Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ cây trồng: chuyển một phần đất canh tác 3 vụ thành
2 vụ để tránh mặn và ngập úng do địa hình huyện Ngã Năm tương đối thấp.
Thời vụ gieo trồng lúa: phải nghe theo lịch xuống giống của Ủy ban huyện, vụ
Đông xuân cần xuống giống sớm để né mặn.
Sử dụng các giống lúa có khả năng chịu phèn, chịu mặn như ST5, OM 1490,…
4.3.2 Đối với người dân ở khu vực khảo sát
Xâm nhập mặn đã diễn ra trong nhiều năm ở huyện Ngã Năm gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống cũng như sản xuất của người dân sống khu vực này. Do đó, qua từng năm, họ đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong việc thích ứng với tình hình xâm nhập mặn có chiều hướng gia tăng như hiện nay. Người dân đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau để ứng phó với mặn như:
- Ngưng bơm, đóng các đường nước lên ruộng lại.
- Canh thời vụ tránh mặn dựa theo lịch xạ giống của Ủy ban huyện, nghe thông báo từ đài phát thanh huyện để chủ động bơm tưới giữ nước trên đồng ruộng. - Để ý nước trong hay đục và dùng miệng niếm thử, nếu lở nước mặn đã lên
ruộng thì có thể bón vôi bột, phân Ure và phân trung quốc để hạ độ mặn xuống mức thấp nhất có thể để cứu lúa.
54%
46% Có
Không
Hình 4.22: Tỷ lệ người dân huyện Ngã Năm có khả năng ứng phó XNM
Trong quá trình khảo sát phỏng vấn có 54% các chủ hộ trả lời có biết cách ứng phó XNM và có 46% số các chủ được phỏng vấn không biết cách ứng phó với XNM hoặc không quan tâm.
Như vậy do ở huyện Ngã Năm không có tập huấn về xâm nhập mặn nên làm cho phần trăm số người không biết cách ứng phó với mặn lên cao. Tại huyện chỉ thông báo quan hình thức tuyên truyền qua đài phát huyện để bà con tự bảo vệ lúa của mình. Vì vậy phòng Thủy nông huyện cần chú trọng quan tâm hơn nữa để mở các lớp tập huấn cho bà con biết cách bảo vệ lúa tốt nhất.