Vitamin trong chăn nuôi

Một phần của tài liệu so sánh ảnh hưởng của hai loại thức ăn hỗn hợp lên sinh trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thịt ross 308 (Trang 27)

Vitamin là một hợp chất hữu cơ, tham gia vào phản ứng sinh hóa với lượng rất nhỏ, đảm bảo cho quá trình phát triển bình thường cùa động vật (Vũ Duv Giảng, 1997).Vitamin là chất xúc tác sinh học cua cơ thể trong quá trình trao đổi chất, hàm lượng của chúng trong cơ thể không lớn nhưng chúng rất cần thiết đối với việc tồn tại cùa tất cả quá trình sống.

Vitamin được chia làm 2 nhóm : Nhóm tan trong dầu: A, D, E, K.

Nhóm tan trong nước: vitamin nhóm B và C.

Nhu cầu vitamin thay đổi tùy theo tuổi, thể trạng và chức năng sinh lý của gà, gà con cần lượng vitamin lớn hơn gà trưởng thành. Đối với gà nuôi nhốt tập trung toàn bộ thức ăn là do người nuôi cung cấp thì việc bồ sung vitamin là rất cần thiết.Thiếu vitamin sẽ dẫn đến rối loạn trong hoạt động sinh lý của cơ thể và tiếp theo đó là bệnh tật phát sinh (Nguyền Vãn Thưởng, 1992).

Thiếu vitamin sẽ nhanh chóng dẫn đến sự rối loạn hoạt động sinh lý của cơ thê và tiếp theo là bệnh tật phát sinh, những bệnh xảy ra gọi là bệnh thiếu vitamin. Đối với gà công nghiệp, bệnh thiếu vitamin thưởng gây tác hại rât lớn không kém gì các bệnh dịch.

Bệnh thiêu vitamin không gây tác hại trực tiếp ngay trên cơ thể gà con mà nó để lại hậu quả nghiêm trọng cho cả đời gà như nhừng bệnh di truyền. Do đó người chăn nuôi không lấy gi lạ khi thấy gà con vừa mới nở ra đà thấy có triệu chứng của bệnh này (Bùi Quang Toàn và ctv, 1980).

Vitamin A: cằn cho việc bảo vệ niêm mạc của cơ thẻ chống lại sự xâm nhập cùa mầm bệnh. Thiếu vitamin A gà có biểu hiện khô lông, khô da, viêm kết mạc mắt, gà còi cọc, rối loạn thân kinh gà chết ồ ạt như bị dịch. Gà mái đè giảm, trúng ấp nở kém.

Vitamin D là tác nhân chống còi xương. Thiếu vitamin D3 gà chậm lớn, xương bị biến dạng, gà giảm đẻ, vỏ trứng mềm, tỷ lệ ấp nỡ giảm.

15

Vitamin E : cần cho khả năng sinh sản. Thiếu vitamin E gà trống bị teo dịch hoàn, gà mái bị thoái hóa buồng trứng khá năng thụ tinh âp nở giảm hoặc mất hẳn. Vitamin B1: là tác nhân chống phù thủng, viêm thần kinh đóng vai trò quan trọng trong trao đôi chất bột đường.

Vitamin B2: là tác nhân quan trọng cho quá trình oxi hóa của tế bào, chống rối loạn thần kinh, đàm bảo tỷ lệ đẻ. Thiếu vitamin B2 gà bị khòe chân chậm lớn. Nếu bị nặng thì bị liệt, run rẩy và chết trong 3 tuần đâu tiên.

Vitamin B6: cần cho quá trình trao đổi chất đạm, chất béo đổ phát triển cơ thể, chống viêm da.

Vitamin B12: rất quan trọng trong cấu tạo máu, tổng hợp các protid tế bào, thúc đẩy quá trình sinh trưởng bình thường của cơ thể, mọc lông, đảm bảo tý lệ ấp nở của trứng.

Vitamin K: là nhân tố làm đông máu, chống chảy máu.

Vitamin C: làm tăng sức đề kháng cho gia cầm với các yếu tố stress hoặc bị bệnh và tránh tinh trạng vỏ trứng bị mỏng (Võ Bá Thọ, 1995).

