Các hoạt động nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu

Một phần của tài liệu Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh (chủ đề thế giới thực vật) (Trang 26 - 29)

7. Cấu trúc của khoá luận

2.1.1.3. Các hoạt động nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu

giáo nhỡ

a. Quan sát, gọi tên, so sánh, nhận xét và thảo luận về sự

giống nhau (đều có rễ, thân, lá,…) và khác nhau (về màu sắc,

kích thước, hình dạng, của thân, lá, hoa, quả,…) rõ nét của hai loại cây.

Ví dụ: Cho trẻ quan sát thảo luận và so sánh về điểm giống và khác nhau giữa rau bắp cải và củ su hào. Hướng dẫn cho trẻ biết điểm giống nhau giữa hai loại rau: đều được gọi là rau, cung cấp

cho con người vitamin và chất khoáng giúp cơ thể khoẻ mạnh.

Khác nhau: Cải bắp là loại rau ăn lá, su hào là loại rau ăn củ. Lá cải bắp to tròn còn lá su hào nhỏ và dài,…

b. Cho trẻ chơi các trò chơi giúp trẻ phát triển ngôn ngữ như: Đoán cây qua lá, Tìm cây,…Thu nhặt lá, hoa, quả, hạt và chơi tạo nhóm theo dấu hiệu rõ nét về màu sắc, kích thước, hình dạng cho trước.

Quan sát, theo dõi sự lớn lên của cây: nảy mầm, ra lá và lớn lên. Thông qua việc quan sát giáo viên khuyến khích trẻ dùng ngôn ngữ để nói lên quá trình phát triển của cây.

c. Cho trẻ làm quen với các từ mới như: mầm, chồi, lá non,

cây trưởng thành, lộc, Từ đó làm giàu vốn từ cho trẻ.

d. Cho trẻ tiến hành một số thử nghiệm nhỏ: gieo hạt đậu vào chậu để gần cửa sổ. Khuyến khích trẻ theo dõi sự nảy mầm và lớn lên của cây trong những điều kiện khác nhau, phán đoán, suy luận các điều kiện sống của cây. Cô vẽ sơ đồ biểu thị tốc độ lớn lên của cây, rồi hướng dẫn trẻ cách dùng thước để đo cây,…

Các hoạt động trên đây có thể tiến hành trong chủ đề thực vật ở hoạt động học có chủ đích, nhưng cũng có thể tận dụng ở những tình huống thuận lợi, mọi lúc mọi nơi để giúp trẻ có những kiến thức đúng đắn về thế giới xung quanh với nhiều góc nhìn khác nhau, đồng thời qua đó cũng giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển thông qua việc thể hiện ý kiến, suy nghĩ về những kiến thức trẻ lĩnh hội được trong giờ học.

Giờ học Làm quen với môi trường xung quanh ngoài việc cung cấp cho trẻ những kiến thức về môi trường xung quanh còn làm giàu vốn từ và tích cực hóa vốn từ cho trẻ. Cần phải mở rộng vốn từ của trẻ và tạo điều kiện cho trẻ được thường xuyên sử dụng vốn từ của

mình. Muốn sử dụng tốt vốn từ thì việc rèn luyện phát âm đúng, rõ ràng, nói câu đủ thành phần, đủ ý, biết mô tả bằng lời để người khác hiểu ý định của mình. Trong quá trình diễn đạt trẻ có thái độ diễn đạt tự tin, mạnh dạn; Trẻ biết nhận xét, biết tỏ thái độ với ý kiến của bạn đưa ra và biết tôn trọng người khác khi trình bày.

Trong giờ học cần giúp trẻ mẫu giáo nhỡ phát triển khả năng nghe và nói là hết sức quan trọng. Để nói được tốt, trẻ cần phải được luyện nghe các âm thanh của ngôn ngữ. Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ cần được luyện nghe để dần dần giúp trẻ tri giác và phát âm đúng được các âm khó như: p, n, l, s, x, tr, ch,…

Ví dụ: Trong giờ làm quen với một số loại quả khi cho trẻ qua n sát một số hình ảnh về một số quả cần cho trẻ nói tên các loại quả đó một cách chính xác như quả na, quả lê, quả mít, quả sầu

riêng,… Ngoài ra còn cho trẻ làm quen với những từ như múi, mắt,

trắng nõn nà,…

Khi trò chuyện với trẻ, giáo viên cần chú ý đến những câu hỏi về đặc điểm, tính chất, công dụng của sự vật: Như thế nào? Cần phải làm gì? Có màu sắc ra sao? Hình dạng như thế nào? Có tác dụng gì với con người? Để làm gì?,… Đồng thời cô động viê n khuyến khích trẻ trả lời bằng những câu đơn và câu phức.

Cô có thể cung cấp các từ mới cho trẻ, làm phong phú vốn từ và giúp trẻ mở rộng sự hiểu biết về nghĩa của các từ. Đồng thời sử dụng ngôn ngữ biểu cảm trong khi giao tiếp với trẻ. Tạo cơ hội cho trẻ thường xuyên được tiếp xúc với thế giới thực vật và hướng dẫn trẻ miêu tả bằng lời một cách hình tượng.

Ví dụ: Khi quan sát một vườn hoa, cô có thể hỏi: Các con thấy

vườn hoa như thế nào? Các con có nhận xét gì về vườn hoa của

cô? Cô hướng dẫn trẻ sử dụng ngôn ngữ để thể hiện cảm xúc: Vườn

hoa thật là đẹp! Có rất nhiều màu sắc khác nhau nào đỏ, nào

vàng, màu gì nữa các con nhỉ? Hoa này có hình dạng như thế

Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua giờ học này đòi hỏi giáo viên mầm non cần có cách cư xử đặc biệt đối với học sinh. Đó là thái độ nâng đỡ, khuyến khích, thông cảm luôn nhấn mạnh vào những thành công của trẻ. Đồng thời người giáo viên cần biết làm việc kiên trì, tỉ mỉ, biết tổ chức quá trình dạy học kết hợp với vui chơi. Nắm được các đặc điểm của học sinh, bình tĩnh trước lối nói của các em.

Ví dụ: Khi dạy trẻ nói quả lựu, trẻ lại nói quả nựu hay

quả na lại nói quả la”, giáo viên cần động viên, khuyến khích

và hướng dẫn trẻ phát âm đúng. Hoặc khi hỏi trẻ về đặc điểm hay màu sắc của hoa mai cần dạy trẻ trả lời câu có đủ thành phần: Con thưa cô! Hoa mai có màu vàng. Cánh dạng hình tròn ạ”.

Khi đến trường, các em đã bắt đầu tham gia vào một môi trường giao tiếp mới có tính chất xã hội. Giao tiếp trong lớp học có những đòi hỏi riêng, khác với môi trường giao tiếp ở gia đình nên giáo viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi cũng như tiến trình của giờ học thật khoa học để giúp trẻ lĩnh hội ngôn ngữ tốt hơn.

Một phần của tài liệu Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo nhỡ thông qua hoạt động làm quen với môi trường xung quanh (chủ đề thế giới thực vật) (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)