Nét đặc sắc nghệ thuật của Chuyện hoa, chuyện quả

Một phần của tài liệu Nghệ thuật chuyện hoa, chuyện quả của phạm hổ (Trang 37 - 40)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.5 Nét đặc sắc nghệ thuật của Chuyện hoa, chuyện quả

Với tài năng, sự hiểu biết và nghệ thuật viết văn độc đáo, Phạm Hổ đã xây dựng lên những câu chuyện hay, hấp dẫn bạn đọc. Những câu chuyện được viết lên rất phù hợp với đặc điểm tâm hồn của trẻ thơ là hồn nhiên, vô tư, trong sáng.

Có điều đặc biệt mà từ trước tới nay, văn học nước ta hay văn học viết cho thiếu nhi, bận bịu chính đáng vì những vấn đề xã hội lớn mà chừng nào có hơi xao lãng về thiên nhiên. Chính vì vậy, trong văn học viết cho thiếu nhi, ta ít, thậm chí là không bắt gặp tác phẩm nào viết về thiên nhiên. Đến với mảng truyện cổ tích hiện đại của Phạm Hổ, mà cụ thể là Chuyện hoa, chuyện quả. Vấn đề này được Phạm Hổ thể hiện rất rõ ở mỗi câu chuyện trong Chuyện hoa,

chuyện quả. Rõ ràng, chuyện về hoa, về quả nhưng lại chính là chuyện về con

người. Qua mỗi câu chuyện, tác giả đều cố gắng gắn nối những chi tiết đẹp của cây, của hoa, của quả với những tình cảm và phẩm chất tốt đẹp của con người.

Hoa Phượng đỏ rực giống như nong xôi gấc mà ông thầy dạy võ đã giấu năm người học trò yêu của mình vào trong đó, đội lên đồi cao để giết tên tướng giặc; còn quả Phượng thì giống như những thanh gươm xanh của các tráng sĩ (Sự tích

hoa Phượng). Thân cây Ngô Đồng là hình ảnh của bầu rượu còn lá cây là hình

ảnh còn lại của cây đàn - những hình ảnh còn lại của người dạy đàn tài hoa mà bất hạnh (Sự tích cây Ngô Đồng). Hoa Sen trắng, hoa Sen hồng giống như những chiếc hài thêu chỉ hồng của chị em người vũ nữ (Sự tích hoa Sen). Cây gạo khi nở hoa đỏ rực thì rất giống ngôi đền đỏ mà chàng trai vẽ giỏi đã vẽ (Sự tích cây

hoa Gạo). Những bông hoa Đào giống y như những bông hoa năm cánh đỏ hồng

trên áo mà cô gái đã thêu để tặng mẹ (Sự tích hoa Đào). Củ Nhân Sâm có dáng vẻ giống hình người và đó cũng là điều nhắc lại với người đời sau câu chuyện cảm động về tình nghĩa thầy trò (Sự tích cây Nhân Sâm) v.v… Hay có những loại cây lại được gắn với những con người có đức tính xấu tham lam, bạc nghĩa như: trong Sự tích cây Chó Đẻ, một loại cây mọc lên từ chỗ bà chị dâu độc ác, keo kiệt, tham lam, bạc tình; thứ cây đó hôi hôi nhưng những con chó sau khi đẻ rất hay tìm ăn; do đó người ta gọi là cây Chó Đẻ. Hay một anh chàng lười nhác, tham ăn nên chỉ được một thứ quả hôi thối không thể nào ăn được, đó là anh Bí trong câu chuyện Ruột vàng hạt lắm.

Ta có thể thấy rằng, để kết hợp được nhuần nhuyễn tính chất truyền thống của lối truyện “sự tích” và những yêu cầu xây dựng đạo đức mới xã hội chủ nghĩa là một điều không phải dễ dàng gì. Chắc chắn, đây là một sự tìm tòi không đơn giản. Đây cũng là một khía cạnh của mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, giữa Dân Tộc và Quốc Tế. Tất cả những điều này được Phạm Hổ thể hiện rất tự nhiên, chứ không hề miễn cưỡng chút nào bằng chính tài năng nghệ thuật của mình.

