Sử dụng tranh ảnh, mô hình, băng hình

Một phần của tài liệu Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh (chủ đề thế giới thực vật) (Trang 36 - 60)

7. Cấu trúc của khoá luận

2.2.2.3. Sử dụng tranh ảnh, mô hình, băng hình

Sử dụng tranh ảnh, mô hình, băng hình là hình thức sử dụng máy móc, thiết bị vào quá trình dạy học trong điều kiện cho phép, tạo điều kiện cho trẻ có thể quan sát, tham quan cảnh vật mà trẻ không thể đi đến tận nơi được. Hạn chế của loại phương pháp này, trẻ không thể sử dụng phối hợp nhiều giác quan và trải nghiệm như ở quan sát vật thật. Muốn cho biểu tượng của trẻ được chính xác thì giáo viên phải sưu tầm, chuẩn bị tranh ảnh, mô hình, băng hình có nội dung phù hợp và rõ nét.

Ví dụ: Cho trẻ xem quá trình phát triển của cây từ hạt cho đến khi thành cây trưởng thành ra hoa, kết quả,…

Nhóm phương pháp trực quan là nhóm phương pháp chủ đạo trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các phương pháp trực quan nếu được chuẩn bị và sử dụng khéo léo sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, sẽ kết hợp được hai hệ thống tín hiệu, tạo điều kiện cho trẻ dễ nhớ, nhớ lâu, gây hứng thú trong khi học, phát triển ở trẻ năng lực chú ý, quan sát, bồi dưỡng sự say mê, óc tìm tòi, phát hiện những tri thức mới, ngôn ngữ của trẻ cũng phong phú hơn, giàu hình ảnh hơn.

Tuy vậy, những phương tiện trực quan nếu không được chuẩn bị và sử dụng khéo léo, đúng mức và bị lạm dụng thì sẽ làm trẻ phân tán sự chú ý, không tập trung vào các dấu hiệu cơ bản thậm chí phát triển trí tuệ, ngôn ngữ hạn chế.

Vì thế khi tiến hành các phương pháp trực quan cần giúp cho trẻ nắm và vận dụng một cách tốt nhất những tri thức cơ bản và biến chúng thành các phương tiện để tiếp tục lĩnh hội những tri thức mới ở mức độ cao hơn.

2.2.3. Nhóm phương pháp thực hành

Thứ nhất là lao động

N.K.Krupkaia nhiều lần nhấn mạnh phải dạy trẻ từ tuổi mẫu

giáo những hình thức lao động đơn giản vừa với sức của trẻ. ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo hoạt động của trẻ chưa phải là hoạt động lao động để sản xuất ra của cải vật chất mà chủ yếu là hoạt động lao động tự phục vụ bản thân, hay chỉ đơn giản là việc tưới cây, nhổ cỏ, dọn vệ sinh các góc trong lớp học,… Khi lao động đòi hỏi trẻ phải giao tiếp với nhau để trao đổi về công việc của mình và của người khác. Vì vậy, ngôn ngữ của trẻ cũng phong phú hơn, vốn từ của trẻ cũng tăng lên, khả năng giao tiếp tự tin, có khả năng diễn đạt cho người khác hiểu ý muốn của mình.

Trẻ mẫu giáo nhỡ đã có được những kĩ năng tự phục vụ đơn giản. Tuy nhiên cần củng cố những kĩ năng, kĩ xảo đã có và hình thành kĩ xảo tự phục vụ phức tạp hơn. Giáo viên hình thành cho trẻ các kĩ năng, kĩ xảo trong lao động, phát triển tính độc lập, tính tích cực và óc sáng kiến trong công việc được giao. Trẻ có thể tự tưới cây (gieo hạt) tưới luống, thu hoạch rau dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Khi lao động với trẻ, giáo viên gọi tên các cây, các bộ phận

của chúng, các động tác trong lao động. Cho trẻ quan sát cây cối,

ngửi hoa đếm các bông hoa nở,… Giáo viên giải thích sự cần thiết

hiểu thêm về ý nghĩa của công việc, biết tôn trọng thành quả của người lao động.

Thứ hai là phương pháp luyện tập

Điều quan trọng trong phương pháp này là vạch ra hệ thống các nhiệm vụ thực tiễn dần dần phức tạp lên. Tính phức tạp thể hiện trong các yêu cầu về kĩ năng đối với trẻ ngày càng tăng lên, trong việc quan sát vật, trong việc phân tích các điều kiện được giao, trong quá trình tự thực hiện hành động và kiểm tra kết quả.

