Nhóm phương pháp dùng lời

Một phần của tài liệu Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh (chủ đề thế giới thực vật) (Trang 31)

7. Cấu trúc của khoá luận

2.2.1.Nhóm phương pháp dùng lời

2.2.1.1. Đàm thoại

Đàm thoại là phương pháp mà giáo viên và trẻ đưa ra các câu hỏi và câu trả lời về các sự vật hiện tượng xung quanh nhằm giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển. Đàm thoại được sắp xếp một cách có tổ chức, có kế hoạch nhằm mục đích đi sâu, chính xác hoá và hệ

thống tất cả những hiện tượng và kiến thức mà các em đã thu nhận được.

Đàm thoại được tiến hành tự nhiên, thoải mái, nhẹ nhàng, có sự trao đổi thông tin giữa cô và trò. Qua đó trẻ có thể hiểu được bản chất của sự vật, hiện tượng nhờ sự hướng dẫn của giáo viên bằng các câu hỏi đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với đặc điểm ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo nhỡ. Mục đích của việc đàm thoại là việc giáo viên giúp trẻ hệ thống hoá tất cả những kiến thức bằng công cụ ngôn ngữ.

Ví dụ: Giáo viên đưa ra những câu hỏi về sự vật hiện tượng muốn đề cập đến một cách có hệ thống. Sau đó củng cố lại bằng việc đưa ra câu trả lời.

“Các con xem cô nói về quá trình phát triển của cây từ hạt có đúng không nhé!”

“Từ quả đến hạt, hạt ra lá, lá nảy mầm và có hoa sau đó đến hạt. Bây giờ các con xem nhé!”

Cô nói “Từ quả đến hạt” có đúng không nào? Phảibắt đầu từ đâu nhỉ? Từ hạt rồi hạt nảy thành gì các con nhỉ?

Đặt các câu hỏi về quá trình phát triển của cây từ hạt. Sau đó tổng kết lại một cách chính xác về quá trình phát triển của cây từ hạt: Hạt -> mầm non -> lá -> hoa -> quả.

2.2.1.2. Sử dụng lời nói mẫu

Sử dụng lời nói mẫu: là một phương pháp tốt để chỉ cho trẻ biết được cách thức diễn đạt ý nghĩ của mình. Có nghĩa là cô giáo sẽ sử dụng mẫu câu để diễn đạt và cho trẻ bắt chước nói theo cô. Ví dụ: Cháu mời cô ăn cơm

Cháu thích bông hoa này. Cây có lá màu xanh.

Lời nói mẫu còn sử dụng để củng cố, nhắc lại, chính xác hoá từ hay câu.

2.2.1.3. Vấn đáp

Phương pháp vấn đáp là phương pháp hỏi, đáp giữa giáo viên và trẻ nhằm làm sáng tỏ những vấn đề mới, tìm ra những tri thức mới, rút ra những kết luận cần thiết từ kinh nghiệm được tích luỹ trong cuộc sống, hoặc tổng kết, ôn tập, củng cố, mở rộng, đào sâu tri thức, kích thích sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ.

Ví dụ: Khi cho trẻ đi dạo chơi ở vườn trường, giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi: Các con thấy những gì? Như thế nào? Cảm

nhận của các con ra sao? Đây là cây gì? Hoa gì? Giáo viên cũng

có thể đưa ra những câu hỏi giúp trẻ tìm kiếm và phát triển kiến thức, đòi hỏi trẻ phải suy nghĩ, có nhận xét, kết luận về sự vật, hiện tượng đó như: Để làm gì? Tại sao?,…

Vì thế, khi tiến hành phương pháp vấn đáp, cần phải quan tâm tới việc soạn ra hệ thống các câu hỏi và yêu cầu đối với việc trả lời các câu hỏi, trao đổi.

2.2.1.4. Giảng giải

Giảng giải là phương pháp giáo viên dùng lời lẽ của mình để

giải thích cho trẻ hiểu về bản chất, đặc điểm,…của một sự vật, sự việc nào đó hay một hành động. Giáo viên dựa vào vốn hiểu biết và vốn từ của trẻ để giải nghĩa những từ trẻ chưa biết, giúp cho vốn từ nói riêng và ngôn ngữ nói chung phát triển tốt hơn.

Ví dụ: Khi nói cho trẻ nghe về môi trường sống của thế giới thực vật, giáo viên cần giải thích cho trẻ hiểu cụm từ “môi trường sống” là nơi cây cối lấy chất dinh dưỡng để lớn lên ra hoa kết trái. Đất là môi trường sống của cây, nước là môi trường sống của cá,…

Khi thực hiện giảng giải phải:

- Dùng lời lẽ rõ ràng, khúc triết, không dài dòng,lan man. - Lập luận chính xác rõ ràng, dễ hiểu, lôgic.