16

Vị trí trại gà

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.1. PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM

3.1.1 Thời gian thí nghiệm

Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 07/2014 đến tháng 10/2014.

3.1.2 Địa điểm thí nghiệm

Đề tài thí nghiệm được tiến hành tại trại Long, ấp Tân Lập 2, xã Cây Gáo, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai.

3.1.3 Tổng quan trại gà

Chuồng trại thí nghiệm thuộc kiểu chuồng nền kín có hệ thống làm mát tự động. Chuồng xây dựng mái đôi, lợp bằng tole, lót plafond. Kích thước chuồng 12 m x 100 m, một đầu chuồng sẽ đặt các tấm làm mát được làm ướt bằng nước và đầu đối diện đặt 8 quạt hút loại lớn có đường kín 1,5 m. Khi không khí đi qua tấm làm mát sẽ xảy ra hiện tượng trao đổi nhiệt. Nhiệt của không khí làm cho nước bốc hơi và không khí trở nên mát. Khi không khí di chuyển từ đầu trại đến cuối trại tạo ra môi trường mát mẻ. Khi quạt hút hoạt động, nó sẽ rút không khí ra ngoài, không khí mới lại tràn vào lại thông qua các tấm làm mát này. Nền chuồng được tráng xi măng, hai bên vách xây tường bằng gạch cao 50 cm sau đó lấp hệ thống bạt cơ động kéo lên tới trần và trải trấu dày 10- 15cm. Chiều cao từ nền tới trần là 2,3 m, mỗi chuồng có 25 gian, mỗi gian có kích thước 4 m x 12 m, có 4 dãy máng

17

uống với núm uống tự động, có 2 dãy đèn chiếu sáng, có 5 dãy máng ăn bằng nhựa và mỗi gian có 16 máng ăn. Đầu chuồng có bố trí một cửa ra vào và vách chuồng bố trí 2 cửa ở giữa và cuối chuồng để tiện việc chăm sóc và xuất gà.

Hình 3.1 Trại gà làm thí nghiệm

3.1.2.1 Chuẩn bị chuồng trại trước khi thả gà

Sau khi xuất hết gà, chuyển tất cả dụng cụ ra khỏi chuồng

Làm vệ sinh sạch sẽ bên trong và bên ngoài cách chuồng 2m. Vệ sinh sạch sẽ để loại bỏ phân, lông gà của lứa trước còn sót lại. Sau khi vệ sinh sạch sẽ, ta tiến hành phun chuồng trại bằng dung dịch NaOH 2% riêng dụng cụ chăn nuôi thì được ngâm formal 1% và đem phơi khô. Sữa chữa lại dụng cụ và trang thiết bị trong chuồng. dợi khi nền chuồng thật khô thì ta phin formol 1% khắp chuồng, xung quanh trại và cả khu trại

Rải trấu khắp chuồng dày 10cm. Chuyển dụng cụ chăn nuôi vào chuồng, phun thuốc sát trùng trước khi nhập gà 2 ngày

Máng uống cho gà lớn: sử dụng loại máng uống tự động

3.1.4 Giống gà thí nghiệm

Đề tài được tiến hành trên 3000 con gà đàn gà dòng Ross 308, dòng bố mẹ được nhập từ trại gà giống của chính công ty tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có khối lượng 1 ngày tuổi là 41- 43 g/con

18

3.1.5 Thức ăn thí nghiệm

Thí nghiệm sử dụng 2 khẩu phần thức ăn: là 2 loại thức ăn hỗn hợp là (TAHHD)

và (TAHHB). TAHHD có hàm lượng protein qua ba giai đoạn nuôi dưỡng là 22%, 20%,

18%,TAHHB có hàm lượng protein ba giai đoạn nuôi dưỡng là 20%

Bảng 3.1: Thành phần hóa học thức ăn gà Ross 308 giai đoạn 1 – 21 ngày

Dưỡng chất TAHHD TAHHB

Vật chất khô 89,61 90.22 Tro 5,29 5,48 Protein 22,28 20,45 Béo thô 5,31 4,82 Xơ thô 3,08 2,79 Calci 1,69 1,97 Phospho 1,01 0,71

Ghi chú DM: vật chất khô, Ash: tro,CP: protein thô, EE: béo thô, CF: xơ thô,Ca: Calci, P: Phospho, ME: Năng lượng tiêu hóa

