8. Cấu trúc đề tài
2.5.1. Thực trạng tổ chức dạy học môn Khoa học hiện nay
Nhận xét qua phiếu điều tra:
- Về PPDH môn Khoa học :
Bảng 2.2 : Mức độ sử dụng các PPDH trong dạy học môn Khoa học
Stt Tên phương pháp
Mức độ
Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi
SL % SL % SL %
1 Đàm thoại 92 92 8 8 0 0
2 Thuyết trình 95 95 5 5 0 0
3 Quan sát 79 79 21 21 0 0
5 Thí nghiệm 40 40 51 51 9 9 6 Trò chơi 68 68 30 30 2 2 7 Nêu vấn đề 51 51 35 35 14 14 8 Phân hoá 31 31 49 49 20 20 9 Động não 11 11 76 76 13 13 10 Dạy học theo dự án 32 32 43 43 25 25 11 Bàn tay nặn bột 0 0 8 8 92 92 Nhận xét:
Qua bảng trên chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy, PPDH được sử dụng thường xuyên nhất ở Tiểu học là phương pháp thuyết trình (95 %), đàm thoại (92%) và quan sát (79%). Sau thuyết trình , đàm thoại và quan sát, trò chơi (68%) và thảo luận nhóm (63%) cũng được nhiều GV lựa chọn. Xếp theo thứ tự giảm dần về mức độ sử dụng thì tiếp theo là đến các phương pháp: nêu vấn đề (51%), thí nghiệm (40%).Cuối cùng là nhóm các PPDH theo dự án (32%), phân hoá31%), động não (11%) và bàn tay nặn bột (8% thỉnh thoảng sử dụng).
Thí nghiệm là PPDH rất phù hợp với các nội dung môn Khoa học, có tác dụng kích thích HS tư duy, tìm tòi, khám phá kiến thức bài học thông qua việc tiến hành các thí nghiệm, thực nghiệm. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra, chỉ có 40% GV thường xuyên sử dụng phương pháp này. Nguyên nhân có thể là do hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện phương tiện hỗ trợ cho việc thực hiện thí nghiệm ở một số trường tiểu học còn thiếu thốn; mà đây là một trong những yếu tố quyết định cho việc tiến hành thí nghiệm. Một số PPDH hiện nay được xem là các PPDH hiệu quả nhằm phát huy tính tích cực học tập của HS như PPBTNB, động não, dạy học phân hóa, dạy học theo dự án… song mức độ vận dụng còn rất hạn chế.
Bảng 2.3: Mức độ sử dụng các hình thức tổ chức dạy học
Stt Hình thức
Mức độ
Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi
SL % SL % SL % 1 Dạy học cá nhân 77 77 19 19 4 4 2 Dạy học theo nhóm 83 83 17 17 0 0 3 Dạy học cả lớp 88 88 10 10 2 2 4 Dạy học trong lớp 100 100 0 0 0 0 5 Dạy học ngoài lớp 2 2 54 54 44 44 6 Tham quan học tập 1 1 41 41 58 58 Nhận xét:
Nhìn vào bảng tổng kết khảo sát ở bảng 2.3 cho thấy các GV thường xuyên sử dụng những hình thức dạy học phổ biến ở tiểu học như: dạy học trong lớp (100%), dạy học cả lớp (88%), dạy học theo nhóm (83%), dạy học cá nhân (77%). Các hình thức khác ít được sử dụng thường xuyên hơn như: dạy học ngoài lớp (2%), tham quan học tập (1%) . Việc sử dụng và phối hợp hợp lí các hính thức dạy học khác nhau đã giúp GV tổ chức được giờ học một cách hiệu quả, giúp HS học tập hứng thú hơn trong học tập.
Nhận xét qua quan sát dự giờ và phỏng vấn GV:
Qua quan sát và dự giờ một số tiết dạy của GV, người nghiên cứu nhận thấy hầu hết GV có nghiên cứu, vận dụng phối hợp sử dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cực của HS. Tuy nhiên, việc vận dụng từng PPDH chưa linh hoạt, còn dập khuôn, dẫn đến hiệu quả phối hợp chưa cao. Kết quả nghiên cứu tài liệu cho thấy nhiều GV khi thiết kế bài học nhìn chung còn lệ thuộc nhiều vào SGV và các sách hướng dẫn thiết kế bài giảng. Có những giáo
án hầu như chỉ là sự sao chép cơ học phần nội dung trong SGV, chỉ bổ sung đôi chút về phương pháp giảng dạy.