- Những minh hoạ bằng hình ảnh nên lấy những ví dụ thực tế gần gũi với trẻ.

- Có thể khuyến khích trẻ tham gia vào quá trình giảng giải để trẻ có thể tích luỹ được vốn từ và rèn luyện khả năng nói lưu loát tự tin khi trình bày.

2.2.1.5. Chỉ dẫn

Chỉ dẫn là cách thức giáo viên dùng lời nói để chỉ cho trẻ biết cách làm và cách đạt được kết quả cuối cùng của công việc. Khi nói giáo viên có thể cùng làm để cho trẻ xem cách làm.

Ví dụ: Khi cho trẻ tiến hành việc gieo hạt giáo viên vừa hướng dẫn bằng lời vừa thực hiện cùng trẻ và cùng trẻ theo dõi quá trình phát triển của cây.

2.2.1.6. Nhắc nhở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhắc nhở là lời gợi ý cho trẻ khi trẻ gặp khó khăn, trẻ hay quên hay những trẻ có vốn từ nghèo nàn. Khi trẻ làm sai giáo viên cần nhẹ nhàng nói cho trẻ hiểu. Tránh quát mắng làm trẻ sợ hãi dễ gây sự mất tự tin ở trẻ.

2.2.1.7. Nêu gương

Nêu gương là việc giáo viên dùng những tấm gương sáng để kích thích trẻ học tập hay làm theo. Giáo viên cần động viên, khuyến khích, khen ngợi và tuyên dương những trẻ làm tốt. Tránh chê bai trước mặt trẻ làm trẻ ngượng và thiếu tự tin.

Trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhỡ,

chúng ta có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau. Tuỳ vào từng loại tiết dạy, từng tình huống mà ta có thể sử dụng phương pháp này hay phương pháp khác cho phù hợp. Nhóm phương pháp dùng lời sử dụng để dạy trẻ biết sử dụng ngôn ngữ, biểu đạt sự hiểu biết của mình trên cơ sở trẻ nhận thức được.

2.2.2. Nhóm phương pháp trực quan

Nhóm phương pháp trực quan sử dụng để dạy trẻ nhận biết các sự vật hiện tượng xung quanh, rèn luyện phát âm cho trẻ, dạy trẻ cách thức phát âm, hình thành và phát triển vốn từ cho trẻ, phát triển ngôn ngữ giàu hình ảnh cho trẻ.

2.2.2.1. Phương pháp quan sát

Quan sát là quá trình nhận thức cảm tính tích cực, là sự tri giác một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức. Trong quá trình quan sát, trẻ phải huy động sự tập trung chú ý, tri giác, tư duy và ngôn ngữ để nhận biết đối tượng.

Quan sát vật thật đó là cây cối, hoa, quả, con vật, đồ vật,…

Loại quan sát này có ưu thế hơn cả trong việc giúp trẻ khám phá những dấu hiệu đặc trưng rõ nét của sự vật, hiện tượng,…Sử dụng loại quan sát này, giáo viên có thể tổ chức cho trẻ rèn luyện các giác quan thông qua hành động trải nghiệm đa dạng. Vật thật cũng là đối tượng gây hứng thú, thu hút sự tập trung chú ý và say mê tìm tòi của trẻ.

Ví dụ: Khi cho trẻ khám phá về một số loại quả cần đưa ra vật thật để trẻ có thể nhìn, ngửi, nếm, sờ,… và đưa ra nhận xét của mình về loại quả đó. Trẻ cần nắm được những từ như nhẵn, mịn, thô ráp, sần sùi, chua chua,ngọt lành,…

Đó là hình thức cho trẻ được tiếp xúc với vật cụ thể. Khi cho trẻ quan sát bông hoa có thể cho trẻ nhìn, cầm nắm, ngửi và đưa ra cảm nhận của mình về bông hoa đó.

Ví dụ: Ta có thể cho trẻ xem quả táo thật. Trẻ sẽ có nhận xét:

quả táo trơn, mùi thơm, màu xanh xen lẫn màu đỏ. Khi bổ quả táo trong quả táo có hạt, khi ăn có vị ngọt (chua).

2.2.2.2. Tham quan

Tham quan là con đường đưa trẻ đến gần vật thể, hiện tượng. Buổi tham quan cần đảm bảo một số yêu cầu sau:

- Nội dung tham quan phải đảm bảo được sở thích của trẻ. - Tổ chức tham quan phải khéo, không để những hiện tượng bên lề làm ảnh hưởng đến sự chú ý của trẻ vào cái chính, cái trọng tâm.