KẾT LUẬN

Phạm Hổ là một trong số ít các tác giả tiêu biểu của nền văn học thiếu nhi hình thành và trưởng thành dưới chế độ mới. Phạm Hổ với Chuyện hoa, chuyện quả đã góp một dấu ấn riêng, đặc sắc trong văn xuôi, bên cạnh thơ, cũng là một thể loại mà ông là một trong những gương mặt tiêu biểu.

Chuyện hoa, chuyện quả như một khu vườn đầy hương thơm và sắc màu

của các loài cây, loài hoa, loài quả. Khu vườn tự nhiên được nhìn qua cặp mắt và tâm hồn đầy nhạy cảm và thắm thiết của nhà thơ, nhà văn. Sự phong phú của hương sắc hoa, quả không chỉ gợi cho các em lòng yêu thiên nhiên mà còn kích thích các em tìm hiểu thiên nhiên như một kho báu vô tận, từ đó, khơi dậy ý thức trân trọng và bảo vệ thiên nhiên, đối với các em vừa bao la, vừa gần gũi.

Với sự am hiểu thế giới tự nhiên, với lối kể chuyện có duyên, với khả năng quan sát tinh tế, Phạm Hổ đã góp phần tích cực mở rộng trí tưởng tượng của các em. Qua các câu chuyện của Phạm Hổ, thế giới tự nhiên như bừng sáng trước mắt các em. Mỗi loại cây, loại hoa, loại quả đều có sự tích riêng lí thú, và trong mỗi một loại cây, loại hoa, loại quả đều mang một phẩm chất, một đức tính tốt đẹp của con người trong xã hội. Phạm Hổ nói về hoa, về quả nhưng thực chất là nói về con người với những đức tính và phẩm chất của họ. Ông đã gửi gắm vào trong Chuyện hoa, chuyện quả biết bao suy ngẫm về tình yêu, tình thương, lòng nhân đạo và khẳ năng hướng thiện của con người. Qua cuộc đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu, cái thiện và cái ác. Cuối cùng, cái tốt, cái thiện đã chiến thắng cái xấu xa, gian ác. Nhìn chung, với lối kết thúc “có hậu”, phù hợp với tâm lí trẻ thơ, những câu chuyện này đã gây ấn tượng sâu sắc và có sức hấp dẫn đối với các em, khơi gợi trong các em những suy ngẫm về tình yêu, tình thương, lòng nhân đạo và khả năng hướng thiện của con người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đức Dân, Cái lí và chiều sâu qua ngôn ngữ trong truyện nhi đồng, Tạp chí văn học.

2. Phạm Hổ, 1995, Chuyện hoa, chuyện quả, NXB Phụ nữ.

3. Lã Thị Bắc Lý, 2002, Giáo trình Văn học trẻ em, NXBGD, Hà Nội. 4. Tăng Kim Ngân, 1994, Truyện cổ tích với trẻ em, Tạp chí văn học số 7.

5. Nguyên Ngọc, 1993, Phạm Hổ với Chuyện hoa, chuyện quả của anh, NXB Phụ Nữ.

6. Vân Thanh, 1989, Phạm Hổ với tuổi thơ, Tạp chí Văn học số tháng 3.

7. Vân Thanh, 1963, Chuyện viết cho thiếu nhi trong chặng đầu phát triển, Tạp chí văn học.

8. Trần Thị Thắng, 1997, Người dẫn dắt tuổi thơ vào cổ tích, Văn nghệ số 22. 9. Lê Vân, Từ những câu chuyện cổ tích, Báo Văn nghệ.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật chuyện hoa, chuyện quả của phạm hổ (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)