Thứ ba là phương pháp thí nghiệm

Cho trẻ tự mình làm các thí nghiệm đơn giản giúp trẻ tự mình phát hiện ra các thuộc tính của sự vật hiện tượng các thuộc tính bên

trong mà không thể nhận thức bằng cảm giác được. Khác với phương pháp trực quan chỉ sử dụng các hoạt động

của tri giác, các phương pháp thực hành tạo điều kiện cho trẻ tham gia trực tiếp vào các hoạt động, biến đổi và tác động vào các sự vật, hiện tượng mà từ đó nhận thức được kiến thức mới.

Ví dụ: Cho trẻ thực hiện thí nghiệm “gieo hạt” theo dõi quá trình phát triển của nó và trình bày cho mọi người nghe. Khi trẻ tưới cây trẻ phát hiện trạng thái của cây phụ thuộc vào cách chăm sóc, lượng nước tưới,…

Trẻ phải được trực tiếp tham gia vào hoạt động giao tiếp, sử dụng lời nói của mình. Phương pháp này đòi hỏi cô giáo phải chú trọng việc cho trẻ tích cực tham gia vào sử dụng lời nói. Có những bài tập luyện cho trẻ phát âm, bài tập luyện từ, mẫu câu.Cần phải làm cho trẻ trở thành một chủ thể nói năng tích cực trong từng hoạt động. Và cần chú ý đến những trẻ rụt rè, nhút nhát, ít được để ý tới để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.

Thứ tư là phương pháp trò chơi

Ưu điểm của phương pháp trò chơi là gây hứng thú tích cực cho trẻ, chúng tham gia vào các hoạt động với một cao trào xúc cảm, do đó ít mệt mỏi hơn các môn học khác.

Trò chơi có ý nghĩa to lớn trong giáo dục trí tuệ và phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Muốn đạt được kết quả cao, cần hiểu rõ được việc hướng dẫn trò chơi đòi hỏi một nghệ thuật sư phạm cao, thích hợp với độ tuổi mẫu giáo. Để giải quyết nhiệm vụ học tập thông qua trò chơi, cô giáo phải hướng dẫn sao cho trò chơi trở thành một hoạt động thích thú đối với trẻ và đồng thời tổ chức được hoạt động tập thể với những mối giao tiếp giữa chúng làm xuất hiện và củng cố tình bạn, tình thân ái giữa trẻ với nhau.

Trò chơi giữ một vị trí quan trọng của các hoạt động giáo dục ở trường mầm non. Kết quả của việc sử dụng các trò chơi để phát triển lời nói cho trẻ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tìm tòi và sáng tạo của giáo viên.

* Giáo viên có thể sử dụng một số trò chơi sau trong hoạt động chung làm quen với môi trường xung quanh để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ

Trò chơi 1: Hái hoa

- Mục đích: Giúp trẻ phân biệt các loại hoa, phát triển vốn từ luyện phát âm cho trẻ qua tên gọi các loài hoa.

- Nội dung: Cho trẻ tiếp xúc với đối tượng, dùng tình huống trò chơi để phát âm các từ: Hoa hồng, hoa cúc, hoa sen, hoa đồng tiền.

- Cách tiến hành:

+ Chuẩn bị: 4 chậu (lọ) hoa hoặc lẵng hoa sen, hoa đồng tiền, hoa hồng.

Tranh lô tô về một số loài hoa.

- Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi ghế hình vòng cung rồi nói cách chơi. Cô đặt các chậu hoa, lẵng hoa đã chuẩn bị, cô yêu cầu trẻ hái hoa theo yêu cầu của cô và nói tên hoa.

Cô miêu tả bồn hoa trẻ chọn tranh lô tô đúng loại hoa cô miêu tả và nói tên hoa.

- Mục đích: Luyện trí nhớ và khả năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Nội dung: Cho trẻ tiếp xúc với đối tượng, bằng tình huống chơi nhớ được các màu xanh, đỏ, vàng và gọi tên các loại quả, các màu đó.

- Cách tiến hành:

+ Chuẩn bị: Các cây nhựa có quả gần gũi với trẻ: quả na, quả cam, quả cà chua,…

+ Tranh một số loại quả + Cách chơi:

Lần 1: Cô xếp đội hình và phổ biến cách chơi. Cô yêu cầu trẻ vào vườn quả và hái quả theo yêu cầu của cô.