Bảng 3.2: Thành phần hóa học thức ăn gà Ross 308 giai đoạn 22 – 35 ngày

Dưỡng chất TAHHD TAHHB

Vật chất khô 89,45 90,95 Tro 5,28 4,70 Protein 20,69 20,08 Béo thô 4,31 6,84 Xơ thô 2,74 1,87 Calci 1,70 0,93 Phospho 0.98 0,96

19

Bảng 3.3: Thành phần hóa học thức ăn gà Ross 308 giai đoạn 36 – 42 ngày

Dưỡng chất TAHHD TAHHB

Vật chất khô 88,62 89,94 Tro 4,14 4,77 Protein 17,99 19,85 Béo thô 5,21 6,40 Xơ thô 2,71 2,05 Calci 1,20 1,43 Phospho 1,00 0,94 3.1.6 Dụng cụ 3.1.6.1 Dụng cụ chăn nuôi

Máng gá và máy sưởi: sử dụng úm cho gà 1 – 16 ngày tuổi. Máng uống 1 galon: sử dụng cho gà 1 – 4 ngày tuổi.

Máng ăn cho gà con có đường kính 40cm: sử dụng cho gà 1 – 4 ngày tuổi.

Máng ăn cho gà lớn có đường kín 40cm: sử dụng cho gà 2 ngày tuổi đến xuất chuồng

3.1.6.2 Dụng cụ thí nghiệm

Dụng cụ thí nghiệm gồm: Cân đồng hồ, bọc nylon, lưới cotton, dây kẽm.Dụng cụ phân tích thức ăn : gồm các dụng cụ phân tích ở phòng thí nghiệm Dinh dưỡng gia súc của Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng trường Đại Học Cần Thơ

3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.2.1.Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo hoàn toàn ngẫu nhiên, có 2 nghiệm thức (NT). NT1

sử dụng thức ăn hỗn hợp D, NT2 sử dụng thức ăn hỗn hợp B do trại cung cấp. Mỗi nghiệm thức lập lại 3 lần, có tất cả 6 đơn vị thí nghiệm. Mỗi đơn vị thí nghiệm là 1 ô chuồng, có tổng cộng 6 ô chuồng. Tổng số gà là 3.000 con, mỗi ô nuôi 500 con và được bố trí như sau:

20

Ô chuồng TAHHD TAHHB

1 500 con gà 500 con gà

2 500 con gà 500 con gà

3 500 con gà 500 con gà

Tổng cộng 6 ô/NT 1.500 con gà 1.500 con gà

3.2.2 Quy trình chăm sóc nuôi dưỡng

Tất cả gà thí nghiệm được chăm sóc nuôi dưỡng cùng chế độ với gà được nuôi chung chuồng. Gà được cho ăn 2 khẩu phần khác nhau ở 2 ô úm thí nghiệm ngay từ khi mới nhập về

3.2.2.1 Chuẩn bị ổ úm

Trước khi thả gà 1 ngày, tất cả máng gas đều được treo. Mỗi máng gas treo cách mặt nền 1,2m và được treo thành 2 dãy, 2 máy heater được dặt ở đầu dãy ô úm cách ô úm 3m. Mỗi ô úm có kích thước 3m x 4m dùng để úm 1000 gà con, riêng ô úm thí nghiệm 3m x 6m thả 1.500 gà con và được ngăn làm ba. Mỗi ô úm treo 2 máng gas. Bạt được kéo kính xung quanh dãy ô úm cách trần 20cm, khoảng cách từ 2 bên hong dãy úm tới bạt là 50 cm, khoảng cách từ 2 đầu dãy úm tới bạt là 5m. Ô úm được quây ở giữa chuồng để tiện việc mở rộng ô úm sau này

3.2.2.2 Chuẩn bị nhận gà

Chuẩn bị máng gas

Trước khi gà về tới trại 30 phút, cả 2 bạt đều hạ xuống, chỉ có đầu quạt hút là để trống. Mở tất cả máng gas để đảm bảo sưởi ấm cho gà ngay từ phút đầu tiên nhập trại. Phải đảm bảo nhiệt độ trong ô úm đạt 350C bằng với nhiệt độ trong máy ấp. Khi gà con từ lò ấp về tới trại, nhanh chóng nhận gà và thả vào ô úm càng nhanh càng tốt để gà được sưởi ấm

Chuẩn bị đèn:

21 Hình 3.2: Gà con mới nhập về trại

Cách cho gà con ăn.

