Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2012 của Thành phố Cần Thơ
Loại đất Năm 2012 (nghìn ha) Cơ cấu (%)
Đất sản xuất nông nghiệp 113,5 80,55 Đất lâm nghiệp 0,2 0,14 Đất chuyên dụng 11,1 7,88 Đất ở 6,4 4,54 Đất chưa được sử dụng 9,7 6,89 Tổng diện tích đất 140,9 93,11
Nguồn: Báo cáo số 1809/BC-BTNMT ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ
Tổng diện tích đất tự nhiên của Thành phố Cần Thơ là 140.9 nghìn ha chiếm khoảng 3.47% diện tích vùng ĐBSCL; trong đó đất dùng để sản xuất nông nghiệp là 113.5 nghìn ha chiếm 80.55%, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 0.2 nghìn ha chiếm 0.14%, diện tích đất chuyên dụng là 11.1 nghìn ha chiếm 7.88%, diện tích đất ở là 6.4 nghìn ha chiếm 4.54% ngoài ra có 6.89% diện tích đất chưa được sử dụng tương ứng 9.7 nghìn ha.
Thành phố Cần Thơ nằm toàn bộ trên đất có nguồn gốc phù sa sông Mê Kông bồi đắp và được bồi lắng thường xuyên qua nguồn nước có phù sa của dòng sông Hậu.Địa chất trong thành phố được hình thành chủ yếu qua quá trình bồi lắng trầm tích biển và phù sa của sông Cửu Long, trên bề mặt ở độ sâu 50 mét có hai loại trầm tích là Holocen (phù sa mới) và Pleistocene (phù sa cổ).
Địa hình nhìn chung tương đối bằng phẳng, phù hợp cho sản xuất nông, ngư nghiệp, với Độ cao trung bình khoảng 1 – 2 mét dốc từ đất giồng ven sông Hậu, và sông Cần Thơ thấp dần về phía nội đồng tức là từ phía đông bắc sang phía tây nam.Bên cạnh đó, thành phố còn có các cồn và cù lao trên sông Hậu như Cồn Ấu, Cồn Khương, Cồn Sơn, Cù lao Tân Lập. Thành phố Cần Thơ có 3 dạng địa hình chính là Địa hình ven sông Hậu hình thành dải đất cao là đê tự nhiên và các cù lao ven sông Hậu.
Ngoài ra do nằm cạnh sông lớn, nên Cần Thơ có mạng lưới sông, kênh, rạch khá chằng chịt. Vùng tứ giác Long Xuyên, thấp trũng, chịu ảnh hưởng lũ trực tiếp hàng năm. Đồng bằng châu thổ chịu ảnh hưởng triều cùng lũ cuối vụ.
3.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội
3.1.2.1 Đơn vị hành chính
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, tính đến ngày 31/12/2013 Thành phố Cần Thơ có 5 quận, 4 huyện, 44 phường, 5 thị trấn và 35 xã.
Trong đó huyện Cờ Đỏ có diện tích lớn nhất 310.48 km2, quận Ninh Kiều có dân số đông nhất 252.189 người năm 2012 và mật độ dân số 8.637
Bảng 3.2:Thông tin các đơn vị hành chính thành phố Cần Thơ năm 2012 Đơn vị hành chính cấp Huyện Diện tích (km2) Dân số năm 2012 (người) Mật độ dân số (người/ km2) Số đơn vị hành chính
Quận Ninh Kiều 29,2 252.189 8.637 13 phường
Quận Bình Thủy 70,59 117.809 1.669 8 phường
Quận Cái Răng 62,53 89.453 2.750 7 phường
Quận Ô Môn 125,41 133.297 1.063 7 phường
Quận Thốt Nốt 117,87 163.259 1.385 9 phường
Huyện Phong Điền 119,48 100.641 324 1 thị trấn, 6 xã
Huyện Cờ Đỏ 310,48 125.367 404 1 thị trấn, 9 xã
Huyện Thới Lai 255,66 122.815 479 1 thị trấn, 12 xã
Huyện Vĩnh Thạnh 297,59 115.330 388 2 thị trấn, 9 xã
Nguồn: Niêm Giám Thống Kê, 2012
3.1.2.2 Dân số
Dân số trung bình của thành phố Cần Thơ năm 2012 là 1.220.160 người mật độ dân số đạt 852 người/km². Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 805.200 người, dân số sống tại nông thôn đạt 414.960 người. Dân số nam đạt 603.700 người, trong khi đó nữ đạt 616.460 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương đạt mức 7,1% (Tổng cục Thống Kê Việt Nam, 2012).
