Tình hình nghiên cứu trong nước

Một phần của tài liệu Thiết kế vector biểu hiện mang gene sinh tổng hợp carotenoid trong e coli (Trang 25)

Ở Việt Nam các nghiên cứu về carotenoid cũng đã được tiến hành. Hà Thị

Bích Ngọc và các cộng sự tại Khoa Sinh học-Trường Đại học Khoa học Tự nhiên-

Đại học Quốc gia Hà Nội đã tiến hành phân tích và khảo sát hàm lượng carotenoid trong các bộ phận lá, hoa, củđối với 30 loài thực vật ở Việt Nam bằng phương pháp HPLC. Kết quả cho thấy, trong các mẫu khảo sát hàm lượng β- caroten có nhiều nhất ở lá đu đủ (57,059%); hàm lượng lutein có nhiều nhất ở lá đinh lăng (50,762%), hàm lượng lycopen có nhiều nhất ở quả cà chua (22,483%) [16]

Trong một nghiên cứu khác, khi phân tích các carotenoid ở thịt quả và màng hạt trong trái Gấc Việt Nam cũng bằng phương pháp HPLC, các tác giả đã chỉ ra trong trái Gấc chứa một lượng carotenoid khá lớn, nhất là ở màng hạt Gấc. Trong một gam thịt quả gấc (phần có màu vàng) chứa 7-37 µg β-carotene, 0,2-1,6 µg lycopene, còn trong một gam màng hạt gấc chứa 310-460 µg lycopene, 60-140 µg

β-carotene. Các tác giả cũng cho rằng nồng độ lycopene trong màng hạt gấc gấp từ

4-10 lần so với lượng lycopene trong một số rau quảđược cho là giàu lycopene[27] Tại Hội nghị Khoa học và Công nghệ lần thứ 9, hai tác giả Nguyễn Thị Lý và Trần Thị Hồng Vân đã trình bày báo cáo phương pháp và kết quả nghiên cứu tách chiết tinh dầu và carotenoid từ lá Trầu Không (Piper betle L.). Kết quả nghiên cứu của họ cho thấy, tỷ lệ tinh dầu tách chiết được từ lá Trầu Không là 0,9-1% và hàm lượng carotenoid đạt 0,19%. Sản phẩm này khá tinh khiết, quang phổ IR không phức tạp, đồng dạng với phổ IR của β-caroten [28]

Trong nội dung của “Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng

điểm quốc gia phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2020” của chính phủ số

61/2007/QD-TTg năm 2007, đã đưa ra nội dung của chương trình nghiên cứu các hoạt chất thiên nhiên để làm nguyên liệu sản xuất thuốc, trong đó có các nội dung:

- Tổ chức nhân giống và trồng đại trà cây gấc và cây hoa cúc giống tốt, có hàm lượng carotenoid cao ở huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình;

- Sản xuất các hoạt chất carotenoid, nguyên liệu để bào chế thuốc viga, vicuva, vicuga;

- Nghiên cứu tách chiết lutein, zeaxanthin từ hoa cúc vạn thọ để làm nguyên liệu bào chế thuốc vicuva”.

Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có nghiên cứu nào về sản xuất carotenoid trên vi sinh vật hay điều hướng trao đổi chất sản xuất carotenoid được công bố. Chính vì thế, việc nghiên cứu thiết kế các vector biểu hiện gene tổng hợp carotenoid là cơ sở cho việc sản xuất carotenoid năng suất cao ở Việt Nam

PHẦN 3.

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Vật liệu nghiên cứu

- Vector pR-iEIB do Bộ môn Công nghệ Sinh học và Công nghệ gen , Viện Khoa học Sự sống cung cấp

- Vector pET28a (+) mua của hãng NovagenTM

- Chủng vi khuẩn E. coli DH5α do Phòng thí nghiệm Vi sinh vật học phân tử, Viện Công nghệ Sinh học- Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

- Chủng vi khuẩn E. coli BL 21 do Phòng thí nghiệm Vi sinh vật, Viện Công Nghệ Sinh Học- Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

3.2. Hóa chất

3.2.1. Hóa cht cho quá trình biến np

- Hóa chất cho khả nạp: CaCl2 0.1 M, glycerol 15% - Hóa chất biến nạp: amp , IPTG, X-gal