- Sau buổi tham quan, cô cần tổ chức củng cố nhận thức và ấn tượng thu lượm được.

Ví dụ: Cho trẻ tham quan vòng quanh công viên, giới thiệu các loại cây cảnh đẹp, những cây cổ thụ, những cây bonsai được các bác làm vườn uốn thành con rồng, con nai, quả địa cầu thật to giữa những đám cỏ xanh. Ngoài ra còn có những luống hoa, cây

kiểng loại thấp với từng khóm hoa, lá,…với nhiều màu sắc tươi

mát.

Sau khi dạo quanh một vòng công viên, giáo viên tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tập thể như: hát múa tập thể, nhảy lò cò, nhảy

vòng, chuyền bóng, mèo đuổi chuột, vẽ cảnh thiên nhiên,…tạo cho

trẻ cảm thấy thân thiện với bạn bè và môi trường xung quanh.

2.2.2.3. Sử dụng tranh ảnh, mô hình, băng hình

Sử dụng tranh ảnh, mô hình, băng hình là hình thức sử dụng máy móc, thiết bị vào quá trình dạy học trong điều kiện cho phép, tạo điều kiện cho trẻ có thể quan sát, tham quan cảnh vật mà trẻ không thể đi đến tận nơi được. Hạn chế của loại phương pháp này, trẻ không thể sử dụng phối hợp nhiều giác quan và trải nghiệm như ở quan sát vật thật. Muốn cho biểu tượng của trẻ được chính xác thì giáo viên phải sưu tầm, chuẩn bị tranh ảnh, mô hình, băng hình có nội dung phù hợp và rõ nét.

Ví dụ: Cho trẻ xem quá trình phát triển của cây từ hạt cho đến khi thành cây trưởng thành ra hoa, kết quả,…

Nhóm phương pháp trực quan là nhóm phương pháp chủ đạo trong quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ. Các phương pháp trực quan nếu được chuẩn bị và sử dụng khéo léo sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, sẽ kết hợp được hai hệ thống tín hiệu, tạo điều kiện cho trẻ dễ nhớ, nhớ lâu, gây hứng thú trong khi học, phát triển ở trẻ năng lực chú ý, quan sát, bồi dưỡng sự say mê, óc tìm tòi, phát hiện những tri thức mới, ngôn ngữ của trẻ cũng phong phú hơn, giàu hình ảnh hơn.

Tuy vậy, những phương tiện trực quan nếu không được chuẩn bị và sử dụng khéo léo, đúng mức và bị lạm dụng thì sẽ làm trẻ phân tán sự chú ý, không tập trung vào các dấu hiệu cơ bản thậm chí phát triển trí tuệ, ngôn ngữ hạn chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vì thế khi tiến hành các phương pháp trực quan cần giúp cho trẻ nắm và vận dụng một cách tốt nhất những tri thức cơ bản và biến chúng thành các phương tiện để tiếp tục lĩnh hội những tri thức mới ở mức độ cao hơn.

2.2.3. Nhóm phương pháp thực hành

Thứ nhất là lao động

N.K.Krupkaia nhiều lần nhấn mạnh phải dạy trẻ từ tuổi mẫu

giáo những hình thức lao động đơn giản vừa với sức của trẻ. ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo hoạt động của trẻ chưa phải là hoạt động lao động để sản xuất ra của cải vật chất mà chủ yếu là hoạt động lao động tự phục vụ bản thân, hay chỉ đơn giản là việc tưới cây, nhổ cỏ, dọn vệ sinh các góc trong lớp học,… Khi lao động đòi hỏi trẻ phải giao tiếp với nhau để trao đổi về công việc của mình và của người khác. Vì vậy, ngôn ngữ của trẻ cũng phong phú hơn, vốn từ của trẻ cũng tăng lên, khả năng giao tiếp tự tin, có khả năng diễn đạt cho người khác hiểu ý muốn của mình.

Trẻ mẫu giáo nhỡ đã có được những kĩ năng tự phục vụ đơn giản. Tuy nhiên cần củng cố những kĩ năng, kĩ xảo đã có và hình thành kĩ xảo tự phục vụ phức tạp hơn. Giáo viên hình thành cho trẻ các kĩ năng, kĩ xảo trong lao động, phát triển tính độc lập, tính tích cực và óc sáng kiến trong công việc được giao. Trẻ có thể tự tưới cây (gieo hạt) tưới luống, thu hoạch rau dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Khi lao động với trẻ, giáo viên gọi tên các cây, các bộ phận

của chúng, các động tác trong lao động. Cho trẻ quan sát cây cối,

ngửi hoa đếm các bông hoa nở,… Giáo viên giải thích sự cần thiết

hiểu thêm về ý nghĩa của công việc, biết tôn trọng thành quả của người lao động.