Sau 30 phút, gà con được sưởi ấm và ổn định thì cho gà con uống nước có pha acid lactictid, mỗi ngày gà được thay nước hai lần vào 8 giờ sáng và 16 giờ 30 chiều, cho gà uống nước khoảng 3 giờ rồi mới cho gà ăn. Mỗi ô úm có 12 máng uống 1 galon xếp thành 3 dãy và 16 máng ăn gà con xếp thành 4 dãy, ô úm thí nghiệm có 16 máng uống và 20 máng ăn gà con. Thức ăn được rải trực tiếp lên máng mỗi lần một năm tay, khi nào gà ăn hết thì rải tiếp để thức ăn luôn có mùi thơm hấp dẫn nhằm kích thích gà con ăn được nhiều và đầy đủ. Trong giai đoạn úm ,gà được cho ăn nhiều lần trong ngày và mỗi lần một ít thức ăn để kích thích gà ăn nhiều. Thường 3 giờ cho gà ăn lần. Những máng ăn còn thức ăn thì gom lại sau đó loại bỏ trấu, phân và trộn thức ăn mới rải cho gà ăn. Tất cả các máng được vệ sinh sạch sẽ trước khi rãi thức ăn mới. Rãi thức ăn đều tất cả khay để tất cả gà con ăn cùng lúc.

Cách quan sát gà xem đủ ấm hay nóng lạnh.

Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ ô úm bằng cách xem máy đo nhiệt độ tự động có bộ cảm ứng đặt bên trong ô úm cho phù hợp. Nếu gà con nằm tập trung dưới máng gas nằm chồng lên nhau hoặc tập trung lại thành từng cụm chứng tỏ gà đang bị lạnh, ngược lại nếu gà con năm tránh xanh máng gas hai cánh mở rộng, ngước cổ lên há mỏ thở chứng tỏ gà đang bị nóng. Vì vậy, phải quan sát thường xuyên những biểu hiện của gà để tăng giảm nhiệt độ cho phù hợp nhất với gà bằng cách tăng giảm máng gas. Vào ban đem cần cho thêm 2 máy sưởi hoạt động để đảm bảo cung cấp đủ nhiệt cho gà.

22 Hình 3.3: Máy sưởi cung cấp nhiệt cho gà con Cách quản lý chăm sóc theo ngày tuổi.

Ngày đầu tiên gà về trại, mở tất cả máng gas và đèn suốt 24 giờ.

Gà 2 ngày tuổi, tiến hành mở rộng ô úm đồng thời nhập 2 ô úm thành 1 ô úm. Gà 3 ngày tuổi, mở rộng thêm ô úm lấy bớt máng ăn gà con ra thêm vào máng ăn gà lớnn xếp xen kẽ 1 dãy máng ăn gà lớn 1 dãy máng ăn gà con.

Gà 4 ngày tuổi, mở rộng thêm ô úm, lấy toàn bộ máng ăn gà nhỏ ra, cho ăn hoàn toàn bằng máng ăn gà lớn.

Gà 5 ngày tuổi, tiếp tục mở rộng ô úm. Lấy toàn bộ máng uống 1 gà lớn ra và hạ dãy máng uống tự động còn lại xuống.

Ở những ngày tiếp theo, thường xuyên mở rộng ô úm để gà con đủ diện tích chuồng thích hợp và được vận động thoải mái hơn do tốc độ phát triển của gà thịt rất nhanh.

23 Nhiệt độ

Bảng 3.5: Nhiệt độ úm gà của trại

Tuổi (ngày) Nhiệt độ úm (0C)

1 34 - 35 2 33 – 34 3 32 - 33 4 31 - 32 5 - 8 29 - 31 9 - 11 28 - 30 11 - 14 25 - 28 >14 24 - 26 3.2.2.3 Quy trình phòng bệnh

Mỗi ngày, tối tiến hành kiểm tra sức khỏe của đàng gà vào buổi sáng, nhặt xác gà chết, rửa máng uống cho gà.

