14.1. KHU BỒN CHỨA GIAI ĐOẠN 1 14.1.1.Nền móng bồn
Trong kỹ thuật xử lý nền móng bồn có nhiều giải pháp. Đối với việc xây dựng bồn chứa tại Việt Nam đã áp dụng các giải pháp xử lý nền móng như sau:
− Phương án gia cố bằng cọc tràm (tre) và đệm cát.
− Phương án gia cố bằng cọc cát.
− Phương án gia cố bằng cọc xi măng đất.
− Phương án gia cố bằng cọc bê tông.
Theo tham khảo tài liệu khảo sát địa chất lân cận khu vực xây dựng công trình và kết cấu của các các bồn chứa chứa dầu thô hiện có của Nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn cho thấy nền đất ở đây là đất tốt, vì vậy kết cấu của móng bồn là đài móng hình vành khăn bằng bê tông cốt thép trên đệm cát.
Móng bồn có cấu tạo gồm lõi móng bồn và một hình vành khăn bằng bê tông cốt thép. Lõi móng bồn bằng các lớp cấp phối từ trên xuống như sau:
− Lớp 1: Bê tông asphalt cách nước dày 80mm
− Lớp 2: Cát hạt trung đầm chặt k=0,98 dày 550mm − Lớp 3: Đá 1x2 đầm chặt dày 300mm − Lớp 4: Đá 4x6 dày 500mm − Lớp 5: Tấm HDPE dày 2mm − Lớp 6: Cát hạt trung đầm chặt k=0,98 dày 200mm − Lớp 7: Cát hạt trung đầm chặt k=0,98 dày 500mm − Lớp 8: Cát hạt trung đầm chặt k=0,98 dày 500mm Chi tiết cấu tạo mặt cắt xem thêm bản vẽ.
14.1.2.Đê bao
Đê ngăn cháy xung quanh khu bồn xây gạch dày 300mm, có bổ trụ, cao 1.600mm. Tại các vị trí thích hợp có bố trí 06 bậc qua đê để đi lại, thao tác phía trong khu bồn.
14.1.3.Kết cấu bồn chứa
Bồn chứa xăng dầu là loại bồn thép hình trụ tròn, chi tiết như sau:
− Bồn chứa dầu DO: 4.000m³ là loại bồn trụ đứng đường kính D=19,1m, chiều cao H=15m, không mái phao.
− Bồn chứa xăng A92: 2.000m³ là loại bồn trụ đứng đường kính D=15,76m, chiều cao H=12m, có mái phao.
− Bồn chứa xăng A95: 1.000m³ là loại bồn trụ đứng đường kính D=12,9m, chiều cao H=10m, có mái phao.
− Bồn chứa cồn E100: 200m³ là loại bồn trụ đứng đường kính D=7,16m, chiều cao H=6m, không mái phao.
khi có nhu cầu có thể dễ dàng lắp đặt hệ mái phao bên trong để loại trừ xăng dầu bị bay hơi. Loại bồn này đã được xây dựng nhiều trong các kho dầu trong phạm vi toàn quốc.
Phương pháp tính toán các cấu kiện bồn, cấu tạo các chi tiết, các quy trình hàn, lắp ráp, kiểm tra mối hàn, thử và nghiệm thu, sơn bồn đều được tuân theo tiêu chuẩn thiết kế bồn của Anh và Mỹ. Tiêu chuẩn về vật liệu: Dùng thép các bon thông thường, tận dụng thép trong nước, vật liệu thép tấm phổ biến trên thị trường hiện nay có kích cỡ: 1,5m x 6m hoặc 9m x 2m.
Các thông số kỹ thuật chính để tính toán chịu lực khi thiết kế bồn chứa:
− Áp lực dương: 75 mm H2O
− Áp lực âm: -25 mm H2O
− Áp lực gió: 1,5KN/m² (3 giây, chu kỳ lặp 50 năm)
− Trọng lượng thiết bị trên mái: 25 kG/cm²
− Hoạt tải trên mái: 40 kG/cm²
Bộ phận chịu lực chính cần tính toán là kết cấu thành bồn. Thành bồn được tính toán theo tiêu chuẩn API 650-2005 có tham khảo BS EN 14015-2004 và có tính đến độ dự trữ ăn mòn cho phép.
14.2. NHÀ BƠM DẦU
− Diện tích: 12 x 4,5 = 54m²
− Kết cấu chính:
+ Kết cấu nền móng: Móng bê tông cốt thép trên đệm cát
+ Kết cấu khung: Khung bằng thép CT3 tổ hợp, liên kết bằng bu lông và hàn điện + Mái: Hệ vì kèo thép độ dốc 20%, xà gồ thép, lợp tole mạ màu, có nẹp chống gió bão.