Theo định hướng đổi mới PPDH (mục 1.1.2.1), đổi mới PPDH được thực hiện theo hướng phát huy tính tích cực học tập của HS. PPDHTC là thuật ngữ dùng để chỉ việc áp dụng các PPDH theo phương châm lấy HS làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS. Giáo dục lấy HS làm trung tâm có những khái niệm đặc trưng như kiến thức và vai trò của GV, phong cách học tập cũng như cách nhìn nhận về HS. Quan điểm này nhấn mạnh đến sự tham gia tích cực của từng cá nhân HS vào giờ học để hiểu sâu hơn kiến thức mới. Nó quan tâm nhiều đến hứng thú và kinh nghiệm hằng ngày của HS, coi đó là nền tảng của việc học và tiếp thu tri thức mới. Tuy nhiên, qua quan sát dự giờ và phỏng vấn cho thấy, hầu hết GV còn hạn chế trong việc tiếp cận với khái niệm lấy HS làm trung tâm dẫn tới áp dụng không đúng trong thực tế. Xem xét trong phạm vi dạy học môn Khoa học ở Tiểu học, việc thực hiện PPDHTC gồm những dấu hiệu cơ bản (mục 1.1.2.2). Trên cơ sở lấy những dấu hiệu cơ bản đó làm căn cứ đánh giá, qua quan sát dự giờ và phỏng vấn một số GV, người nghiên cứu đã tổng hợp một số vấn đề về đổi mới trong dạy học môn Khoa học hiện nay như sau:
Một số GV hiện nay còn hiểu nhầm việc thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập của HS trong dạy học tích cực. Dạy học theo PPDHTC, GV là người tổ chức, hướng dẫn HS tham gia các hoạt động, qua đó khám phá những kiến thức, kĩ năng mới cần thiết theo mục tiêu môn học. Tuy nhiên, trên thực tế, các hoạt động học tập được thiết kế cho HS thường thụ động theo hướng dẫn trong SGV, sách thiết kế môn học. Trong tiến trình dạy học của mình, phần lớn các GV có sử dụng đa dạng các PPDH như quan sát, đàm thoại, thuyết trình, thí nghiệm, trò chơi học tập… nhưng nhìn chung GV sử dụng các phương pháp chưa hợp lý. Một số GV tổ chức trò chơi học tập cho HS chưa kích thích được hứng thú cho HS, chưa phù hợp với hoạt động trong lớp học. Các thí nghiệm đã được GV tổ chức song cần được tổ chức sao cho HS có cơ hội trực tiếp thực hành, trải nghiệm; được tạo cơ hội đưa ra
các phán đoán nhận xét và giải thích các kết quả quan sát được qua thí nghiệm. Tuy nhiên, điều này trên thực tế còn chưa được GV quan tâm, thực hiện. Đa phần GV coi sau thí nghiệm, HS ghi nhớ được nội dung nhận xét, kết luận rút ra từ thí nghiệm là thành công, ít GV quan tâm, khuyến khích HS đưa ra những lý giải cho nhận xét, kết luận đó.
Dạy học môn Khoa học không chỉ đơn giản là cung cấp những kiến thức cơ bản mà còn bước đầu phát triển tư duy, năng lực suy nghĩ và giải quyết vấn đề cho HS. Mục đích hướng tới là giúp HS có khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học về tự nhiên và xã hội vào giải quyết những nhiệm vụ, những vấn đề đơn giản trong thực tiễn. Tuy nhiên, trên thực tế GV còn hạn chế trong việc tiếp cân với các PPDHTC. Ngoài ra, do thiếu lòng tin vào khả năng học của HS nên hầu như GV là người đưa ra vấn đề và giải quyết vấn đề.
Nhìn chung, hầu hết GV đều nhận thấy sự cần thiết phải đổi mới dạy học sao cho tiết học đạt hiệu quả, phát huy tính tích cực và sáng tạo của HS song vận dụng các PPDH, đặc biệt là các PPDHTC như thế nào để tiết học hiệu quả vẫn còn là vấn đề cần tiếp tục tìm hiểu, xem xét giải quyết.
