b, Quản lý việc sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà n−ớc
1.3.3. Sự phù hợp của các văn bản pháp luật liên quan
Để tối đa hoá lợi nhuận, các doanh nghiệp có thể bất chấp những lợi ích chung của toàn xã hội. Để hạn chế mặt tiêu cực đó, bên cạnh “bàn tay vô hình”- các quy luật của thị tr−ờng còn có “bàn tay hữu hình”-sự can thiệp của nhà n−ớc. Sự can thiệp của nhà n−ớc thể hiện qua những chính sách quản lý vĩ mô đối với nền kinh tế, qua hệ thống pháp luật...Các chính sách quản lý của nhà n−ớc vừa trực tiếp, vừa gián tiếp tác động tới hoạt động quản lý vốn nhà n−ớc tại doanh nghiệp nhà n−ớc. Sự tác động trực tiếp thể hiện qua những chính sách trực tiếp liên quan tới hoạt động quản lý vốn nhà n−ớc tại doanh nghiệp nhà n−ớc. Đó là những chính sách quy định về nội dung quản lý vốn, ph−ơng pháp quản lý vốn, bộ máy quản lý vốn. Các chính sách này đ−ợc thực hiện bởi cơ quan quản lý nhà n−ớc cũng nh− hệ
KILOB OB OO K.C OM
thống các doanh nghiệp nhà n−ớc. Một hệ thống chính sách quản lý đúng đắn, đầy đủ sẽ đem lại hiệu quả quản lý cao và ng−ợc lại, một hệ thống chính sách quản lý ch−a đầy đủ, không đồng bộ, còn thiếu sót sẽ làm giảm hiệu quả của công tác quản lý.
Sự tác động gián tiếp của chính sách quản lý của nhà n−ớc tới hoạt động quản lý vốn nhà n−ớc thể hiện ở chỗ: các chính sách quản lý của nhà n−ớc có tạo ra đ−ợc một môi tr−ờng thuận lợi cho công tác quản lý vốn nhà n−ớc hay không, hay tạo khó khăn cho công tác quản lý? Ví dụ nh−: chính sách về sắp xếp lại doanh nghiệp nhà n−ớc có tạo điều kiện cho công tác quản lý vốn nhà n−ớc hay không?... ở n−ớc ta, tác động của yếu tố này tới hoạt động quản lý vốn nhà n−ớc tại doanh nghiệp nhà n−ớc thể hiện rất rõ. Cùng với việc không ngừng hoàn thiện hệ thống văn bản chính sách về quản lý vốn nhà n−ớc tại doanh nghiệp nhà n−ớc (căn cứ để quản lý), việc tổ chức thực hiện đã cho thấy những dấu hiệu tích cực rõ rệt. Tuy vậy vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế trong hệ thống chính sách đòi hỏi phải tiếp tục hoàn thiện để quản lý vốn nhà n−ớc tại doanh nghiệp nhà n−ớc tốt hơn.