Và theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2013 dân số trung bình của Thành phố Cần Thơ đạt 1.222.400 người tức là tăng 2240 người và mật độ dân số năm 2013 là 868 người/km2. Trong đó dân số nam là 607.200 nghìn chiếm khoảng 49,67% và dân số nữ chiếm khoảng 50,33%, dân số thành thị là 812.300 người chiếm 66,45% và dân số nông thôn chiếm 33,55% tức là số dân thành thị đã tăng khoảng 7100 người còn số dân nông thôn thì giảm.
3.1.2.3 Văn hóa - xã hội
Thành phố Cần Thơ là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc khác nhau. Người Khmer ở Cần Thơ không nhiều, chủ yếu tập trung chung quanh chùa hoặc sống rải rác xen kẽ với người Việt ở các quận Ninh Kiều, Ô Môn, Thốt Nốt. Người Hoa ở Cần Thơ thường sống tập trung ở quận Ninh Kiều, quận Cái Răng và huyện Phong Điền, người Hoa gốc Quảng Đông làm nghề mua bán, người Hoa gốc Hẹ làm nghề thuốc Bắc và người Hoa gốc Hải Nam làm nghề may mặc....
Mặc dù Cần Thơ được khám phá khá muộn. Tuy nhiên, Văn hoá Cần Thơ vừa mang những nét chung của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời cũng mang nét đẹp văn hóa của vùng đất Tây Đô. Đặc trưng văn hoá Tây Đô được thể hiện qua nhiều phương diện ẩm thực, lối sống, tín ngưỡng, văn nghệ... Hò Cần Thơ là một trong những làn điệu dân ca độc đáo xuất phát từ những cầu hò của khách thương hồ lúc rảnh rỗi cắm sào để tìm bạn hò và đợi con nước để rời sang bến khác.
Cần Thơ cũng là quê hương của nhiều người nổi tiếng như Châu Văn Liêm, Lưu Hữu Phước, Bùi Hữu Nghĩa... Về mặt tín ngưỡng, văn hoá, việc thờ cúng, sinh hoạt lễ hội của các ngôi đình ở Cần Thơ không khác mấy so với các ngôi đình ở Nam Bộ. Một số ngôi đình nổi tiếng ở Cần Thơ như đình Bình Thủy, thờ các nhân vật nổi tiếng như Đinh Công Chánh, Trần Hưng Đạo, Bùi Hữu Nghĩa... Cần Thơ từ xưa từng được biết đến qua câu ca dao:
“Cần Thơ gạo trắng nước trong Ai đi đến đó lòng không muốn về”
Về mặc truyền thông và thông tin đại chúng, Cần Thơ có các đài phát thanh truyền hình như Đài Tiếng nói Việt Nam, Cơ quan thường trú khu vực ĐBSCL, Đài Phát thanh Truyền hình thành phố Cần Thơ, Trung tâm truyền hình Việt Nam tại TP Cần Thơ. Ngoài ra hệ thống truyền hình cáp cũng khá đông đảo như Truyền hình cáp SCTV, Truyền hình cáp Thành phố Hồ Chí Minh, Truyền hình vệ tinh DTH (direct-to-home), Truyền hình vệ tinh K+, Truyền hình vệ tinh VTC, và các đài truyền thanh ở các quận, huyện. Cần Thơ có Sân vận động Cần Thơ với sức chứa 50.000 người. Ngoài tổ chức đá bóng
thì sân vận động Cần Thơ còn tổ chức các môn thể thao khác, đặc biệt là đua xe môtô. Và đây là môn thể thao được người dân Cần Thơ và các tỉnh lân cận ưa thích. Một năm thường tổ chức 3 lần đua là vào ngày mùng 4 Tết, ngày 30- 4 và ngày 2-9. Hiện nay, đội bóng đá Cần Thơ vừa dành quyền tham dự giải bóng đá số 1 Việt Nam V-League. Ngoài ra còn có Nhà thi đấu đa năng (đầu tư bởi Quân Đội), Khu thi đấu tennis bãi cát quy mô 8 sân, Nhà thi đấu bơi lội và Sân bóng Quân Khu 9.
