6. Phương pháp nghiên cứu
2.3.2 Nghệ thuật xây dựng tình huống và tạo cảm giác bất ngờ, hồ
Câu chuyện Tiếng sáo và con rắn (hay là Sự tích hoa Thiên Lý) đem đến cho người đọc, người nghe một cảm giác thật hồi hộp. Một con rắn vì mê tiếng sáo của một chàng trai nên đã biến thành một người phụ nữ giống hệt vợ anh ta, khiến anh chàng không thể nhận ra đâu là vợ mình. Chàng trai đã phải nhờ một cụ già nổi tiếng trong vùng về sự phân biệt phải trái xử lí giúp mình. Qua nhiều lần thử thách (mà cụ thể là ba lần) tinh tế của cụ già, cô vợ giả phải “hiện nguyên hình là con rắn lục, bò nhanh vào bụi cây trốn mất”, vợ chồng chàng trai thổi sáo tài giỏi được đoàn tụ. “Một buổi chiều, người vợ đang gội đầu, người chồng đang thổi sáo thì bỗng có con chim gì thả rơi ở bên cạnh vợ một chùm hoa màu xanh phớt vàng hình giống như ngôi sao năm cánh, hương thơm dịu ngọt...” Người ta đã lấy tên Thiên Lý để đặt cho hoa để kỉ niệm cô gái có tên là Lý, vì tình yêu mà có thể cách xa “trăm dặm, nghìn dặm vẫn nhận ra được chồng mình”.
Chuyện nàng Mây (hay là Sự tích quả Bông vải) đã khiến cho người đọc
cảm giác vừa hồi hộp, vừa lo lắng, vừa đáng thương cho cô gái trẻ con nhà nghèo nhưng xinh đẹp, nết na, khi “cô đang ngồi bện tấm áo cho bà cô nghèo thì quan quân ập đến bắt đi”. Thì ra, công chúa Thanh Hoa đã sai quân lính bắt nàng về chỉ vì cái tội cô Mây được những người dân nghèo gọi là công chúa của
những người nghèo. Ghen tị với sắc đẹp của cô Mây và ấm ức vì cô Mây được gọi là công chúa, công chúa Thanh Hoa đã đưa ra ba điều kiện: thứ nhất trong ba ngày phải biến mấy gánh rễ bèo đen thành trắng; thứ hai là một mình cô Mây trong ba ngày phải chắp hết những rễ bèo đó liền thành một sợi chỉ dài; lần thứ ba thì lòng căm ghét của công chúa vụt biến thành nỗi căm giận không thể nguôi và cứ phừng phừng bốc lên như lửa, công chúa đã nảy sinh một ý thật độc ác biết bao. Nàng bắt cô Mây phải nhét hết cuộn chỉ kia vào trong cái vỏ quả hồng mà công chúa ném cho cô. Cô Mây phải làm được ba điều trên thì mới được tha chết về quê. Thật kì diệu và may mắn cho nàng Mây, mỗi lần gặp thử thách của công chúa, cô Mây đang không biết làm thế nào thì đều được sự giúp đỡ của thần tiên. Mỗi lần vượt qua thử thách mà công chúa đưa ra thì nàng Mây lại càng xinh đẹp hơn làm cho công chúa cũng phải ngạc nhiên và tự hỏi chính bản thân mình. Cuối cùng, công chúa độc ác đã chết, nàng Mây được về nhà đoàn tụ với bà cô nghèo và những người dân nghèo nhưng lương thiện ở quê hương. Năm sau, một chàng trai trẻ, khoẻ, đẹp và giỏi giang nhất vùng cưới nàng làm vợ. Hai vợ chồng mới cưới ngày hôm trước thì ngay hôm sau bà cụ trông vườn ở góc thành trước đây nhờ người nhắn nàng trở lại kinh vua để gặp bà. Hai vợ chồng nàng vội vàng đi ngay. Đến nơi thì bà cụ chỉ cho hai người thấy một cái cây lạ. Cây không lớn chỉ cao vừa đến ngực, cành thưa, lá thưa nhưng lại rất nhiều hoa và quả. Quả giống như quả hồng lúc đang xanh, nhưng lúc chín già, khô vỏ thì vỡ nứt tung và từng chùm sợi trắng mịn như mây nở bung ra, nhìn thật là đẹp. Cây đó do cái quả chỉ bèo của nàng Mây mọc lên. Quả ấy ngày nay người ta gọi là quả Bông. Cây ấy ngày nay người ta gọi là cây Bông vải.