3.2.2. Hóa cht dung cho gn ni gene vào vector

- Enzyme T4 DNA ligase của hãng InvitrogenTM - Vector pET28a (+) mua của hãng NovagenTM

Hình 3.1: Cu trúc vector biu hin pET28 Thành phần cấu tạo từng phần trong plasmid Bng 3.1. Thành phn cu trúc vector pET28 Thành phần Vai trò Vị trí T7 promoter Kiểm soát chặt chẽ sự biểu hiện của gene Base 368-386

Vùng khởi đầu sao chép Cho phép tạo ra số lương lớn trong

E. coli

Base 3270-3889

Vị trí đa tách dòng Cho phép gắn gene quan tâm Base 158-204

Xpress fwd primer Base 222-240

ORF frame 1 Vị trí khung đọc 1 Base 523-1023

ORF frame 2 Vị trí khung đọc 2 Base 3995- 4810

Ngoài ra, vector pET 28 có chứa gene kháng kanamycin. Nhờ đó mà vi khuẩn mang plasmid tái tổ hợp có thể sinh trưởng bình thường trên môi trường có chứa kanamycin, giúp chọn lọc các dòng mong muốn

3.2.3. Hóa cht dùng cho thí nghim biến np và nuôi khun

- Môi trường nuôi cấy E. coli :

+ Môi trường LB lỏng : 1% tripton

0,5% dịch chiết nấm men 1% NaCl

+ Môi trường LB rắn: 1% tripton

0,5 % dịch chiết nấm men 1% NaCl

1,5 % agarose - Kháng sinh Kanamycin: 100mg/ml

3.2.4. Hóa cht dùng cho phn ng ct enzyme gii hn

- Enzyme giới hạn : XbaI, E.coRI, … của hãng Thermo Scientific

- Enzyme nối T4 DNA ligase và buffer T4 được cung cấp từ hãng Thermo Scientific

3.2.5. Hóa cht dùng cho tách chiết DNA plasmid

- Phương pháp tách chiết bằng Kit: sử dụng bộ Kit “ GenJET plasmid Miniprep Kit” của hãng Thermo Scientific

- Tách chiết plasmid theo phương pháp “ Preparation of Plasmid DNA by Alkaline Lysis with SDS” ( Molecular Cloning A Laboratory Manual On The Web Maniatis ( Edicion Para Impimir )): gồm các dung dịch 1,2 và 3

Sol I: Glucose : 50mM Tris-HCl pH 8,0 : 25 mM EDTA pH 8,0 : 10mM Sol II SDS : 1% NaOH : 0,2 N

Sol III:

Kali Acetate : 3 M

Acid Glacial Acetic : 5M

TE:

Tris-HCl pH 8,0 : 10mM

EDTA : 1mM

3.1.2.6. Hóa chất dùng cho phản ứng thôi gel

Bộ Kit chiết DNA từ gel : GeneJET Gel Extraction Kit của Thermo Scientific

3.3. Thiết bị

Bng 3.2: Các thiết b s dng trong đề tài

Tên thiết bị Nguồn gốc xuất xứ

Máy lắc SK3000- Jeotech- Korea

Máy PCR Amplied Biosystems USA/ Singapo

Bộđiện di Scie- plas Ltd- UK

Lò vi sóng F- 51BW-Horiba- Janpan

Máy đo pH MS- 2347 AR-LG VN

Tủ lạnh -200C,-800 C Super freezer Eco 130- Ficchetti- Italy

Máy chụp ảnh gel Gel Logic 1500-Kodak- USA

Cân điện tử TE 214S- Startorius Germany

Bểổn nhiệt Techne- OSI

Máy khử ion Casada Bio Water system - Pall Co-UK

Tủ an toàn sinh học cấp 2 Nu- 425- 400E- Nuarie -USA

Máy Vortex Vortex Genius 3- IKA Genmany/China

Máy Spindown E- centrifuge- Wealtec- Taiwan/USA

Máy li tâm Eppendorf – CHLB Đức

Pipeete 8 - channel Thermo Labsystem- Germany

Nồi hấp khử trùng HV-110-Hirayma- Japan

Bể rửa song siêu âm Jeiotech - Korea

3.4. Địa điểm và thời gian thực tập

- Địa điểm: Bộ môn Sinh học phân tử và Công nghệ gene, Viện Khoa học Sự

- Thời gian: Từ tháng 3 đến tháng 6/2014

3.5. Nội dung nghiên cứu

- Ni dung 1: Thiết kế vector biu hin pET28-iEIB

Hình 3.2. Sơđồ thiết kế vector pET28-iEIB

Cắt với XbaI và EcoRI

Cắt với XbaI và EcoRI

• Biến nạp vector tái tổ hợp vào chủng E. coli DH5α khả biến

• Chọn lọc các khuẩn lạc mang vector tái tổ hợp

• Tách chiết plasmid

• Cắt kiểm tra vector tái tổ hợp bằng enzyme cắt giới hạn, PCR để kiểm tra

- Ni dung 2: Biu hin pET28-iEIB trong E.coli BL21

3.6. Phương pháp nghiên cứu

3.6.1. Quy trình gn ni cm gen iEIB vào vector pET 28

Để gắn được gen vào vector biểu hiện phải tiến hành nhiều thao tác, trải qua nhiều bước khác nhau. Quy trình được thực hiện theo quy trình sau:

Biến nạp và chọn lọc trên môi trường kháng sinh Tách chiết Cắt RE Hình 3.3 Quy trình gn ni gen Tế bào khả biến Gen iEIB silicol

Vector pR-iEIB Vector pET 28

Sản phẩm pET28-iEIB Khuẩn lạc plasmid Sản phẩm cắt Cắt với RE Thiết kế Gắn nối

3.6.1.1. Phản ứng cắt enzyme giới hạn để thôi gel

Cắt gen iEIB tách khỏi vector pR-iEIB và cắt mở vòng vector biểu hiện pET28 với enzyme XbaI và EcoRI

Bng 3.3: Thành phn phn ngct Hóa chất Thể tích (µl) DNA 10 Buffer tango 2X 6 Enzyme EcoRI 3 Enzym XbaI 3 H20 8 Tổng 30 - Tiến hành ủở 370 C trong 30 phút 3.6.1.2 . Phương pháp điện di

Các bước chuẩn bịđiện di:

Chuẩn bị gel

- 1g agarose cho vào 100 ml dịch TAE 1X, đun sôi trong lò vi sóng trong 2-3 phút cho tan hết

- Để gel nguội đến khoảng 500C, đổ bản gel đã cài lược sẵn để trong 30 phút cho gel đông lại

- Đặt bản gel vào bểđiện di, đổ dung dich TAE 1X vào bểđiện di sao cho vừa ngập bản gel, sau đó rút lược ra khỏi bản gel

Tra mẫu điện di

- Tra theo tỷ lệ 1:5 (1 µl loading dye: 5µl mẫu)

- Điện di ở hiệu điện thế 100V, 200mA, ở 35 phút thì dừng lại

Nhuộm gel

Bản gel lấy ra khỏi khay điện di và nhuộm ethidium bromide trong 15 phút Soi và chụp bản gel bằng máy chụp gel

Quy trình theo hướng dẫn của bộ kit “GeneJET Gel Extraction Kit”

Cắt gel: đưa bản điện di lên máy soi gel và cắt lấy band mong muốn, sau đó cho vào ống Effendorft 1,5 ml

+ Bổ sung đệm ly giải gel Bindding buffer vào ống Eppendorf theo tỷ lệ 1:1 (1g tương đương với 1000µl)

+ Ủở 55 0C trong 10 phút, cứ 2-3 phút đảo nhẹ 1 lần giúp gel nhanh tan

+ Hút dịch sang cột lọc, ly tâm 10000 vòng/ phút trong 1 phút , loại bỏ phần dịch lỏng

+ Bổ sung 700µl đệm rửa (washing buffer), ly tâm 10000 vòng/phút trong 1 phút, bỏ dịch lỏng

+ Ly tâm lần 2 ở 10000 vòng/ phút trong 1 phút để loại bỏ hết ethanol thừa + Chuyển cột lọc sang ống effendorf mới, bổ sung 25µl đệm đẩy (Elution buffer), sau đó li tâm 10000 vòng/phút trong 1 phút