3.1.2.4 Kinh tế
Tốc độ tăng trưởng GDP của Cần Thơ năm 2012 đạt 11,5%, cao hơn 1,2 lần so mức tăng của các tỉnh ĐBSCL. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn chuyển dịch theo hướng công nghiệp - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp công nghệ cao. Tổng vốn đầu tư xã hội của Cần Thơ luôn xếp thứ nhất trong vùng, năm 2012 đạt 34.498 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2010, nhiều công trình trọng điểm được hoàn thành và đưa vào sử dụng, như: đường Võ Văn Kiệt, đường nối Cần Thơ - Vị Thanh; 121 công trình sản xuất, thương mại dịch vụ, giao thông, phúc lợi xã hội khác đã hoàn thành và đưa vào hoạt động. Thu nhập bình quân đầu người của Cần Thơ năm 2012 đạt 2.514 USD ( tương đương 53,7 triệu đồng ) tăng 174 USD so với năm 2011.
Tốc độ tăng trưởng GDP năm 2013 đạt 11,67%, tổng giá trị tăng thêm năm nay đạt 62.600 tỷ đồng tăng 3,5 lần so với năm 2004. Giá trị công nghiệp năm 2013 đạt gần 87.000 tỷ đồng, tăng 7,5 lần so với năm 2004; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm nay đạt tới 62.000 tỷ đồng, cao nhất khu vực ĐBSCL. Nổi bật của Cần Thơ là thu ngân sách năm 2013 đạt gần 11.000 tỷ đồng, vượt 24,5% kế hoạch và là địa phương duy nhất ở ĐBSCL điều tiết ngân sách về Trung ương. GDP bình quân đầu người năm 2013 đạt gần 63 triệu đồng, tăng gấp 6 lần so với năm 2004, thuộc hàng cao nhất toàn vùng.
Giai đoạn năm 2004-2012 thu nhập bình quân đầu ngƣời một tháng theo giá hiện hành phân theo thành thị, nông thôn, nguồn thu và phân theo nhóm thu nhập có những chuyển biến tích cực, được thể hiện cụ thể ở bảng 3.3.
Bảng 3.3: Thu nhập bình quân đầu người một tháng theo giá hiện hành phân theo thành thị, nông thôn, nguồn thu và phân theo nhóm thu nhập.
