chình điện, cá đuối điện, cá trê điện. Những loài cá này đều có cơ quan đặc biệt để tích điện. Điện áp nhỏ sinh ra ở các sợi cơ được hợp lại, nhờ sự nối tiếp của nhiều phần tử riêng biệt, được các dây thần kinh, như là những dây dẫn, nối liền thành những bộ pin dài. Loài cá chình điện sống ở vùng nước nhiệt đới châu Mỹ (Hình 86) có đến tám nghìn tấm mỏng riêng biệt, tấm nọ cách tấm
Ng i dch: Đ NG CHUNG
kia bởi một chất thạch. Mỗi tấm mỏng có một dây thần kinh chạy từ tủy sống vào. Về phương diện vật lý, thiết bị này là một hệ tụ điện có điện dung lớn. Cá chình điện đã tích lũy năng lượng điện vào trong các tụ điện này, khi thấy cần sẽ phóng điện vào vật đụng vào nó, gây ra giật điện rất mạnh đối với người và làm chết các động vật nhỏ. Những con cá chình điện lớn lâu ngày chưa phóng điện, điện áp của dòng điện lúc phóng có thể đạt tới 800 V, thường thì điện áp này thấp hơn.
Hình 86
Ng i dch: Đ NG CHUNG
Trong số những loài cá điện khác, đặc biệt có cá đuối điện (Hình 87) thường gặp ở Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Cá này dài tới 2 m và cơ quan phát điện của nó gồm tới hàng trăm tấm mỏng. Cá đuối điện có khả năng phóng điện từ 10 đến 16 giây, mỗi giây phóng tới 150 lần và điện thế mỗi lần phóng tới 80 V. Cơ quan phát điện của cá đuối điện lớn có điện áp đến 220 V.
Hình 87
Cá trê điện có cơ quan phát điện rất đặc biệt, điện phóng ra đến 360 V. Cơ quan phát điện
Ng i dch: Đ NG CHUNG
ở cá trê điện xếp thành một lớp mỏng dưới da ở khắp cả thân cá.
Đặc điểm của những loại cá có cơ quan phát điện là ít thụ cảm đối với tác dụng của dòng điện. Thực vậy, cá chình điện chịu được điện áp 220 V mà không hề bị nguy hiểm chút nào.