Trong câu chuyện Cây một quả (hay Sự tích quả Mơ), tác giả cũng xây dựng một tình huống tạo sự hồi hộp ở người đọc, người nghe. Đó là câu chuyện về một chàng trai làm nghề cắt thuốc rất giỏi, yêu một cô gái ở làng bên chuyên
trồng dâu nuôi tằm. Hai người không được cha mẹ cô gái đồng ý vì trước kia hai gia đình có mâu thuẫn với nhau. Cả hai đều rất đau khổ. Cảm thương cho đôi lứa. Một đêm trong giấc mơ, có một bà cụ mặc áo xanh rất sáng, tay cầm một quả con màu vàng, lông tơ óng mịn, đến bên chàng trai và bảo: “Ba ngày nữa là bắt đầu sang xuân. Con hãy đi về phía mặt trời lặn, hỏi thăm suối Trăm Năm có một hòn núi đá nhỏ. Trên đó có một cây bé, thấp, có thể có nhiều người đã trông thấy nó nhưng không ai chú ý vì tưởng nó không có hoa, có quả. Nếu nhìn kĩ, con sẽ thấy nó có một quả giống như quả ta đang cầm đây nấp rất kín trong lá, trong cành”. Và bà cụ đã dặn chàng trai: “con hãy hái quả ấy mang về nhà, ngâm vào một cốc rượu từ đầu đêm cho đến sáng. Con hãy đem sang nhà người con yêu, bảo cô ấy đem mời bố mẹ mình uống thử. Thứ rượu ấy sẽ có đủ sức làm tan đi lòng hờn giận lâu ngày. Ông bà cụ sẽ đồng ý cho hai con kết nghĩa trăm năm”. Chàng trai đã rất vui mừng vì đã có tia hy vọng cho tình yêu của mình. Tuy nhiên việc đó không phải là dễ mà chàng phải tìm đúng loại cây mà bà Tiên miêu tả, phải tìm đúng thứ quả mà bà Tiên yêu cầu mới được. Đường đi tìm thứ quả đó cũng không phải dễ dàng mà nó rất gian nan, vất vả cho chàng, bởi chàng trai phải lội suối băng đèo. Trước khi đi chàng đã tạm biệt người yêu để đi tìm quả. Liệu chàng trai có đủ kiên nhẫn để tìm được thứ quả đó không? Quãng thời gian tìm kiếm thứ quả đó của chàng liệu rằng có đủ và liệu cô gái có chờ đợi được chàng trai trở về hay không? Chính điều này đã tạo nên sự hồi hộp cho các độc giả. Anh đi đã ba năm, đến mùa xuân ấy thì tìm được thứ cây, thứ quả đó, ở nơi mà anh đã từng qua và bây giờ anh lại trở lại đúng chỗ đó. Và người trai trẻ bỗng hiểu ra rằng không có hai cái cây giống y như nhau. “Bà cụ chỉ muốn thử xem chàng có đủ kiên nhẫn” hay không thôi. Chàng trai nhanh chóng hái quả về gặp người yêu vẫn ngày đêm mong đợi chàng trở về. Thương cảm cho tấm lòng của đôi bạn trẻ, cha mẹ cô gái đã đồng ý cho hai người kết duyên. Rượu ngâm quả
được ông bà uống vào ngày cuới của hai người. Năm sau, nhớ ơn bà cụ đã giúp đỡ, chàng trai đã đến thăm suối Trăm Năm và thấy cây đó lại có một quả. Chàng hái về ươm trồng trong vườn. Hai vợ chồng ngẫm thấy trên đời này còn biết bao đôi lứa phải chịu cảnh dở dang nên ước sao cây ra trăm quả, nghìn quả, để mọi người được hưởng hạnh phúc. Về sau, cây mọc lên và ra trăm quả, nghìn quả thật. Cây ấy ngày nay người ta gọi là cây Mơ.
Đến với câu chuyện Cái ô đỏ (hay Sự tích cây Râm Bụt) ta thấy rằng đây là một câu chuyện thể hiện tình anh em ruột thịt đáng trân trọng. Cái tình tiết trong truyện gây cho người đọc cảm giác hồi hộp đó là “Khi chữa khỏi bệnh cho cậu em là Búp thì cậu anh là Cành lập tức sẽ bị liệt thay cho em”. Nếu như là một người anh chỉ lo tới bản thân mình thôi, hay là một người anh chỉ thể hiện vẻ ngoài là yêu thương em, còn trong thâm tâm thì độc ác luôn ghen ghét em thì nhất định người đó sẽ chối từ lời giúp đỡ của Bụt với em mình ngay. Nhưng Cành ở đây là người thế nào? Liệu cậu có thực sự quan tâm, yêu thương em mình hay không? Liệu cậu có chịu hy sinh đôi chân của mình, hy sinh khả năng vui chơi chạy nhảy của mình hay không? Khi nghe thấy Bụt nói “nếu chữa khỏi chân cho Búp thì Cành phải chịu liệt thay” thì Cành cũng lo lắm chứ. Nhưng không phải vì vậy mà Cành sẽ từ bỏ sự giúp đỡ của Bụt đối với Búp. Cành đã quả quyết: “Thưa Bụt, dù sao cháu cũng đã được đi lại, bơi, trèo bao nhiêu năm nay rồi. Còn em cháu thì nó chưa hề biết được những cái thú ấy. Cháu đã lớn, chân cháu cũng đã khoẻ, dù có bị liệt, cháu sẽ còn cách này, cách khác… còn em cháu thì nó còn bé quá, khổ quá…”. Từ những câu nói của Cành, ta thấy được cậu là một người anh thực sự yêu thương, quan tâm, hết lòng vì em và chịu hi sinh chính bản thân mình cho người em tội nghiệp, rất đáng thương kia được vui vẻ, hạnh phúc. Cậu cũng đã chấp nhận cắt cái áo đỏ rất đẹp mà mình thích khi mẹ may cho để khâu thành một cái ô đỏ che nắng cho Bụt một cách khéo léo.