Năm 2004 2006 2010 2011 2012
Tổng số 523,90 780,00 1.540,44 1.901,63 2.355,30
A. Phân theo thành thị, nông thôn
Thành thị 628,04 914,42 1.636,74 2.024,38 2.606,33
Nông thôn 472,84 666,49 1.362,53 1.662,12 1.841,10
B. Phân theo nguồn thu
Tiền lương, tiền công
156,60 263,00 642,32 801,72 958,77
Nông, lâm nghiệp, thủy sản
136,80 184,40 282,22 342,75 400,67
Phi nông, lâm
nghiệp và thủy sản
154,70 216,20 436,23 518,87 628,45
Thu từ nguồn khác
75,80 116,40 179,68 238,29 370,40
C. Phân theo nhóm thu nhập
Nhóm 1 210,73 316,24 603,85 782,81 828,91
Nhóm 2 335,26 467,35 916,36 1.145,11 1.313,32
Nhóm 3 431,95 604,73 1.228,45 1.491,39 1.802,27
Nhóm 4 570,36 806,51 1.632,30 2.084,68 2.508,54
Nhóm 5 1.074,69 1.749,79 3.440,80 3.990,62 5.313,47
Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Cần Thơ, 2012
Chỉ tiêu năm 2014: Cần Thơ phấn đấu GDP tăng trưởng 12,5%. Cần Thơ khuyến khích phát triển công nghiệp áp dụng công nghệ tiết kiệm nguyên vật liệu và năng lượng; ưu tiên phát triển cụm liên kết ngành nhằm tạo chuỗi giá trị gia tăng để nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hiệu quả sản xuất công nghiệp. Cần Thơ phấn đấu đến cuối năm 2014 chế biến 325.000 tấn thủy sản, xay xát và chế biến 4,6 triệu tấn gạo, 37 triệu sản phẩm
may, 9,5 triệu đôi giày dép, 140.000 tấn phân bón, 1,1 triệu tấn xi măng, góp phần đưa giá trị sản xuất công nghiệp năm 2014 đạt 97.600 tỷ đồng, chiếm 39,3% trong cơ cấu kinh tế. Trong lĩnh vực thương mại-dịch vụ, Cần Thơ phát triển mạnh mạng lưới bán buôn; mở rộng thị trường nội địa gắn với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại, tiêu thụ hàng hóa cả trong nước và nước ngoài, phấn đấu đưa mức lưu chuyển hàng hóa trong năm 2014 đạt trên 70.000 tỷ đồng; xuất khẩu 516.500 tấn gạo, 488.000 tấn thủy sản, phấn đấu đưa kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chính gồm gạo, thuỷ sản, hàng may mặc, da giày, sắt thép, đinh, hàng thủ công mỹ nghệ, thuốc tây đạt 1,65 tỷ USD, tăng 10% so năm 2013. Cần Thơ tiếp tục đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch cả trong ngoài nước; phối hợp với các tỉnh trong ngoài vùng Đồng bằng sông Cửu Long khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh du lịch sông nước, du lịch miệt vườn, phấn đấu đến cuối năm 2014 thu hút 1,3 triệu lượt du khách đến Cần Thơ, tăng 4% so với năm 2013, góp phần đưa giá trị thương mại – dịch vụ chiếm 52,7% trong cơ cấu kinh tế địa phương.
3.2 THỰC TRẠNG VỀ NGÀNH NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ.
Việt Nam là đất nước đang trong quá trình hiện đại hóa – công nghiệp hóa, vì vậy ngân hàng là một trong những ngành chủ chốt giữ vai trò tiên phong cho quá trình này.
Theo bà Phan Thị Thanh Hòa - Phó Giám đốc phụ trách NHNN chi nhánh TP Cần Thơ - Thành phố Cần Thơ được xem là trung tâm kinh tế - tài chính – thương mại – dịch vụ của khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL). Vì vậy nên hầu hết các tổ chức tín dụng (TCTD) lớn đều có chi nhánh tại Cần Thơ và tính tới ngày 04-08-2014 hệ thống ngân hàng thành phố hiện có trên 52 TCTD hoạt động với 229 địa điểm có giao dịch ngân hàng.
