Nghệ thuật sử dụng chất liệu dân gian

Một phần của tài liệu Nghệ thuật chuyện hoa, chuyện quả của phạm hổ (Trang 32 - 37)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.4 Nghệ thuật sử dụng chất liệu dân gian

Trong mỗi câu chuyện nhỏ của Chuyện hoa, chuyện quả, Phạm Hổ đã khéo léo sử dụng chất liệu dân gian để tạo cho câu chuyện có tính hấp dẫn, cũng như làm cho câu chuyện trở nên mượt mà, uyển chuyển, phù hợp với lứa tuổi trẻ thơ hơn. Như trong câu chuyện Quả tim bằng ngọc (hay Sự tích Quả Loòng Boong). Chi tiết huyền thoại của câu chuyện về mối liên hệ kì lạ giữa hai mẹ con, đánh con ở đâu, mẹ đau ở đó, để dẫn đến kết cục người mẹ bị giết, đứa con cũng chết theo là sự triển khai rất táo bạo, nhưng câu chuyện vẫn đứng được vì nó cắm rễ từ một hiện thực, đó là tình cảm mẹ con vô cùng sâu sắc, cảm động. Phạm Hổ đã diễn tả thứ tình cảm đặc biệt này bằng một thiên huyền thoại sống

động, xuất phát từ dấu hiệu độc đáo, cá biệt của một loại quả, đó là: “quả nào cũng mang một cái dấu như dấu móng tay của ai đó bấm vào”. Cũng từ đó, ông kín đáo nhắc nhở các em thái độ trân trọng đối với thiên nhiên, ngay cả với những chi tiết, dấu hiệu tưởng chừng như không có gì.

Hay câu chuyện Những con ốc kì lạ (Sự tích quả Roi), chi tiết huyền thoại thể hiện ở mối quan hệ của người học trò với con ốc mà họ đeo. Ốc sáng màu hay tối màu đều theo tâm tính và khả năng học tập của từng học trò. Nếu là người trung thực, tốt bụng, có hiếu và học ngày một tiến bộ thì con ốc của học trò đó sẽ ngày một sáng hơn. Còn với người có tâm tính độc ác, lười nhác, học hành lại ngày càng kém đi thì con ốc của học trò đó sẽ ngày càng tối màu. Đúng như vậy, hai anh học trò nghèo thì ốc “sáng ra, đẹp lên như đèn, như ngọc” còn ốc của anh học trò con nhà giàu thì ngày một đen dần và tối lại. Qua việc thực tâm mong muốn được học hành, có lòng hiếu với thầy giáo. Hai con ốc của hai anh học trò nhà nghèo từ đó ngày càng sáng rực lên như ngọc. Còn ốc của thằng con lão nhà giàu thì đen ngòm như hòn than xỉ. Thấy vậy, thằng con lão nhà giàu không kìm nổi sự ghen ghét, ngày hôm sau, nó liền bứt con ốc ra và vứt ngay xuống ao. Chính việc làm của nó đã khiến nó tự kết liễu ngay cuộc đời của mình: “Ngực nó bỗng đau nhói lên ở chỗ con ốc hay nằm trước kia, liền đó, nó ngã lăn ra, hộc máu chết ngay tức khắc”. Chi tiết này diễn ra phù hợp với quy luật của xã hội là “ác giả ác báo”. Bởi vì là kẻ vong ân, bội bạc, lười nhác học hành, làm điều không tốt hại thầy nên nó đã có một cái kết cục không có gì là tốt đẹp.

Nhìn chung, xuyên suốt trong các câu chuyện của Chuyện hoa, chuyện quả của Phạm Hổ đều có yếu tố thần kì, huyền thoại khiến cho người đọc không khỏi ngạc nhiên. Có những câu chuyện luôn luôn hàm chứa trong nó là sự xuất hiện của các ông Bụt, bà Tiên để giúp đỡ những con người nghèo khổ, yếu hèn kia vượt qua được các khó khăn, trở ngại hay sự xuất hiện của ông Bụt, bà Tiên

là để trừng phạt những kẻ gian ác, xảo quyệt. Từ đó, theo trí tưởng tượng của mình, Phạm Hổ đã để câu chuyện diễn ra theo hướng mà tác giả đã định. Do đó, ông có những câu chuyện, hay những sự tích về loài cây, loài hoa, loài quả rất hay trong Chuyện hoa, chuyện quả. Cũng chính vì vậy, mỗi câu chuyện được nhà văn xây dựng lên được diễn tả một cách tự nhiên, hấp dẫn mà không có sự gượng ép, khô cứng và nhàn chán. Ví như truyện Cái ô đỏ (hay Sự tích hoa Râm Bụt), ông Bụt hiện lên để giúp cho ước mơ của Cành trở thành hiện thực. Đó là ước mơ chan chứa tình cảm yêu thương, quan tâm hết lòng vì đứa em trai tội nghiệp bị liệt cả hai chân. Cậu luôn mơ ước là sẽ có ông Bụt hiện lên để chữa lành hai chân cho em, để đứa em trai tội nghiệp, đáng thương kia được đi lại, chạy nhảy như bao đứa trẻ cùng lứa tuổi khác. Hay câu chuyện Cây một quả