Cô yêu cầu trẻ nói tên quả và nói màu sắc của quả. Lần 2: Cô mô tả quả (1 hoặc 2 loại quả)

Yêu cầu trẻ hái quả theo sự mô tả, mô phỏng của cô. Trẻ nói tên quả và màu sắc

Ví dụ: Hái cho cô quả tròn, vỏ sần, ăn chua, có hạt? Trẻ hái quả cam và nói quả cam

Cô hỏi: “Quả cam này màu gì?”

Trẻ nói: Quả cam màu xanh

Trên đây là một số trò chơi có thể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Giáo viên cần linh hoạt trong việc tổ chức cho trẻ chơi, tránh gò bó, ép buộc trẻ khi chơi, tạo không khí thoải mái cho trẻ để trẻ có thể sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên nhất.

Dựa trên cơ sở lí luận của các ngành khoa học có liên quan, cũng như đi sâu tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất một số hình thức và phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua hoạt động Làm quen với môi trường xung quanh (chủ đề thế giới thực vật). Các phương pháp này sẽ được chúng tôi thể nghiệm trong một số giáo án dạy trẻ ở chương sau.

Chương 3

thể nghiệm giáo án

3.1. Giáo án 1

Môi trường xung quanh

******

Chủ đề: Thế giới thực vật Chủ đề nhánh: Một số loại quả. Đề tài: Tìm hiểu một số loại quả.

Đối tượng: 4 – 5 tuổi. Thời gian: 20-25p.

I. Mục đích yêu cầu

1. Kiến thức

- Trẻ biết tên một số loại quả quen thuộc.

- Trẻ biết đặc điểm, cấu tạo, hình dạng, màu sắc, hương vị một số loại quả.

- Trẻ biết lợi ích của những loại quả ấy.

2. Kĩ năng

- Phát triển ngôn ngữ, mở rộng vốn từ, cung cấp hệ thống từ mới: mắt na,…

- Phát triển khả năng ghi nhớ, quan sát, chú ý.

- Tích hợp âm nhạc, văn học, vận động nhẹ nhàng.

3. Giáo dục

- Giáo dục trẻ thường xuyên ăn nhiều loại trái cây giúp cơ thể mau lớn, khỏe mạnh.

II. Chuẩn bị

- Slide hình ảnh 4 loại quả: Nho, na, khế, chuối.

- Câu đố, bài thơ về các loại quả

III. Tiến hành

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ

1. HĐ 1: Gây hứng thú

Lắng nghe! Lắng nghe.

- Cô đưa ra câu đố:

Quả gì nhiều mắt Khi chín nứt ra Ruột trắng nõn nà Hạt đen nhanh nhánh?” Là quả gì các con? - Chúng mình thấy quả na có hình gì? (hình tròn).

- Khi ăn chúng mình thấy có vị như thế nào? (vị ngọt).

2. HĐ 2: Nội dung chính

 Để xem lớp mình các bạn nói đúng không, chúng mình hãy cùng nhìn lên màn hình nhé.

+ Cho trẻ quan sát, cô bổ sung và chính xác hóa đặc điểm của quả na cho trẻ nghe.

Các con ạ! Quả na có hình tròn, nhiều mắt, ruột trắng, vỏ quả na có màu xanh, khi ăn rất ngọt đấy.

 Bây giờ chúng mình cùng chú ý - Nghe gì? Nghe gì? - Trẻ trả lời. - Trẻ chú ý quan sát. - Trẻ lắng nghe

xem cô mang đến cho lớp mình bất ngờ gì nữa nhé.

+ Mở slide hình ảnh quả chuối cho trẻ xem

+ Sau khi quan sát bạn nào cho cô biết quả chuối có màu gì? hình dạng như thế nào?

- Quả chuối có dạng hình dài, có màu vàng khi chín và có vị ngọt.

- Bây giờ bạn nào cho cô biết quả na và quả chuối giống và khác nhau ở điểm gì?

- Khác nhau: Quả chuối có dạng hình dài còn quả na có dạng hình tròn

- Giống nhau: Quả chuối khi chín và quả na đều có vị ngọt và cung cấp cho chúng ta nhiều vitamin.

 Bây giờ lớp mình hãy giải giúp cô câu đố này nhé.

“ Tròn xinh là những quả gì

Từng chùm trông tựa hòn bi trên giàn”. Đố bé là quả gì?

- Cho trẻ tự kể đặc điểm của quả nho: Màu sắc, hương vị, hình dạng.

- Sau đó cho trẻ xem tranh để củng cố lại.