Cuối cùng, Búp được chữa khỏi chân và đi lại được còn Cành thì đôi chân cũng không bị liệt (do đó chỉ là Bụt đã thử Cành mà thôi). Bụt đã dùng chiếc ô đỏ kia chấm lên bụi cây xanh ở ngõ, nơi mà Cành đã giấu chiếc ô đỏ ở đó. Bụt chấm đến đâu thì hoa nở đến đó, hoa có màu đỏ giống cái ô mà Cành đã khâu cho Bụt che nắng. Ngày nay, người ta gọi đó là hoa Râm Bụt.
Câu chuyện Cô gái bán trầm hương (hay Sự tích hoa Huệ). Câu chuyện kể về một cô gái mảnh mai dám vào trong “hang ổ của địch” nhằm giết chủ tướng. Tên chủ tướng không những là một người giỏi võ mà lại rất đẹp trai, có nhiều của quý thành ra đàn bà, con gái đến gần nó là mê liền. Nhưng tên chủ tướng này lại mắc bệnh đau đầu. Đây là điểm yếu duy nhất của hắn mà cô gái có thể đi vào doanh trại của chúng một cách dễ dàng. Cô đóng thành người đi bán trầm hương, sau khi bị lính khám xét, cô được tên chủ tướng mời vào gặp. Điều khiến cô ngạc nhiên là sao tên tướng giặc này lại “đẹp trai đến vậy, giọng nói của hắn lại ấm áp nữa”. Liệu cô gái có bị mê hoặc bởi vẻ đẹp và giọng nói ấm áp của tên tướng cướp hay không? Chắc chắn là không rồi vì tình yêu gia đình, làng xóm và lòng căm thù giặc sâu sắc đã lấn áp tâm trí của cô. Khi gặp tên tướng giặc, cô luôn nghĩ đến lời căn dặn của cha và các anh “đừng có vội vàng, sốt ruột, phải giết được nó mà vẫn trở về với cha, với hai anh và bà con làng xóm. Cha sẽ không tài nào sống nổi nếu không có em”. Nghĩ vậy, cô đã giả bộ mê hắn, để hắn tin cô, để cô tiếp cận một cách dễ dàng hơn với hắn. Cuối cùng, tên tướng giặc cũng tin vào điều đó. Đêm ngày thứ ba, hắn đi vào buồng của cô, nhân cơ hội đó, cô đã dùng cây kim tẩm độc của cha đưa cho mình để trừ khử hắn. Cô chạy ra hàng rào nơi anh cô đã định trước nhưng thật không may, người anh đã không còn chờ cô ở đó nữa. Bởi vì, người anh đã đinh ninh rằng cô giống như những người con gái khác đã mê tên tướng giặc thật rồi. Cô bị quân lính bắt và đưa trở lại buồng, sau đó bị tên phó tướng giết chết. Khi quân giặc đã rút hết, người anh
tìm thấy xác của cô. Anh ân hận lắm, anh cùng bà con chôn cất cô chu đáo. Tưởng nhớ đến công ơn của cô gái đã cứu bà con cả vùng gần xa khỏi tai hoạ lớn. Bà con đã dựng một cái am nhỏ để tưởng nhớ cô. Bà con thường đem hoa tới trồng ở quanh am. Một lần, có một ông cụ mang đến một cây hoa lấy từ trong rừng về. Hoa trắng muốt, năm cánh nở như sao, đặc biệt nó có mùi hương thật ngát, thật đậm phảng phất như có cả mùi trầm hương. Hoa kết thành chuỗi dài nở từ thấp đến cao, mỗi ngày nở một vài bông như để dành, để dụm về sau. Loài hoa ấy chưa có tên. Các cụ già liền bàn nhau lấy tên cô gái đặt tên cho hoa để sau này thấy hoa thì nhớ tới người. Tên cô là Huệ nên hoa ấy ngày nay ta gọi là hoa Huệ.