Thứ hai là phương pháp luyện tập

Điều quan trọng trong phương pháp này là vạch ra hệ thống các nhiệm vụ thực tiễn dần dần phức tạp lên. Tính phức tạp thể hiện trong các yêu cầu về kĩ năng đối với trẻ ngày càng tăng lên, trong việc quan sát vật, trong việc phân tích các điều kiện được giao, trong quá trình tự thực hiện hành động và kiểm tra kết quả.

Thứ ba là phương pháp thí nghiệm

Cho trẻ tự mình làm các thí nghiệm đơn giản giúp trẻ tự mình phát hiện ra các thuộc tính của sự vật hiện tượng các thuộc tính bên

trong mà không thể nhận thức bằng cảm giác được. Khác với phương pháp trực quan chỉ sử dụng các hoạt động

của tri giác, các phương pháp thực hành tạo điều kiện cho trẻ tham gia trực tiếp vào các hoạt động, biến đổi và tác động vào các sự vật, hiện tượng mà từ đó nhận thức được kiến thức mới.

Ví dụ: Cho trẻ thực hiện thí nghiệm “gieo hạt” theo dõi quá trình phát triển của nó và trình bày cho mọi người nghe. Khi trẻ tưới cây trẻ phát hiện trạng thái của cây phụ thuộc vào cách chăm sóc, lượng nước tưới,…

Trẻ phải được trực tiếp tham gia vào hoạt động giao tiếp, sử dụng lời nói của mình. Phương pháp này đòi hỏi cô giáo phải chú trọng việc cho trẻ tích cực tham gia vào sử dụng lời nói. Có những bài tập luyện cho trẻ phát âm, bài tập luyện từ, mẫu câu.Cần phải làm cho trẻ trở thành một chủ thể nói năng tích cực trong từng hoạt động. Và cần chú ý đến những trẻ rụt rè, nhút nhát, ít được để ý tới để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.

Thứ tư là phương pháp trò chơi

Ưu điểm của phương pháp trò chơi là gây hứng thú tích cực cho trẻ, chúng tham gia vào các hoạt động với một cao trào xúc cảm, do đó ít mệt mỏi hơn các môn học khác.

Trò chơi có ý nghĩa to lớn trong giáo dục trí tuệ và phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Muốn đạt được kết quả cao, cần hiểu rõ được việc hướng dẫn trò chơi đòi hỏi một nghệ thuật sư phạm cao, thích hợp với độ tuổi mẫu giáo. Để giải quyết nhiệm vụ học tập thông qua trò chơi, cô giáo phải hướng dẫn sao cho trò chơi trở thành một hoạt động thích thú đối với trẻ và đồng thời tổ chức được hoạt động tập thể với những mối giao tiếp giữa chúng làm xuất hiện và củng cố tình bạn, tình thân ái giữa trẻ với nhau.

Trò chơi giữ một vị trí quan trọng của các hoạt động giáo dục ở trường mầm non. Kết quả của việc sử dụng các trò chơi để phát triển lời nói cho trẻ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tìm tòi và sáng tạo của giáo viên.

* Giáo viên có thể sử dụng một số trò chơi sau trong hoạt động chung làm quen với môi trường xung quanh để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ

Trò chơi 1: Hái hoa

- Mục đích: Giúp trẻ phân biệt các loại hoa, phát triển vốn từ luyện phát âm cho trẻ qua tên gọi các loài hoa.

- Nội dung: Cho trẻ tiếp xúc với đối tượng, dùng tình huống trò chơi để phát âm các từ: Hoa hồng, hoa cúc, hoa sen, hoa đồng tiền.

- Cách tiến hành:

+ Chuẩn bị: 4 chậu (lọ) hoa hoặc lẵng hoa sen, hoa đồng tiền, hoa hồng.

Tranh lô tô về một số loài hoa.

- Cách chơi: Cô cho trẻ ngồi ghế hình vòng cung rồi nói cách chơi. Cô đặt các chậu hoa, lẵng hoa đã chuẩn bị, cô yêu cầu trẻ hái hoa theo yêu cầu của cô và nói tên hoa.

Cô miêu tả bồn hoa trẻ chọn tranh lô tô đúng loại hoa cô miêu tả và nói tên hoa. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mục đích: Luyện trí nhớ và khả năng phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Nội dung: Cho trẻ tiếp xúc với đối tượng, bằng tình huống

Một phần của tài liệu Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh (chủ đề thế giới thực vật) (Trang 31)