Để đối phó với tình trạng XNM làm thiệt hại sản xuất nông nghiệp như hiện nay cần có những biện pháp thích hợp thay đổi lịch thời vụ để tránh mặn. Áp dụng những thành tựu khoa học về những loại giống có khả năng chống chịu tốt với hạn và nhiễm mặn. Hiện tại có một số nghiên cứu về các giống lúa mới của Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long xác định một số loại có khả năng khán mặn cao có thể áp dụng tại Huyện Ngã Năm như OM6976, OM6677, OM5464, OM5629, OM5451, OM4059, OM6164…Những giống này đã được thử nghiệm tại một số tỉnh ĐBSCL, có kết quả rất khả quan. Theo TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), viện đang tiến hành nghiên cứu tạo ra nhiều giống lúa có thể chống chịu được với độ mặn và khô hạn trong ruộng đồng. Những giống lúa này được tập hợp nguồn gene từ các vùng hay bị hạn hán như ở Tây Bắc, Tây Nguyên để làm vật lai tạo. Sau khi đưa vào trồng thử nghiệm, giống lúa này phát triển tốt trong môi trường có độ mặn cao, đem lại năng suất cao. Ngoài ra, viện đang tiến hành nghiên cứu thử nghiệm giống lúa chịu úng ngập, có khả năng chống đỡ lụt lội.
Hiện các nhà khoa học của Viện lúa ĐBSCL đã xác định được 31 giống lúa có khả năng chống chịu khô hạn và 14 giống lúa mẹ có khả năng kháng mặn tốt. Qua kết quả đánh giá, các giống lúa OM5464, OM 5166, OM 5629, OM 6677 có khả năng chịu được độ mặn 3 – 4 phần ngàn. Riêng giống lúa IR 64 Subon 1 đang được thí nghiệm cho thấy có khả năng thích ứng với độ mặn 5 - 6 phần ngàn và chịu được ngập úng trong khoảng 21 ngày.
Hình 4.24: Các giống lúa ngoài thực địa
Riêng giống lúa OM 6976 có thời gian sinh trưởng 95 – 100 ngày, cho năng suất 7 – 8 tấn/ha, chịu phèn được 4%, ít bị nhiễm bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá.9
Tuy nhiên để thực hiện có hiệu quả các biện pháp này, cần phải điều tra, khảo sát và có quy hoạch cụ thể việc áp dụng cho từng vùng sinh thái có nguy cơ bị thiệt hại do mặn, và tiến hành xây dựng mô hình trình diễn, tập huấn quy trình kỹ thuật cho nông dân thì mới có thể thành công được.