Tính toán trục

Một phần của tài liệu Đồ án xây dựng giếng đứng: Thiết kế thi công thân giếng chính của mỏ than Hà Lầm theo hướng từ trên xuống dưới bằng khoan nổ mìn (Trang 65 - 69)

Số lần trục tải trong một giờ được xác định theo công thức: n = ; lần

Trong đó: – hệ số dự trữ thường lấy từ ( 1,1 – 1,15); Chọn = 1,15.

Tck là thời gian của một chu kỳ trục; giây

Với sơ đồ công nghệ thi công song song sử dụng hai sàn công tác trong giếng đứng, trục tải một đầu cáp thì:

Tck = + ; giây

Trong đó: H – chiều dài tối đa giếng cần thông gió; m. H = 339,7 m

v – tốc độ trục tải; m/s. Theo các nhà khoa học Nga, giá trị tốc độ trục tải hợp lý nên lựa chọn trong khoảng như sau:

v = 3,5 – 3,7 m/s khi chiều sâu giếng đứng H < 400m;

v = 4,2 – 4,5 m/s khi chiều sâu giếng đứng H = 400 - 600 m;

v = 4,8 – 5,5 m/s khi chiều sau giếng đứng H = 600 – 800 m;

v = 5,8 – 6,5 m/s khi chiều sâu giếng đứng H > 800 m;

=> Với giếng thi công có H = 339,7 m thì chọn tốc độ trục tải v = 3,6 m/s.

=> Tck =

= = 359,58 (s) => Chọn Tck = 360 (s)

=> Số lần trục tải bằng: n = = 8,69 (lần) => n = 9 lần.

VII.2: CÔNG TÁC THOÁT NƯỚC:

Giá trị lưu lượng nước ngầm xuất hiện khi xây dựng giếng đứng phụ thuộc vào các yếu tố:

- Đặc tính địa chất thủy văn các lớp đất đá, giếng đứng phải đào qua;

- Giá trị hệ số thấm của môi trường đất đá; - Diện tích mặt cắt ngang giếng đứng;

- Đặc tính thẩm thấu của vật liệu chống giữ giếng đứng;

Trong quá trình xây dựng giếng đứng thường sử dụng 3 phương pháp chủ yếu nhằm chống lại sự ảnh hưởng có hại của nước ngầm sau:

- Phương pháp thoát nước trực tiếp: Bơm nước trực tiếp từ gương thi công giếng đứng nhờ các loại thiết bị bơm thoát nước hoặc bằng thùng tròn.

- Phương pháp thu gom nước: Sử dụng phương pháp thu gom nước trước khi chúng xâm nhập trực tiếp vào gương thi công giếng đứng và bơm chúng lên mặt đất.

- Phương pháp nhân tạo: đóng kín, trám kín các loại khe nứt và ngăn chặn dòng nước ngầm bằng giải pháp điền lấp đầy chúng nhờ các loại vật liệu xi măng, dung dịch sét, nhựa đường hoặc giải pháp đóng băng nhân tạo vùng đất đá bao quanh giếng đứng.

=> Ở đây ta lựa chọn phương pháp thoát nước trực tiếp bằng thùng tròn. Loại thùng tròn sử dụng là TZ3 có dung tích thùng V = 3 m2 đã sử dụng để xúc bốc đất đá.

Trong giai đoạn xúc bốc đất đá, bơm nước vào thùng tròn, nước sẽ điền đầy các lỗ rỗng giưa các cục đất đá và được đưa lên mặt đất cùng thùng tròn.

Trong thời gian khoan lỗ khoan và nạp mìn, thi công kết cấu chống giữ cố định, nước từ gương thi công giếng đứng sẽ được đưa lên mặt đất trong các thingf tròn không có đất đá.

Trong giai đoạn nạp, nổ mìn, thông gió gương thi công, đưa gương vào trạng thái an toàn, nước ngầm chảy vào gương giếng đứng sẽ đọng lại trong các lỗ rỗng giữa các cục-hòn đất vỡ.

Ta có lưu lượng nước có thể đưa lên mặt đất bằng phương pháp này mà không làm giảm năng suất của thiết bị trục chuyển đất đá, có thể xác định theo công thức:

Q = n . Vt . k1 . k2 ( m3/h)

Trong đó: n – số lần trục tải trong một giờ; lần. n = 9 lần Vt – dung lượng thùng tròn, hoặc dung lượng tổng thùng tròn được bốc đồng thời tại gương giếng; (m3). Vt = 3 m3.

k1 – hệ số chứa của thùng tròn, thường lấy k1 = 0,75 – 0,8. Chọn k1 = 0,8.

k2 – hệ số tính đến thể tích các lỗ rống của đất đá rời do nổ mìn.

+ Đối với đất đá mềm k2 = 0,3 – 0,4

+ Đối với đất đá rắn cứng trung bình k2 = 0,4 – 0,5

+ Đối với đất đá rất rắn cứng k2 = 0,5 – 0,6 => Với f = 9 ta lựa chọn k2 = 0,5.

=> Q = 9 . 3 . 0,8 . 0,5 = 10,8 (m3/h).

Với lưu lượng nước chảy vào giếng q = 2,5 m3/h thì Q > q thỏa mãn điều kiện áp dụng phương pháp thoát nước bằng thùng tròn.

VII.3: CÔNG TÁC CHIẾU SÁNG:

Khi thi công giếng đứng, ta sử dụng đèn chiếu sáng gương và tường hông giếng đứng. Hai nguồn chiếu sáng được treo phía dưới sàn treo công tác. Phía trên mỗi tầng của sàn treo công tác

( kể cả phía trên toàn bộ sàn treo công tác) treo một đèn chiếu sáng.

VII.4: CÔNG TÁC CUNG CẤP KHÍ NÉN

Khi đào giếng, khí nén cần cho máy khoan, búa chèn, máy bốc, ngoài ra khí nén còn dùng để đóng mở cửa giếng, áp suất khí nén có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất của các thiết bị thi công.

Một phần của tài liệu Đồ án xây dựng giếng đứng: Thiết kế thi công thân giếng chính của mỏ than Hà Lầm theo hướng từ trên xuống dưới bằng khoan nổ mìn (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(80 trang)
w