(hay Sự tích quả Mơ), cảm thương cho tình yêu của đôi bạn trẻ khi bị cha mẹ không đồng ý cho kết duyên cùng với nhau, bà Tiên đã hiện lên trong giấc mơ của chàng trai để chỉ đường, dẫn lối cho chàng cách để cha mẹ cô gái đồng ý. Có lẽ, đến với những câu chuyện như Con cua lửa (hay Sự tích hoa Gọng vó),

Chuyện nàng Mây (hay Sự tích quả Bông vải), Những người con hiếu thảo (hay

Sự tích quả Dừa), Ruột vàng hạt lắm (hay Sự tích cây Mít và cây Bí ngô)… thì các bà Tiên đã xuất hiện để giúp những con người khốn khổ kia khỏi sự ghen ghét, đố kị, độc ác của những kẻ giàu có. Như ông lão đánh cá giúp đỡ một vị tiên nên được thưởng một con cua lửa, để rồi ông lão cùng cô con gái đã giúp đỡ anh thợ đốt chum khỏi mưu kế chiếm đoạt những chiếc chum của anh, và dạy cho lão nhà giàu một bài học nhớ đời. Hay một cô gái con nhà nghèo xinh đẹp, nết na được người dân trong vùng gọi là công chúa. Ghen ghét với sắc đẹp của nàng Mây, cùng với cái tội nàng được nhân dân gọi là công chúa, công chúa Thanh Hoa đã đưa ra những thử thách cho nàng vô cùng phi lí: biến trắng thành đen, biến ngắn thành dài, biến to thành nhỏ; nếu làm được thì mới được tha chết

về nhà. Điều này đối với người thường là không thể thực hiện được. Nhưng cô Mây đáng thương, đáng quý kia đã hoàn thành xong tất cả những điều kiện mà công chúa đưa ra, khiến cho công chúa vô cùng ngạc nhiên và tức giận nên đã vô tình kết liễu cuộc đời mình bằng chính hành động đập vỡ gương. Đó là sự hiện diện của các vị thần tiên để giúp đỡ nàng Mây, giúp nàng thoát khỏi cái chết, giúp nàng được trở về với bà con làng xóm. Còn cái chết của cô công chúa kia là sự trừng phạt cho kẻ luôn ghen ghét, làm hại người lương thiện. Cũng trong câu chuyện Ruột vàng hạt lắm, trước cái cảnh nghèo khó của con người, bà Tiên hiện lên để giúp đỡ anh chàng chăm chỉ, biết lo xa, thương yêu gia đình như anh Mít có được trái và hạt ngon cho gia đình có cái ăn qua ngày. Còn với anh Bí thì trái lại. Anh Bí là người vừa lười nhác lại tham ăn, là anh cả trong nhà nhưng anh không hề lo lắng cái ăn, cái mặc cho gia đình mà suốt ngày rong chơi, tham lam trong ăn uống. Anh cũng được bà Tiên ban cho quả quý nhưng anh sợ đau, sợ nặng, lại tham lam lăn cho quả to mấy người khiêng được mới thôi. Chính vì sự lười nhác, ngại lao động và thói tham ăn của mình đã dẫn tới kết quả là anh không được quả quý nữa mà bà Tiên đã biến nó thành thứ quả tầm thường, có mùi hôi không thể ngửi được. Qua đó, ta thấy được rằng những người nghèo nhưng sống hiền lành, tốt bụng thì sẽ gặp được người giúp đỡ. Đúng với quan niệm của nhân dân ta là ở hiền thì gặp lành. Nhà văn đã vận dụng được quan niệm của người xưa và dựa vào những câu chuyện cổ tích dân gian để làm chất liệu xây dựng lên những câu chuyện hay, mang nhiều ý nghĩa giáo dục với trẻ thơ.