Câu chuyện Những bông hoa hình mũi kim (hay Sự tích hoa cỏ May), tác giả đã tạo được những tình huống gây hồi hộp cho độc giả. Đó là câu chuyện kể về sự việc của một năm có rất nhiều người may tài. Người ta đã mở cuộc thi để chọn ra người may tài nhất. Ban giám khảo là những người phụ nữ hiểu biết kĩ về nghề may. Các bà đã bàn với nhau và thống nhất là có năm vòng thi. Vòng thi thứ nhất là “may mà không được đo, may xong phải mặc thật vừa”. Vòng thi thứ hai là “đặt vải may lên trên tay”. Vòng thứ ba là “may luôn trên người nhưng người đó đang đi đi, lại lại”. Vòng thứ tư là “may ngay cho mình, trên người mình”. Vòng thứ năm là “tự may cho mình, vừa may vừa đi trong một con đường ngoằn ngoèo đã vạch sẵn”. Cả năm thử thách mà các bà đưa ra đều rất khó, phải là người may tài giỏi mới có thể may được. Chính bởi cái thử thách của mỗi vòng thi đã tạo nên sự hồi hộp, tò mò cho các độc giả. Không biết có ai vượt qua được không và không biết ai sẽ là người chiến thắng trong cuộc thi? Một điều rất lạ lùng cho các bà chấm thi và cho cả người đọc là phần lớn những người dự thi đều là đàn ông. “Qua vòng một, may mà không đo, chỉ có hơn mười người bị loại. Đến vòng hai, đặt vải may luôn trên người, hơn hai mươi người hết
được tham gia tiếp cuộc thi. Cuối vòng ba, đặt vải may luôn trên người đang đi đi, lại lại, hơn bốn mươi người nữa buồn rầu bước ra khỏi vòng đấu. Hết vòng bốn, tự cắt, tự đặt lên người mình rồi may, chỉ còn lại có hai người: một trai và một gái. Cô gái tuổi chừng mười tám, người như cái búp lan. Chàng trai tuổi chừng đôi mươi, vẻ mặt điềm đạm, dáng người nhỏ nhắn”. Đến vòng cuối cùng khiến người đọc càng hồi hộp hơn bởi thử thách mà những người chấm thi đưa ra là vô cùng khó khăn. Nó đòi hỏi người may phải lành nghề và rất khéo tay thì mới thực hiện được. Đây cũng là vòng thi cuối cùng và cũng chỉ còn hai người thi, liệu cô gái hay chàng trai sẽ là người chiến thắng? Ở vòng thi này, “người ta đưa cho mỗi người một sấp vải mới và cuộc thi bắt đầu. Một hồi trống nổi lên. Hai người lấy kéo cắt rất nhanh như đã thuộc lòng rồi đặt vải lên người vừa đi, vừa may, chân không được bước khỏi con đường hẹp vạch sẵn, lại có chỗ uốn lượn”. Thế mà họ làm thoải mái như đã có tập luyện từ trước. Nhìn thật là nhịp nhàng, uyển chuyển. Tay họ vẫn may, mũi kim vẫn luồn đều vào vải. Khi chỉ hết, họ vẫn phải vừa đi, vừa xỏ chỉ. Trống thúc, hồi hai rồi hồi ba. Người xem cũng như người chấm thi trố mắt ra nhìn, vừa lạ lùng, vừa thán phục. Hồi trống thứ hai mươi vừa dứt thì họ cũng vừa may xong áo và đến đích cùng một lúc. Họ khiến cho người chấm thi bối rối, không biết chọn ai để trao giải nhất bây giờ. Những người chấm thi liền nghĩ ra một cách là: đem ra so hai cái áo, cái áo may khi đang ngồi yên và cái áo may khi đang đi. Hai cái áo của cô gái may hơi khác nhau một chút, cái này hơi rộng hơn cái kia một vài ly. Còn hai cái áo của chàng trai xếp lên nhau thì sít sao và giống nhau như là một. Chàng trai được những người chấm thi chọn là người may giỏi nhất. Nhưng thật ngạc nhiên, chàng trai đứng dậy và nói “chính người con gái kia mới là người tài giỏi nhất. Chỉ vì cuộc thi khó quá làm cô ấy bị mệt, đường kim có bị chệch đi vài ly mà thôi. Tôi chỉ hơn cô ấy cái khoẻ. Mà đàn ông khoẻ hơn đàn bà thì không có gì lạ và đáng
thưởng cả”. Những lời chàng trai nói khiến người xem và các bà chấm thi rất xúc