Nhận xét qua nghiên cứu tài liệu:
Nghiên cứu giáo án giảng dạy cho thấy việc xác định mục tiêu, nội dung, các PP & HTTC dạy học thường phụ thuộc vào hướng dẫn trong SGK, SGV và sách thiết kế môn học. Tổng hợp các tài liệu nghiên cứu cho thấy, đa số GV đều nhận thức được sự cần thiết phải đổi mới PPDH song do hạn chế trong việc tiếp cận các PPDHTC dẫn tới GV gặp nhiều khó khăn khi vận dụng trong thực tế giảng dạy. Các hoạt động dạy học thường được GV tổ chức như sách hướng dẫn, ít có sự đầu tư tìm tòi, sáng tạo trong việc vận dụng các PPDH mới. Kết hợp các thông tin thông qua phỏng vấn GV, người nghiên cứu nhận thấy một số GV vẫn chưa hiểu đúng về việc thiết kế và tổ chức các hoạt động học tập của HS. Hoạt động học tập cần thiết được thiết kế nhằm đưa HS vào thế giới tri thức và hướng dẫn các em tìm ra khái niệm của bài học. GV là người tổ chức, hướng dẫn HS tham gia vào các
hoạt động học tập. Qua đó, HS khám phá những kiến thức và kĩ năng mới. Tuy nhiên, khi chuẩn bị giáo án, GV ít khi nghĩ tới sự quan tâm và hứng thú của HS; ít suy nghĩ những thông tin đó có liên hệ như thế nào với kinh nghiệm hàng ngày của HS và áp dụng chúng như thế nào trong cuộc sống hằng ngày. Đây là một trong các nguyên nhân dẫn tới những tồn tại trong dạy học như: áp dụng không đúng các hoạt động học tập trên lớp, áp dụng không đúng các hoạt động nhóm trên lớp và hiều nhầm ý nghĩa của từ “hứng thú”. Điều này được thể hiện trong nhiều giờ học, GV chủ yếu tập trung vào mục đích là làm thế nào để truyền đạt những thông tin khác nhau trong SGK cho HS một cách chính xác và hiệu quả; các hoạt động học tập chỉ đơn giản là chép lại các câu trong SGK, trả lời các câu hỏi của GV... theo hướng dẫn trong SGV hay sách thiết kế; từ đó làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả dạy học môn Khoa học nói riêng và các môn học khác ở Tiểu học nói chung. 2.2.5.2. Thực trạng vận dụng PPDH BTNB trong Khoa học 4
* Nhận thức của GV về vai trò của PPBTNB trong dạy học môn Khoa học Nhận xét qua phiếu điều tra :
Bảng 2.4. Đánh giá của GV về vai trò của PPBTNB
Stt Mức độ Ý kiến SL Tỉ lệ (%) 1 Rất quan trọng 40 40 2 Quan trọng 21 21 3 Không quan trọng 10 10 4 Không có ý kiến gì 29 29 Nhận xét:
Khi được hỏi về vai trò của PPBTNB thì theo bảng 2.4 có 61% GV cho rằng đây là một phương pháp quan trọng, cần thiết (rất quan trọng là 40%, quan trọng là 20%). Tuy nhiên, mức độ thường xuyên sử dụng PPDH này thì lại là 0%, thỉnh thoảng sử dụng là 8% (bảng 2.2). Điều này cho thấy sự mâu thuẫn giữa nhận thức của GV về vai trò của môn học với việc vận dụng môn học trong thực tiễn. Ngoài
ra, khi trao đổi trực tiếp với GV, nhiều GV bày tỏ những khó khăn do hạn chế trong việc tiếp cận với các PPDH mới, trong đó có PPDH bàn tay nặn bột nên nhiều lúng túng khi vận dụng phương pháp sao cho có thế phát huy được tính tích cực của HS.
Bảng 2.5.Nhận thức của GV về đặc trưng của PPBTNB
PPDH bàn tay nặn bột
Ý kiến của thầy/cô Đồng ý Đồng ý 1 phần Không đồng ý SL % SL % SL % Là PPDH phát huy tính chủ động, tự lực trong học tập của HS. 100 100 0 0 0 0 Kích thích động cơ, hứng thú học tập của HS. 80 80 19 19 1 1
Phát triển năng lực tự đánh giá. 43 43 49 49 8 8 Giúp HS tiếp cận dần với các khái
niệm khoa học và kĩ thuật thực hành, kèm theo sự vững vàng trong diễn đạt nói và viết.
98 98 2 2 0 0
Đặt người học vào vị trí của một nhà nghiên cứu khoa học.
100 100 0 0 0 0
Rèn luyện năng lực cộng tác trong học tập của HS.