14.3. NHÀ XUẤT DẦU Ô TÔ
− Diện tích: 15,3 x 9 = 137,7m².
− Kết cấu chính:
+ Kết cấu nền móng: Móng bê tông cốt thép trên đệm cát
+ Kết cấu khung: Khung kèo bằng thép CT3 tổ hợp, liên kết bằng bu lông và hàn điện + Mái: Hệ vì kèo thép độ dốc 20%, xà gồ thép, lợp tole mạ màu, có nẹp chống gió bão.
14.4. NHÀ KIỂM ĐỊNH (2 TẦNG)
− Diện tích: 8 x 4 = 32m².
− Kết cấu chính:
+ Kết cấu nền móng: Móng bê tông cốt thép trên đệm cát + Kết cấu khung: cột, sàn bằng bê tông cốt thép
+ Tường: Xây bằng gạch ống, câu gạch thẻ dày 220. + Mái: Mái bằng bê tông cốt thép
14.5. NHÀ VĂN PHÒNG (2 TẦNG)
− Diện tích: 24 x 10 = 240m².
− Kết cấu chính:
+ Kết cấu nền móng: Móng bê tông cốt thép trên đệm cát + Kết cấu khung: cột, sàn bằng bê tông cốt thép
+ Tường: Xây bằng gạch ống, câu gạch thẻ dày 220. + Mái: Mái bằng bê tông cốt thép
màu, có nẹp chống gió bão.
14.6. TRẠM BƠM NƯỚC CHỮA CHÁY
− Diện tích: 10 x 6 = 600m².
− Kết cấu chính:
+ Kết cấu nền móng: Móng bê tông cốt thép trên đệm cát
+ Kết cấu khung: Khung kèo bằng thép CT3 tổ hợp, liên kết bằng bu lông và hàn điện + Mái: Hệ vì kèo thép độ dốc 20%, xà gồ thép, lợp tole mạ màu, có nẹp chống gió bão.
14.7. KHU BỒN NƯỚC SINH HOẠT, CHỮA CHÁY
− Diện tích: 10 x 10 = 100m².
14.7.1.Nền móng bồn
Móng bồn có cấu tạo gồm lõi móng bồn và một hình vành khăn bằng bê tông cốt thép. Lõi móng bồn bằng các lớp cấp phối từ trên xuống như sau:
− Lớp 1: Bê tông asphalt cách nước dày 80mm
− Lớp 2: Cát hạt trung đầm chặt k=0,98 dày 550mm − Lớp 3: Đá 1x2 đầm chặt dày 300mm − Lớp 4: Đá 4x6 dày 500mm − Lớp 5: Tấm HDPE dày 2mm − Lớp 6: Cát hạt trung đầm chặt k=0,98 dày 200mm − Lớp 7: Cát hạt trung đầm chặt k=0,98 dày 500mm − Lớp 8: Cát hạt trung đầm chặt k=0,98 dày 500mm 14.7.2.Kết cấu bồn chứa
− Bồn chứa nước cứu hỏa: 700m³ là loại bồn trụ đứng đường kính D=9,55m, chiều cao H=10m.
Chọn giải pháp kết cấu bồn là mái nón hoặc mái vòm, không có cột trung tâm
14.8. NHÀ VẬN HÀNH.
− Diện tích: 6 x 4 = 24m².
− Kết cấu chính:
+ Kết cấu nền móng: Móng bê tông cốt thép trên đệm cát + Kết cấu khung: Khung, cột bằng bê tông cốt thép + Mái: Mái bằng bê tông cốt thép
14.9. XƯỞNG CƠ KHÍ, BẢO TRÌ.
− Diện tích: 18 x 6 = 108m².
− Kết cấu chính:
+ Kết cấu nền móng: Móng bê tông cốt thép trên đệm cát
+ Kết cấu khung: Khung kèo bằng thép CT3 tổ hợp, liên kết bằng bu lông và hàn điện + Mái: Hệ vì kèo thép độ dốc 20%, xà gồ thép, lợp tole mạ màu, có nẹp chống gió bão.
− Diện tích: 6 x 4 = 24m².
− Kết cấu chính:
+ Kết cấu nền móng: Móng bê tông cốt thép trên đệm cát + Kết cấu khung: Khung, cột bằng bê tông cốt thép + Mái: Mái bằng bê tông cốt thép
14.11.TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI
− Diện tích: 30 x 10 = 300m².