- Chúng mình vừa được quan sát tranh về những chùm nho và cũng có rất nhiều bạn đã được ăn rồi. Vậy bạn nào có thể cho cô biết quả nho có vị gì? Hình

- Trẻ quan sát - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời. - Trẻ trả lời - Trẻ chú ý quan sát. - Trẻ trả lời.

dáng như thế nào?

 Cô mở hình ảnh cho trẻ xem tranh quả khế.

- Các con thấy quả khế có đặc điểm gì? Màu sắc và mùi vị của nó như thế nào?

- Các con ạ, chúng mình đã được tìm hiểu rất nhiều loại quả, mỗi loại quả có hình dạng, màu sắc, hương vị khác nhau.

- Thế chúng mình có biết những loại quả này cung cấp cho cơ thể chất gì không?

à, những loại quả này cung cấp cho chúng mình rất nhiều vitamin.Vì thế chúng mình phải ăn thật nhiều trái cây để

cơ thể mau lớn và khỏe mạnh nhé.

2. HĐ 3: Kết thúc

Cho trẻ chơi trò chơi: Tìm quả. Chia lớp thành 3 tổ.

Cô chuẩn bị một rổ to gồm nhiều loại quả khác nhau.

Trên bàn cô đặt 3 rổ, yêu cầu trẻ tìm tên quả để vào đúng rổ theo yêu cầu của cô.

- Kết thúc cô nhận xét, tuyên dương trẻ.

- Trẻ chú ý quan sát

3.2. Giáo án 2

Khám phá khoa học

Chủ điểm : Thế giới thực vật Chủ điểm nhánh : Một số loại rau Đề tài : Tìm hiểu về một số loại rau Lứa tuổi : 4 – 5 tuổi

Thời gian : 20 - 25 phút.

I. Mục đích.

1. Kiến thức

- Trẻ quan sát, gọi tên, nhận biết đặc điểm nổi bật của một số loại rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả

- Trẻ biết lợi ích của một số loại rau

2. Kĩ năng

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh.

- Trẻ nhận biết được đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa các loại rau

3. Thái độ.

- Trẻ biết chăm sóc, bảo vệ rau, biết giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường

II. Chuẩn bị.

- Một số loại rau thật : bắp cải , su hào, củ cà rốt, quả cà chua - Một số loại rau nhựa

III. Cách tiến hành

Hoạt động của trẻ Hoạt động của trẻ

1. Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Cô bắt nhịp cho trẻ hát bài “Bầu

Bí”

. Bài hát nói về điều gì?

. Các con đã được ăn những loại rau gì?

Các con ở nhà đã được bố mẹ cho ăn rất nhiều những loại rau phải không nào hôm này cô và các con sẽ cùng tìm hiểu về một số loại rau nhé

2. Hoạt động 2: cho trẻ quan sát

a) Cô cho trẻ quan sat rau bắp cải

+ Cô đọc cho trẻ nghe bài thơ “Bắp cải xanh”

Các con chú ý xem bài thơ này nói về loại rau gì nhé!

Bắp cải xanh Xanh man mát Lá cải xanh Sắp vòng tròn Búp cải non Nằm ngủ giữa

- Trong bài thơ nhắc đến loại rau gì? - Cô cho trẻ quan sát rau bắp cải + Bạn nào quan sát và cho cô biết bắp cải có đặc điểm gì? + Rau bắp cải có dạng hình gì? - Trẻ hát. - Trẻ trả lời. - Trẻ lắng nghe. - Trẻ lắng nghe - Trẻ trả lời - Trẻ quan sát

+ Lá bắp cải màu gì?

+ Các lá được sắp xếp như thế nào?lá ngoài có màu gì?lá bên trong có màu gì?

+ Các con đã được ăn những món ăn gì được ăn từ bắp cải?

+ Rau bắp cải cung cấp cho chúng ta những chất gì?

Chúng mình à, rau bắp cải là loại rau ăn lá, lá bắp cải to tròn, lá ngoài có màu xanh, lá trong có màu trắng

gọi là búp non. Các lá cuộn lại tạo

thành cái bắp cải, bắp cải còn chế biến thành những món ngon chúng mình có thể xào, luộc ăn rất mát và bổ, nhưng trước khi ăn chúng ta phải rửa sạch

nấu chín các con nhớ chưa nào

b)Cho trẻ quan sát củ su hào

Một phần của tài liệu Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh (chủ đề thế giới thực vật) (Trang 36 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)