những âm khác nhau, đặc trưng cho mỗi loài. Tùy theo nhu cầu của cá mà tính chất âm có thay đổi: Có những âm cá phát ra lúc ăn, có những âm khác phát ra lúc chuyển động … Ở cá còn có những âm thanh đặc biệt, những tín hiệu báo động; nghe thấy những tín hiệu này, chúng phân tán đi, cả đàn cá tản rộng ra.
Khả năng phát và thu nhận âm và siêu âm giúp cá ở trong bóng tối có thể nhận thấy từ xa các sinh vật đang bơi, các vật cản khác nhau dựa trên sự thu nhận những tín hiệu âm phản hồi, theo nguyên tắc này người ta đã chế được các máy thủy âm định vị, các máy dùng sóng âm thăm dò tất cả những gì có dưới nước xung quanh con tàu.
Cá còn nhận biết được cả những dao động nhỏ nhất, là những sóng âm ở trong nước, nhờ vô số các cơ quan thụ cảm nhỏ bé nằm dọc hai bên thân gọi là cơ quan đường bên và cũng nhờ cả tai có cấu tạo rất đơn giản nằm ở đầu nữa.
Nhiều điều thú vị về âm thanh của cá đã được khám phá. Căn cứ vào đặc tính của âm
Ng i dch: Đ NG CHUNG
thanh, thường thường có thể xác định được loại cá nào có ở gần đấy, và qua cường độ âm thanh mà biết rõ số lượng cá. Chẳng hạn những đàn cá trích lớn đang phát ra tiếng động nghe giống như tiếng hót líu lo của những con chim non. Tiếng của những con cá mòi vang lên tương tự như tiếng xào xạc của cành cây khi gió thổi. Một loài cá lớn sống ở Địa Trung Hải và Hắc Hải phát ra tiếng kêu tương đối to, kéo dài và thậm chí còn du dương nữa. Những người đánh cá đã căn cứ vào âm thanh để vây bắt cá.
Ngày nay những điều hiểu biết về tiếng kêu của cả tạo khả năng cho việc nghiên cứu, vận dụng âm thanh vào thực tiễn công nghiệp đánh cá. Có thể truyền xuống nước những âm thanh hoặc siêu âm có đặc tính và tần số dao động nhất định để thu hút cá.