89 89 11 11 0 0
Phát triển khả năng sáng tạo của HS. 100 100 0 0 0 0
Qua bảng tổng hợp trên, ta dễ dàng nhận thấy: 100% GV đồng ý PPBTNB là PPDH phát huy tính chủ động, tự lực trong học tập của HS, phương pháp này đặt người học vào vị trí của một nhà nghiên cứu khoa học và nó phát triển khả năng sáng tạo của HS; 98% đồng ý PPBTNB giúp HS tiếp cận dần với các khái niệm khoa học và kĩ thuật thực hành, kèm theo sự vững vàng trong diễn đạt nói và viết;
89% GV cho rằng phương pháp rèn luyện năng lực cộng tác trong học tập của HS; có 80% GV nhận thấy bàn tay nặn bột kích thích động cơ, hứng thú học tập của HS và 43% đồng ý PPBTNB phát triển năng lực tự đánh giá ở HS. Ta có thể nhận thấy các thầy cô đa số đều hiểu rõ về bản chất của PPBTNB. Như vậy ở đây đã có sự mâu thuẫn giữa nhận thức với việc vận dụng phương pháp này của GV trong dạy học Khoa học 4. Ngoài ra, khi trao đổi với một số GV, các cô đều cho rằng để vận dụng phương pháp này gặp một số khó khăn như điều kiện của nhà trường, việc liên hệ của GV, trình độ của HS còn hạn chế…dẫn đến việc áp dụng vào khó phát huy được vai trò, ý nghĩa của PPDH này.
Nhận xét qua phỏng vấn
Trên thực tế, thông qua phỏng vấn, trò chuyện trực tiếp với GV, người nghiên cứu nhận thấy phần lớn GV chưa hiểu biết sâu sắc về PPBTNB. Họ chỉ hiểu đơn giản đây là một phương pháp cho HS được thực hành nhiều, có sự nhầm lẫn với phương pháp thí nghiệm mà GV chưa hiểu đây là PPDH tạo điều kiện cho HS tiếp cận dần với các khái niệm khoa học, kĩ thuật thực hành kèm theo sự vững vàng trong diễn đạt nói và viết và nó đặt người học vào vị trí của một nhà nghiên cứu khoa học thực thụ.
* Khả năng vận dụng PPBTNB trong dạy học Khoa học lớp 4
Thông qua phỏng vấn, người nghiên cứu nhận thấy hầu hết GV đều cho rằng
PPBTNB có khả năng vận dụng hiệu quả trong dạy học môn Khoa học lớp 4 và trong môn Khoa học lớp 5. Như đã đề cập ở phần trên, vì nội dung môn Khoa học 4 tiếp nối lớp 1, 2, 3 có sự gắn bó chặt chẽ với nhau theo cấu trúc đồng tâm, mở rộng, nâng cao và gắn liền với thực tiễn cuộc sống hàng ngày của HS theo các chủ đề: Con người và sức khoẻ, Vật chất và năng lượng, Thực vật và Động vật. Để vận dụng được những kiến thức của môn học này vào cuộc sống hằng ngày của các em
thì việc áp dụng PPBTNB vào trong dạy học là rất cần thiết. * Tiến trình vận dụng PPBTNB trong dạy học Khoa học lớp 4
Nhận xét qua NCTL:
Nghiên cứu giáo án giảng dạy của GV cho thấy tổ chức dạy học Khoa học hiện nay được hầu hết GV thiết kế và vận dụng theo tiến trình gợi ý trong SGV và sách thiết kế môn học. Hiệu quả dạy học của việc vận dụng PPBTNB là chưa cao, chủ yếu là do hạn chế ở cách dạy của GV và cách học của HS. Nhiều nội dung dạy học GV chỉ dừng lại ở phạm vi kiến thức sẵn có trong SGK, không mở rộng kiến thức cho HS. Kết hợp nghiên cứu giáo trình, tài liệu có liên quan, đề tài khái quát một số khó khăn trong việc vận dụng PPBTNB trong dạy học Khoa học, đó là:
- GV còn còn hạn chế trong việc tiếp cận với các PPDHTC, do đó cũng chưa hiểu rõ bản chất và những đặc trưng của PPBTNB dẫn tới vận dụng trong thực tiễn chưa hiệu quả.
- HS vẫn còn thói quen học tập thụ động; việc tổ chức dạy học của GV thiên về truyền đạt, giảng giải, còn phụ thuộc vào các tài liệu có sẵn.
- Điều kiện trang thiết bị, đồ dùng dạy học ở các trường còn chưa được trang bị đầy đủ, đa dạng, chưa đáp ứng được yêu cầu dạy và học của GV và HS.
Nhận xét qua phỏng vấn:
Phần lớn GV được phỏng vấn cho rằng việc áp dụng PPBTNB vào dạy học Khoa học là rất cần thiết. Tuy nhiên, việc vận dụng vào thực tế giảng dạy còn gặp nhiều khó khăn. Vấn đề khó khăn với nhiều GV là từ nội dung bài học GV phải tạo cho HS niềm đam mê, hứng thú nghiên cứu khoa học không chỉ với các hoạt động