh giá
Theo Thạc sĩ Nguyễn Tiến Chức (Sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học Khoa học ở trường Tiểu học, Đại học Vinh), bàn tay nặn bột được tiến hành theo 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị: Mục đích của giai đoạn này là định hướng cho một
giờ lên lớp theo PPBTNB. Do đó, GV phải tiến hành các hoạt động từ việc xác định mục tiêu, nội dung bài học cho đến việc lựa chọn tình huống xuất phát, chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết cho bài dạy đồng thời dự kiến những vấn đề nảy sinh và
những khó khăn trong tiết dạy để có những biện pháp xử lý. Giai đoạn này có ý nghĩa định hướng, vì vậy việc tổ chức cho HS học tập theo PPBTNB phụ thuộc nhiều vào giai đoạn này. Giai đoạn này gồm các bước:
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học: GV phải xác định được những mục tiêu
cơ bản về kiến thức, kĩ năng, thái độ mà HS cần đạt được sau giờ học. Việc xác định đúng trọng tâm bài học thì việc tổ chức cho HS học tập theo quy trình sử dụng
PPBTNB mới tiến hành đúng hướng và đạt kết quả tốt.
Bước 2: Chuẩn bị đồ dùng dạy học: Đây là điều kiện thuận lợi để HS trực
tiếp làm thí nghiệm trên đối tượng thật, tạo điều kiện cho các em phát huy tối đa các giác quan khác nhau tiếp xúc với đối tượng. Từ đó hình thành biểu tượng đầy đủ về sự vật, hiện tượng trong tự nhiên. Bên cạnh vật liệu, đồ dùng dạy học được lựa chọn phải đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm. Việc chuẩn bị các vật liệu, đồ dùng dạy học có ý nghĩa quan trọng. Đối với PPBTNB nếu không dùng đồ dùng dạy học thì không thể tiến hành được.
Bước 3: Lập kế hoạch tổ chức: Kế hoạch cần được thể hiện một cách chi tiết
qua việc soạn giáo án. Trong giáo án, cần phân định rõ tiến trình của bài học bằng những hoạt động của GV và HS, phân bố thời lượng hợp lí cho từng hoạt động, chuẩn bị vật liệu thí nghiệm, xác định mục đích, nội dung đánh giá, lựa chọn tình huống xuất phát.
Giai đoạn 2: Tổ chức cho HS học tập theo PPBTNB
Bước 1: Nêu vấn đề: Bước này là sự xuất phát, là sự khởi điểm của một
tiết học, có tác dụng kích thích trí tò mò, gây hứng thú học tập, đồng thời đặt ra nhiệm vụ cho HS dưới hình thức GV đưa ra câu hỏi, HS đi tìm câu trả lời. Bằng khả năng phán đoán, suy luận cùng với việc huy động vốn sống, vốn kinh nghiệm, các cá nhân HS đưa ra những hiểu biết ban đầu về vấn đề mà GV đặt ra.
Bước 2: Thảo luận nhóm để đưa ra giả thuyết của nhóm: Sau khi HS đưa
ra được giả thuyết cá nhân, GV yêu cầu các em tiến hành tiến hành thảo luận nhóm để thống nhất đưa ra giả thuyết chung của nhóm.
Bước 3: Kiểm tra giả thuyết: Đây là bước quan trong nhất trong quy trình.
Những hoạt động của các em ở bước này là để chấp nhận hay bác bỏ các giả thuyết các em đề ra; đồng thời qua đó để khẳng định tính đúng đắn của kiến thức khoa học. Có nhiều con đường để kiểm tra một giả thuyết. Đối với HS tiểu học, do đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm nhận thức, đặc điểm môn Khoa học nên khi đề xuất các phương án kiểm tra giả thuyết, GV khéo léo định hướng cho các em làm thí nghiệm, quan sát sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, HS có thể vận dụng phối hợp một cách linh hoạt, khi thí nghiệm thì kết hợp quan sát và có thể sử dụng tài liệu quy chiếu ở cuối tiết học.
Bước 4: Báo cáo kết quả và rút ra kiến thức bài học: Sau khi thực hiện
xong thí nghiệm hay quan sát, GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả và rút ra kiến thức bài học.
Giai đoạn 3: Đánh giá
Đánh giá là khâu cuối cùng của bất kì một quá trình dạy học nào nhằm xác định tính đúng đắn của việc thực hiện quá trình cũng như kết quả của quá trình ấy. Việc tổ chức cho HS học tập theo PPBTNB trong môn Khoa học cần đánh giá, thông qua đó để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS, đồng thời rút ra kinh nghiệm cho những lần sau. Đối với quy trình sử dụng PPBTNB, việc đánh giá cần xác định trên các mặt chủ yếu sau:
- Kết quả học tập của HS (Bằng điểm số) - Mức độ hoạt động của HS trong giờ học
- Mức độ hứng thú học tập của HS trong giờ học
- Việc phát triển năng lực quan sát, tư duy và trí tưởng tượng của HS. - Việc phát triển ngôn ngữ khoa học, sự tiến bộ trong lập luận của HS. - Kĩ năng vận dụng kiến thức, kĩ năng thực hành ở HS.
Sau khi có kết quả đánh giá các mặt trên, GV tiến hành đánh gái toàn diện về hiệu quả việc sử dụng quy trình PPBTNB trong dạy học môn Khoa học.
Trong quá trình đánh giá, GV cần tạo điều kiện cho HS tự đánh giá và tự đánh gia lẫn nhau.
Nhận xét: PPBTNB là một trong những PPDH tiên tiến, coi HS là trung tâm của
quá trình nhận thức. Phương pháp này giúp cho trẻ em tự phát hiện được vấn đề, có nghĩa là nhu cầu học sẽ có thể xuất phát từ chính các em, có thể sáng tạo trong hiện tại và trong tương lai, có tác dụng phát huy tính độc lập sáng tạo, sáng tạo của HS, tạo điều kiện cho các em tự khám phá tri thức bằng chính những hoát động của mình. Phương pháp phù hợp với đặc điểm tâm lí, đặc điểm nhận thức của lứa tuổi HS Tiểu học.