+ Điện di kiểm tra sản phẩm thôi gel

3.6.1.4. Phản ứng nối cụm gen iEIB vào vector pET28

Nối sản phẩm thôi gel bằng T4 DNA ligase

Bng 3.4 Thành phn phn ng ni Hóa chất Thể tích (µl) Buffer 5X 2 Vector 4 DNA 12 T4 DNA ligase 1 Tổng 20 - Ủ 220 C trong 1 giờ

3.6.2. Biến np vector pET28-iEIB vào E.coli

3.6.2.1. Biến nạp

Hình 3.4. Sơ đồ biến np plasmid pET28-iEIB vào E. coli DH5α

Biến nạp sản phẩm nối vào tế bào khả biến của vi khuẩn E.coli DH5α bằng phương pháp sốc nhiệt, cấy trải trên môi trường LB Kana rắn

Các bước tiến hành:

+ Lấy ống tế bào khả biến E. coli DH5α từ tủ -800 C và đặt ở trong đá lạnh 30 phút

+ Hút toàn bộ sản phẩm nối vào ống chứa tế bào khả biến, để trên đá lạnh 30 phút

+ Lấy ống tế bào khả biến trên ra khỏi đá và đặt bể ổn nhiệt 420C trong 90 giây, sau đó đưa nhanh tế bào vào trong đá 2 phút

+ Bổ sung 700µl môi trường LB lỏng vào ống tế bào biến nạp, nuôi phục hồi

ở 370C trong thời gian 30 phút

+ Sau khi nuôi phục hồi lấy toàn bộ tế bào biến nạp nuôi trên môi trường chọn lọc thạch LB kana, thao tác nhanh, trang đều trên mặt thạch đến khi khô mặt thạch.

+ Nuôi ở 370C, qua đêm

3.6.2.1. Phương pháp tách chiết Plasmid

Để phân tích kết quả gen iEIB từ pR-SETA chuyển sang vector pET28 : tôi tiến hành lấy khuẩn lạc riêng rẽ nuôi trên môi trường LB lỏng , có bổ sung kháng sinh Kanamycin, nuôi ở 370 C, lắc 150 vòng/ phút.

3.6.2.1.1. Tách plasmid bằng phương pháp ankaline lysis

+ Thu cặn tế bào, ly tâm 5000 vòng/ 1 phút trong 3 phút + Bổ sung 200µl solution I, vortex cho tan hết cặn + Bổ sung 400µl solution II, mix nhẹ 6-8 lần + Bổ sung thêm 350µl solution III, mix nhẹ 6-8 lần

+ Ly tâm 10000 v/p trong 10 phút, thu dịch lỏng sang ống effpendorf mới + Bổ sung 700µl CIAA mix 6-8 lần, ly tâm 10000 v/p trong 10 phút

+ Thu dịch pha trên, sau đó bổ sung thêm 50µl CH3COOK + 800µl isopropanol, mix nhẹ. Đem ly tâm 1000v/p trong 20 phút

+ Loại bỏ dịch nổi, thu cặn thêm 1000µl EtOH 70% lạnh. Sau đó, ly tâm 10000v/p trong 1 phút

+ Ly tâm lần 2 ở 10000v/p trong 1 phút để loại bỏ hết EtOH + Thu cặn, để khô tự nhiên ở nhiệt độ phòng trong vòng 5-7 phút + Bổ sung 50µl TE + 2µl RNase, mix đều

+ Điện di sản phẩm tách chiết

3.6.2.1.2. Tách plasmid bằng Kit “Gene JET plasmid Miniprep “

+ Ly tâm thu cặn khuẩn, 5000 v/p trong 3 phút

+ Bổ sung 250 µl Resuspension buffer vào ống tế bào, vortex tan dịch khuẩn + Bổ sung 250 µl Lysis buffer, đảo nhẹ 4-6 lần

+ Ly tâm 13.000 v/p trong 5 phút, thu dịch nổi

+ Sau đó ly tâm 10000v/p trong 1 phút, loại bỏ dịch nổi

+ Chuyển cột lọc sang ống effendoft rồi bổ sung 500 µl washing buffer, ly tâm 1 phút