24

3.2.2.4 Chương trình tiêm vaccine và thuốc cho gà thịt

Bảng 3.6: Chương trình tiêm vaccine cho gà ở trại

3.2.3 Các chỉ tiêu theo dõi

3.2.3.1 Tiêu tốn thức ăn

Cân ghi nhận lượng thức ăn cho ăn hằng ngày trong mỗi tuần, đến cuối mỗi tuần cân lượng thức ăn thừa. Tiêu tốn thức ăn hằng tuần được tính như sau :

3.2.3.2 Khối lượng

Vào cuối mỗi tuần cân khối lượng ngẫu nhiên 10% số gà trong mỗi ô chuồng bằng cân bàn nhỏ 3kg.

3.2.3.3 Tăng trọng

Ghi nhận khối lượng gà khi mới nhập về, dựa trên khối lượng thu thập được từ đó tính ra tăng trọng.

Tăng trọng = Trọng lượng gà cuối thí nghiệm – Trọng lượng gà đầu thí nghiệm Tổng lượng thức ăn cho ăn trong tuần (g)

Tổng số con x7 Tiêu tốn thức ăn qua các tuần tuổi =

25

3.2.3.4 Hệ số chuyển hóa thức ăn (HSCHTA)

3.2.5.5 Tỷ lệ hao hụt

3.2.5.6 Hiệu quả kinh tế

Do gà thí nghiệm được nuôi trong cùng điều kiện, nên ta có thể không chú ý dến các chi phí về chuồng trại, nhân công và chi phí điện nước. Nên khi so sánh hiệu quả kinh tế giữa 2 khẩu phần thức ăn thí nghiệm ta chỉ so sánh chi phí tiêu tốn thức ăn giữa 2 khẩu phần thức ăn thí nghiệm

3.2.6 Các chỉ tiêu phân tích

Các khẩu phần ăn của gà được tính phân tích các chỉ tiêu như vật chất khô (DM), prorein thô (CP), béo thô (EE), Xơ thô (CF), hàm lượng khoáng (Ash), theo quy trình chuản của AOAC (1984)

3.3 XỬ LÝ SỐ LIỆU

Số liệu thu thập tổng hợp được xử lý sơ bộ trên phân mềm Excel 2003. Sau đó tiến hành so sánh cặp theo phép thử 2 sample t-test bằng phần mềm Minitab 13.

Tiêu tốn thức ăn (kg)

(kg/tuần)

Tăng trọng ( kg) HSCHTA =

(kg thức ăn/kg tăng trọng)

Số con đầu kỳ -Số con cuối kỳ

Số con đầu kỳ

26

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 NHẬN XÉT CHUNG VỀ ĐÀN GÀ THÍ NGHIỆM

Nhìn chung toàn bộ gà thí nghiệm phát triển tốt trong suốt quá trình tiến hành thí nghiệm.

4.2 KẾT QUẢ CÁC CHỈ TIÊU THEO DÕI

4.2.1 Tiêu tốn thức ăn trung bình của các nghiệm thức

Tiêu tốn thức ăn qua các tuần tuổi được trình bày qua bảng 4.1 và biểu đồ 4.1 Bảng 4.1: Tiêu tốn thức ăn của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con/ngày)

Ngày tuổi TAHHD TAHHB SEM P

Giai đoạn úm

1-7 17,85 17,50 0,17 0,24

8-14 43,75 44,1 0,44 0,62

15-21 83,2 79,7 0,79 0,05

Giai đoạn tăng trưởng

22-28 124,5 122,2 0,57 0,06

29-35 160,6 156 0,97 0,05

Giai đoạn vỗ béo

36-42 212,2 207,8 1,11 0,07 Toàn kì TN 107 104,6 0,46 0,04 0 50 100 150 200 250 1 - 7 8 - 14 15 - 21 22 - 28 29 - 35 36 - 42 Toàn kỳ TAHHD TAHHB - Biểu đồ 4.1: Tiêu tốn thức ăn của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi

Một phần của tài liệu so sánh ảnh hưởng của hai loại thức ăn hỗn hợp lên sinh trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn của gà thịt ross 308 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)