Bên cạnh những câu chuyện có sự xuất hiện của ông Bụt, bà Tiên khiến cho trẻ em rất thích thú, say mê thì những câu chuyện không có sự xuất hiện của ông Bụt, bà Tiên trong Chuyện hoa, chuyện quả lại càng làm cho các em háo hức, yêu thích. Bởi chính con người bằng xương, bằng thịt lại có sức mạnh vô

song, tài trí tột cùng. Chính cái sức mạnh và tài trí của những con người tuy rất bình thường nhưng lại không bình thường chút nào đó đã tạo nên những chiến công, những thắng lợi to lớn trước kẻ thù, trước cái ác mà tưởng chừng như không thể có được. Ta có thể bắt gặp chàng trai Quất Giỏi với sức mạnh và tài múa võ “Quất Giỏi chỉ quật một roi, hổ ác toác đầu. Gặp trăn dữ, chàng vụt một cái, trăn dữ đứt đôi” (truyện Cây Chanh quả vàng hay Sự tích cây Quất). Khi đất nước bị giặc xâm chiếm, tên tướng giặc lại là kẻ rất đặc biệt, hắn không chỉ có sức mạnh mà hắn còn có cả phép tinh “dao chặt vào người, đứt chỗ nào thịt da lại liền ngay chỗ ấy”. Nghe tin giặc đến, anh đã xin phép cha mẹ đi đánh giặc. Khi Quất Giỏi và tên tướng giặc đối mặt với nhau, tên tướng giặc tỏ ra khinh thường chàng trai. Hắn nói: “Chú nhãi! Định cầm roi phủi bụi áo giáp cho ta đấy à?”. Chưa dứt lời thì Quất Giỏi đã đáp lại hắn là một tiếng rít lên nghe lạnh gáy. Một bên hông của tên giặc bị rách toác. Nhưng trong nháy mắt thịt da hắn lại kín liền. Hắn vung cây đại đao sáng loáng “to hơn cả cái mái chèo”, chém xuống đầu Quất Giỏi. Quất Giỏi nhanh chóng “tránh được cắn răng, lấy hết sức lực vút một đường roi thứ hai. Cây cối quanh đấy như bị bão lốc, rạp cả xuống như lạy quỳ. Tên tướng giặc cúi đầu tránh được đường roi, nhưng vừa ngẩng đầu lên đã bị ngay một đường roi thứ ba nhanh như chớp tiện ngang cổ tên giặc. Đầu hắn rơi cạnh chân voi, lăn đi lông lốc” (truyện Cây Chanh quả vàng). Ta cũng thấy được sức mạnh phi thường của một người thầy dạy võ khi đã bị bọn giặc đầu độc mất đi sức mạnh vốn có của mình. Nhưng bằng tấm lòng yêu nước, thương dân, lòng căm thù giặc sâu sắc, ông đã lần lượt đội “50 cân thịt bò tươi và một nong xôi gấc” đi trên một chặng đường dài đầy khúc khuỷu, có lúc tưởng chừng như không thể bước tiếp được nữa. Ông đội 50 cân thịt đã nặng rồi nhưng đến khi đội nong xôi thì lại còn nặng hơn nhiều. Bởi vì, nong xôi to và trong đó có giấu năm người con trai của ông. Ông đội nong xôi đi đến đâu, ở đó cứ thơm lừng. Mới đi

được nửa đường, mồ hôi ông đã vã ra đầy mặt, đầy người. Đôi chân ông mỗi lúc một yếu, cứ run lẩy bẩy. Cái cổ cứ như muốn gẫy gập lại. Ông vẫn bặm môi, cắn răng và bắt đầu leo lên đồi. Tuy mệt lử nhưng đôi mắt ông sáng quắc và lòng ông rất vui. Ông tự nhủ: “Gắng lên! Chỉ cần một lúc nữa, một lúc nữa…” (truyện

Những thanh gươm xanh hay Sự tích hoa Phượng). Đúng vậy, chỉ cần một lúc

nữa thôi, khi ông đội được nong xôi lên chỗ tên tướng giặc thì năm người con nằm trong nong xôi, được xôi phủ lên chốc kia sẽ bật ra, giết chết tên tướng giặc độc ác, cứu dân trong vùng khỏi tai hoạ lớn. Người thầy dạy võ đáng trân trọng và cảm phục biết bao.

Như vậy, Phạm Hổ rất tài khi xây dựng tình huống và sử dụng chất liệu dân gian để tạo nên những câu chuyện, tính cách và hành động của mỗi nhân vật, làm cho câu chuyện trở nên sinh động, hấp dẫn trẻ thơ. Từ đó, giúp các em mở rộng nhận thức, phát triển trí tưởng tượng.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật chuyện hoa, chuyện quả của phạm hổ (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(40 trang)