+ Loại bỏ dịch nổi, ly tâm thêm 1 phút để loại bỏ dịch

+ Chuyển sang ống effendoft mới, thêm 50µl Elution buffer, đợi 2 phút sau

đó ly tâm 10000 v/p trong 1 phút, thu được plasmid

3.6.2.3. Thành phần phản ứng cắt kiểm tra chiều gắn nối bằng enzyme giới hạn

Bng 3.5. Thành phn phn ng ct XhoI Thành phần Thể tích (µl) plasmid 5 buffer 1 Enzyme XhoI 1 H2 O 3 Tổng 10

3.6.2.4. Kiểm tra gen gắn nối bằng phương pháp PCR

Nhân gen EIB với cặp mồi tương ứng

Mồi F- crtE TGCCGTAAATGTATCCGTTT

Mồi R- crtB CTAGAGCGGGCGCTGCCA

Với chu trình nhiệt như sau: 950C trong 45 giây

950C trong 30 giây

610C trong 45 giây 35 chu kỳ

720C trong 3 phút 40 giây 720C trong 10 phút

Thành phần phản ứng PCR Bng 3.6 Thành phn phn ng PCR Thành phần Thể tích (µl) PCR master mix 7,5 Mồi R 1 Mồi F 1 DNA 2 H2O 3,5 Tổng 15

PHẦN 4

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Kết quả thiết kế vector tái tổ hợp mang cụm gen iEIB trên nền tảng pET28 4.1 .Kết quả sàng lọc dòng tái tổ hợp

Kết quả cắt thu cụm gen iEIB bằng phản ứng cắt bằng enxym giới hạn

Cụm gen iEIB bao gồm 4 gen Idi, Crt E, Crt I và Crt B, nằm trong vùng giới hạn của 2 enzym XbaI và EcoRI. Vì vậy, để phân tách cụm gen trên tôi tiến hành cắt bằng 2 enzym XbaI và EcoRI. Phản ứng cát thành công khi sản phẩm cắt tạo thành hai băng sáng có kích thước tương ứng là 3958bp và một băng có kích thước khoảng 2655bp. Kết quảđiện di thể hiện trên hình 4.1

Hình 4.1. Kết qu ct thu cm gen iEIB t pR-iEIB

Đường chạy 1: sản phẩm cắt pR-iEIB Đường chạy 2: sản phẩm cắt pET28

Đường chạy M: thang DNA chuẩn của hãng Thermo Sientific

Kết quảđiện di cho thấy đã cắt thành công cụm gen iEIB có kích thước 3958 bp.

Sàng lọc các dòng tái tổ hợp

Cụm gen iEIB bao gồm các gen Idi, Crt E, Crt I, CrtB. Với mục tiêu kiểm tra năng lực biểu hiện đa gen giữa hệ vector pRSET-A và pET28, cụm gen này được

chuyển từ vector pRSET-A sang pET28. Quá trình thực nghiệm được tiến hành như đã mô tảở hình 3.2. Tám dòng E. coli nghi ngờ mang pET28 chứa cụm gen iEIB, kí hiệu là pET28-iEIB, được sàng lọc bằng phương pháp điện di so sánh kích thước trên gel agarose. Kết quảđược thể hiện trên hình 4.2

Hình 4.2: Kết quđin di kim tra các dòng plasmid

Đường chạy 1,2,3,4,5,6,7,8: các dòng plamid pET28 -iEIB

Đường chạy M: đối chứng- vector pET 28

Kết quả diện di cho thấy, trong 8 dòng khuẩn lạc thu được chỉ có 5 dòng : dòng 2, dòng 3, dòng 5, dòng 7 và dòng 8 là có kích thước lớn hơn so với vector pET28 gốc, đây có thể là các vector pET28 được gắn gene iEIB. Các băng mờ phía trên có thể là các dạng plasmid khác nhau trong tế bào E. coli DH5α. Dòng 2,3,5,7,8

được tôi sử dụng chọn để sàng lọc các bước tiếp theo

Kết quả chọn lọc dòng mang pET28-iEIB bằng phương pháp lập bản đồ giới

Một phần của tài liệu Thiết kế vector biểu hiện mang gene sinh tổng hợp carotenoid trong e coli (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)