Khi đào giếng có thể sử dụng ống gió cứng hay ống gió mềm với đường kính 300 – 1200 mm (thường dùng 300 – 800 mm).
Ống gió cứng làm bằng tôn gồm các đoạn dài 2 – 4m và nối với nhau bằng bu lông mặt bích và vòng đệm bằng cao su. Ống gió cứng được neo giữ vào thành giếng hoặc vào xà ngang.
Ống gió mềm làm bằng vải bạt tráng cao su hoặc bằng vải sợi tổng hợp, gồm các đoạn dài 5m và 10m, nối với nhau bằng ống nối kim loại và bu-lông vòng. Ống nối có chiều dài 0,4m và đường kính bằng đường kính của ống gió. Ống gió mềm được treo trên hai dây cáp thả từ trên mặt đất xuống, đôi khi cũng được neo giữ vào vỏ chống giếng.
Đường kính của ống gió chọn tùy thuộc vào chiều sâu và đường kính của giếng đứng, có thể chọn đường kính ống gió theo kinh nghiệm.
Bảng 7: Chọn đường kính của ống gió theo kích thước của giếng đứng:
Chiều sâu giếng đứng (m) Đường kính trong giếng đứng (m) Đường kính ống gió (mm) 350 6,0 500 400 650 6,5 7,0 700 700 1000 7,5 8,0 900 1000 7,5 8,0 1000 1200
=> Với chiều sâu giếng H < 339,7 m, Dg = 5,5 m ta lựa chọn ống gió mềm với đường kính ống gió bằng 500 mm.
Theo nguyên tắc an toàn, miệng ống gió phải cách gương giếng một đoạn không quá 15 m và được tính theo công thức: l = k . 15 m
Trong đó: Sd là diện tích mặt cắt ngang khi đào của giếng (m2)
k là hệ số phụ thuộc vào sơ đồ thông gió. Với sơ đồ thông gió ta chọn là sơ đồ thông gió đẩy thì k = 6. => l = 6 . = 29,2 (m) => Chọn khoảng cách giữa miệng ống gió và gương giếng là l = 15m.
VI.1.3: Tính toán chọn quạt:
Việc tính toán chọn quạt bao gồm các công việc sau: - Chọn sơ đồ thông gió
- Xác định lượng không khí cần thiết đưa vào gương - Lựa chọn loại và đường kính ống gió
- Xác định hạ áp và năng suất cần thiết của quạt - Chọn quạt