Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Các yếu kinh tế vĩ mô tác động đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào việt nam (Trang 103 - 105)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đã được xem như chiếc chìa khóa của sự tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia. Thông qua đó, cho phép các nước sở tại thu hút được công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, môi trường làm việc khoa học... nhằm khai thác lợi thế so sánh của đất nước mình, thúc đẩy xuất khẩu, tăng năng lực cạnh tranh, điều chỉnh và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với biến đổi thị trường khu vực và thế giới. Câu chuyện thu hút FDI vào Việt Nam đang được quan tâm hơn khi mà thu hút nguồn vốn mới vào khó trong khi đó yêu cầu quản lý chống chuyển giá đang được đặt ra cấp bách. Do đó, các giải pháp cần thực hiện đó là:

Thứ nhất, xây dựng một đội ngũ cán bộ có năng lự c, công nhân kỹ thuật có trình độ cao trong khu vực FDI: Vấn đề tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công nhân lành nghề luôn là nhiệm vụ hàng đầu của công tác quản lý nhà nước. Trước hết, trong liên doanh các cán bộ bên Việt Nam là người đại diện cho quyền lợi phía Việt Nam nên họ phải là những người có đủ năng lực chuyên môn, trình độ ngoại ngữ. Có như vậy, họ mới đảm bảo được lợi ích cho doanh nghiệp Việt Nam, cho người lao động Việt Nam khi cần, tránh tình trạng bị ‘lép vế’ trước bên nước ngoài.

---

Thứ hai, cần đẩy nhanh việc thực hiện lộ trình giảm chi phí đầu tư và tiến tới chế độ một giá, áp dụng thống nhất cho đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài: Trước mắt, phải thống nhất áp dụng phí đăng kiểm phương tiện cơ giới, phí cảng biển, phí quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Rà soát có hệ thống các loại phí, lệ phí đang áp dụng liên quan đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, bãi bỏ các loại phí không cần thiết. Giảm các chi phí đầu vào như điện, viễn thông, dịch vụ cảng... các chí phí đầu vào này cần giảm bằng hoặc thấp hơn các nước trong khu vực để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu. Kiến nghị sửa đổi những bất hợp lý về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân liên quan đến đầu tư nước ngoài.

Thứ ba, đổi mới và hoàn thiện chính sách tiền tệ: Đổi mới và hoàn thiện chính sách tiền tệ, phù hợp với yêu cầu kinh doanh của nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp này có nhu cầu chuyển tiền ra nước ngoài, c ũng như đưa vốn vào Việt Nam để đầu tư và đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh. Vì vậy, việc kết hối ngoại tệ sẽ gây ra sự hạn chế cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó việc tiếp tục giảm dần, tiến tới xoá bỏ kết hối ngoại tệ khi có đủ điều kiện là việc cần thiết. Đồng thời, sử dụng linh hoạt, có hiệu quả các công cụ, chính sách tiền tệ như tỷ giá, lãi suất theo nguyên tắc thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước.

Thứ tư, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc về đất đai, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án. Thí điểm, cho phép các doanh nghiệp tư nhân trong nước đã được cấp quyền sử dụng đất lâu dài, được cho các nhà đầu tư FDI thuê lại đất trong thời hạn cấp quyền sử dụng đất. Nghiên cứu cách giải quyết yêu cầu của doanh nghiệp nước ngoài đầu tư thực hiện dự án lớn ở Việt Nam, cần thế chấp giá trị quyền sử dụng đất đã được giao hoặc cho thuê dài hạn, để vay vốn của các tổ chức tín dụng hoạt động ở nước ngoài trong trường hợp các tổ chức tín dụng ở Việt Nam không có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn.

Tóm lại: Thực hiện tốt và đồng bộ các giải pháp trên sẽ góp phần to lớn trong việc huy động, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, từ đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng t ích cực. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng sẽ góp phần phát triển kinh tế xã hội ngày càng bền vững, giữ vững an ninh quốc phòng và an toàn xã hội.

---

Một phần của tài liệu Các yếu kinh tế vĩ mô tác động đến vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào việt nam (Trang 103 - 105)