− Bể lắng dầu: 12m (D)x 2m (R) x 2,5m (C)
− Kết cấu chính:
+ Kết cấu nền móng: Móng bê tông cốt thép trên đệm cát + Kết cấu thành bể: bằng bê tông cốt thép
14.12.NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG
− Diện tích: 6 x 6 = 36m².
− Kết cấu chính:
+ Kết cấu nền móng: Móng bê tông cốt thép trên đệm cát + Kết cấu khung: cột bằng bê tông cốt thép
+ Mái: Mái bằng bê tông cốt thép
14.13.NHÀ BẢO VỆ
− Diện tích: 6 x 4 = 24m².
− Kết cấu chính:
+ Kết cấu nền móng: Móng bê tông cốt thép trên đệm cát + Kết cấu khung: cột bằng bê tông cốt thép
+ Mái: Mái bằng bê tông cốt thép
14.14.NHÀ ĐỂ Ô TÔ, XE MÁY
− Diện tích: 12 x 8 = 96m².
− Kết cấu chính:
+ Kết cấu nền móng: Móng bê tông cốt thép trên đệm cát
+ Kết cấu khung: Khung kèo bằng thép CT3 tổ hợp, liên kết bằng bu lông và hàn điện + Mái: Hệ vì kèo thép độ dốc 20%, xà gồ thép, lợp tole mạ màu, có nẹp chống gió bão.
14.15.CỔNG CHÍNH, CỔNG PHỤ
− Cổng chính dài 10m
− Cổng phụ dài 4m
− Kết cấu chính:
+ Kết là loại cửa kéo loại trượt.
14.16.HÀNG RÀO
− Dài: 610m
− Kết cấu chính:
+ Kết cấu nền móng: Móng bê tông cốt thép trên đệm cát + Cột: Cột bằng bê tông cốt thép cao 2m.
14.17.ĐƯỜNG NỘI BỘ, SÂN BÃI
14.17.1. Đường nội bộ và sân bãi khu xuất hàng
− Chịu tải trọng nặng xe 30 tấn lưu thông, đường có chiều rộng ≥ 4m
− Là loại đường bê tông nhựa.
14.17.2. Đường khu văn phòng
− Chịu tải trọng nhẹ xe 20 tấn lưu thông, đường có chiều rộng ≥ 4m
− Là loại đường bê tông nhựa.
14.17.3. Đường phục vụ phòng cháy, chữa cháy
− Chịu tải trọng xe 20 tấn lưu thông, đường có chiều rộng 4m
− Là loại đường cấp phối.
14.17.4. Đường giao thông bên ngoài
− Làm mới đoạn đường bằng bê tông nhựa (giữ nguyên chiều rộng ban đầu) tiếp nối với đường bê tông nhựa hiện hữu đến đoạn đường phía biển.
− Chịu tải trọng nặng xe 30 tấn lưu thông.
− Là loại đường bê tông nhựa.
14.18.DI DỜI ĐƯỜNG ĐIỆN HIỆN HỮU TRÊN ĐẤT DỰ ÁN
− Trên mặt bằng hiện hữu khu đất dự án có đường dây cấp điện 0,4 kV của đồn biên phòng cửa khẩu Cảng Dung Quất.
− Chủ đầu tư đã làm việc với đơn vị bộ đội biên phòng, Điện lực Bình sơn và các đơn vị có thẩm quyền liên quan và được yêu cầu Chủ đầu tư chịu chi phí di dời và lắp dựng lại ngoài khu đất dự án.
− Khi thi công cần hạn chế tối đa việc cắt điện của đồn biên phòng.
14.19.SAN GẠT MẶT BẰNG
− Cao độ công trình khá cao (có nơi trên 26m so với mặt nước biển) cần san gạt theo bản vẽ TKCS đính kèm để đảm bảo cao độ xây dựng các hạng mục công trình.
− Chỉ san gạt tại những vị trí xây dựng các hạng mục và ưu tiên giữ nguyên thảm thực vật hiện hữu để tránh xói mòn, sạt lở.
− Dăm gỗ và cây phát quang (có thể sử dụng các cây bị phát quang để trồng lại tại các khu vực có thể xói mòn) cần được chuyển đến bãi đổ thải tập trung.
− Đá mồ côi xử lý theo phương pháp phá đá thủ công (không cho phép phá đá bằng nổ mìn) và san gạt tới những vị trí thấp và bờ kè.
14.20.BỜ KÈ
Sẽ thực hiện ở giai đoạn 2. Để giữ thảm thực vật và cây hiện hữu, trước gia mắt gia cố, xử lý những chỗ thoát nước xói mòn và trồng cây bổ sung.
ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG VÀ PHƯƠNG ÁN KIỂM SOÁT