Theo số liệu báo cáo từ Ngân hàng Nhà Nước chi nhánh Cần Thơ thì tính tới đến ngày 30/6/2013, nguồn vốn huy động tại chỗ trên địa bàn đạt 34.368 tỷ đồng, tăng 0,58%; tổng dư nợ cho vay đạt 45.192 tỷ đồng, tăng 6,49% so cuối năm 2012 và tăng 13,26% so cùng kỳ năm trước, trong đó: cho
vay nông nghiệp - phát triển nông thôn với dư nợ đạt 19.992 tỷ đồng, chiếm 42,24% trong tổng dư nợ, tăng 28,49% so cuối năm 2012; riêng cho vay khu vực nông thôn được 65.618 khách hàng với dư nợ 3.664 tỷ đổng, chiếm 8,11%; cho vay thu mua lúa, gạo với dư nợ là 5.993 tỷ đồng, chiếm 13,13%; cho vay nuôi trồng và thu mua, chế biến thủy sản với dư nợ đạt 8.294 tỷ đồng, chiếm 18,35%, tăng 2,86% so cuối năm 2012 và tăng 13,28% so cùng kỳ 2012; cho vay lĩnh vực bất động sản với dư nợ đạt 2.813 tỷ đồng, chiếm 6,22%; cho vay tiêu dùng đối với các nhu cầu vốn phục vụ đời sống với dư nợ đạt 2.593 tỷ đồng, chiếm 5,74%, tăng 10,48% so cuối năm 2012; cho vay thu mua tạm trữ lúa, gạo vụ Đông Xuân 2012 - 2013 theo Quyết định số 311/QĐ- TTg ngày 07/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ, các ngân hàng trên địa bàn đã cho vay đạt 986,52 tỷ đồng với khối lượng lúa, gạo thu mua tạm trữ là 123.992 tấn (quy gạo); cho vay thu mua lúa, gạo xuất khẩu và tiêu dùng trong nước với dư nợ 5.933 tỷ đồng, chiếm 13,13%, tăng 36,83% so cuối năm 2012. Bình quân ba năm qua 2010 - 2012, vốn huy động trên địa bàn tăng 21,86% và dư nợ cho vay tăng 13,47%, đã góp phần tăng trưởng GDP của thành phố Cần Thơ năm 2011 tăng 14,64%; năm 2012 tăng 11,55% và 6 tháng đầu năm 2013 tăng 8,38% (GDP cả nước năm 2011 là 5,89%; năm 2012 là 5,03% và 6 tháng đầu năm 2013 là 3,9%) (số liệu báo cáo từ Ngân hàng Nhà Nước chi nhánh Cần Thơ, 7/2013). Và đến ngày 30/9/2013, nguồn vốn huy động đã tại chỗ đạt 35.551 tỷ đồng, tăng 4,04% so cuối năm 2012; tổng dư nợ cho vay đạt 44.461 tỷ đồng, tăng 4,77% so cuối năm 2012. Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn trong 9 tháng năm 2013 đạt 2,61 vòng. Bình quân ba năm từ 2011 đến 2013, vốn huy động trên địa bàn thành phố Cần Thơ tăng 21,86% và dư nợ cho vay tăng 13,47%, đã góp phần tăng trưởng GDP thành phố Cần Thơ năm 2011 tăng 14,64%; năm 2012 tăng 11,55%, trong 9 tháng đầu năm 2013 tăng 10,32%. (số liệu báo cáo từ Ngân hàng Nhà Nước chi nhánh Cần Thơ,
10/2013). Và mới nhất tổng nguồn vốn huy động 7 tháng đầu năm 2014 của
các TCTD trên địa bàn ước đạt 39.100 tỉ đồng, đáp ứng 79,47% tổng dư nợ cho vay (tổng dư nợ cho vay đạt 49.200 tỉ đồng), nợ xấu 1.450 tỉ đồng; khối TCTD nhà nước chiếm 52,64%, TCTD ngoài nhà nước chiếm 47,36% thị
phần. Trong tổng dư nợ cho vay, dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 71,95%, trung và dài hạn chiếm 28,05% tổng dư nợ. Hầu hết các chương trình tín dụng ưu tiên đều có dư nợ tăng so với đầu năm 2014. Tăng trưởng tín dụng 6 tháng đầu năm của ngành ngân hàng thành phố tăng 4,98% so với cuối năm 2013, theo đánh giá của NHNN chi nhánh thì đây là nỗ lực rất lớn của các TCTD đóng trên địa bàn (số liệu báo cáo từ Ngân hàng Nhà Nước chi nhánh Cần Thơ, 7/2013).
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
4.1.1 Thông tin về giới tính của đối tượng nghiên cứu
Theo kết quả điều tra thực tế từ 150 mẫu khảo sát phát đi có số lượng đáp viên thuộc giới tính nam là 60 người chiếm 40%, trong khi đó số lượng đáp viên thuộc giới tính nữ là 90 người chiếm 60%. Mức độ chênh lệch giữa