Năm 2005: Có 3 đợt XNM, lấn sâu vào địa bàn huyện, mỗi đợt kéo dài trung bình khoảng 8 ngày (đợt ngày 22/3, đợt ngày 01/5, đợt ngày 04/5), với nồng độ mặn đo được cao nhất là 6,1%o; gây ảnh hưởng khoảng 75 ha của 85 hộ, cụ thể như sau:
+ Thiệt hại 100%: 3,2 ha (4 hộ).
+ Thiệt hại từ 80% - dưới 100%: 22,31 ha (25 hộ). + Thiệt hại từ 50% - dưới 80%: 41,09 ha (49 hộ). + Thiệt hại dưới 50%: 8,4 ha (7 hộ).
Ngoài ra, có khoảng 2.000 ha bị ảnh hưởng, giảm năng suất từ 15 - 20%.
Năm 2006: Có 3 đợt XNM, lấn sâu vào địa bàn huyện, mỗi đợt kéo dài trung
bình khoảng 3 ngày (đợt ngày 29/3, đợt ngày 22/4, đợt ngày 25/5), với nồng độ mặn đo được cao nhất là 16,3%o; gây ảnh hưởng khoảng 174,43 ha của 140 hộ (ở xã Vĩnh Biên), cụ thể như sau:
+ Thiệt hại 100%: 5,49 ha (7 hộ).
+ Thiệt hại từ 80% - dưới 100%: 19,7 ha (18 hộ). + Thiệt hại từ 50% - dưới 80%: 70,23 ha (57 hộ). + Thiệt hại dưới 50%: 79,01 ha (58 hộ).
Năm 2007: Có 3 đợt mặn XNM, lấn sâu vào địa bàn huyện, mỗi đợt kéo dài trung bình khoảng từ 6 - 30 ngày (đợt ngày 17/2, đợt ngày 16/4, đợt ngày 10/5), với nồng độ mặn đo được cao nhất là 8,7%o; gây ảnh hưởng khoảng 72,8 ha của 77 hộ, cụ thể như sau:
+ Thiệt hại từ 50% - dưới 80%: 67,08 ha (69 hộ). + Thiệt hại dưới 50%: 5,72 ha (8 hộ).
Năm 2008: Có 3 đợt XNM, lấn sâu vào địa bàn huyện, mỗi đợt kéo dài trung bình khoảng từ 15 - 30 ngày (đợt ngày 21/01, đợt ngày 30/3, đợt ngày 5/5), với nồng độ mặn đo được cao nhất là 16,7%o; gây ảnh hưởng khoảng 83 ha của 90 hộ, cụ thể như sau:
+ Thiệt hại từ 80% - dưới 100%: 22 ha (26 hộ). + Thiệt hại từ 50% - dưới 80%: 55 ha (57 hộ). + Thiệt hại dưới 50%: 6 ha (7 hộ).
Ngoài ra, có gần 3.000 ha bị ảnh hưởng.
Năm 2009: Có 4 đợt XNM, lấn sâu vào địa bàn huyện, mỗi đợt kéo dài trung bình khoảng từ 3 - 20 ngày (đợt ngày 09/01, đợt ngày 05/3, đợt ngày 16/3, đợt ngày 30/3), với nồng độ mặn đo được cao nhất là 15,3%o (kênh Năm Kiệu) và 14,8%o (kênh Nàng Rền); gây ảnh hưởng khoảng 107 ha của 122 hộ, cụ thể như sau:
+ Thiệt hại từ 80% - dưới 100%: 12 ha (16 hộ). + Thiệt hại từ 50% - dưới 80%: 40 ha (44 hộ). + Thiệt hại dưới 50%: 55 ha (62 hộ).
Ngoài ra, có gần 3.000 ha bị ảnh hưởng.
Năm 2010: Có 2 đợt mặn xâm nhập, với nồng độ mặn rất cao 25,3%o (kênh
Năm Kiệu) và 18,8%o (kênh Nàng Rền), gây thiệt hại khoảng 13.696 ha (trong đó 671 ha/764 hộ thiệt haị từ 50 - 100%).
Năm 2011: Có 5 đợt mặn xâm nhập, với nồng độ mặn cao 12,3%o (kênh Năm
Kiệu) và 11,3%o (kênh Nàng Rền), gây thiệt hại khoảng 7.000 ha.
Riêng tháng 6/2011, nước mặn xâm nhập sâu vào địa bàn huyện Ngã Năm, vượt khỏi Trung tâm thị trấn Ngã Năm với nồng độ đo được 11,2%o, 2,0%o tại xã Long Tân (cách thị trấn Ngã Năm trên 9 km theo tuyến kêng xáng Phụng Hiệp - Cà Mau hướng về Cần Thơ) và 0,8%o tại cống 7 Oanh (cách thị trấn Ngã Năm trên 5 km theo tuyến kêng xáng Ngã Năm - Thạnh Trị).
Năm 2012: Đến nay có 5 đợt mặn xâm nhập, với nồng độ mặn cao 20,2%o (kênh Năm Kiệu), 19,9%o (kênh Nàng Rền) và 9,6%o (thị trấn Ngã Năm), khả năng
gây ảnh hưởng đến khoảng 18.000 ha lúa Hè Thu 2012 đã xuống giống, 1.566 ha màu và 855 ha diện tích nuôi thủy sản nước ngọt và nuôi vèo trên sông.7
Năm 2013: Qua theo dõi trong năm 2013, nước mặn đã xâm nhập 04 đợt vào
địa bàn huyện Ngã Năm từ hướng Bạc Liêu, đợt 1 (13/02/2013-22/02/2013), đợt 2 (04/03/2013-10/03/2013), đợt 3 (17/03/2013-15/04/2013), đợt 4 (13/06/2013- 30/06/2013). Trong đó, đợt mặn thứ 3 nước mặn đã vượt qua trung tâm thị trấn Ngã Năm, nồng độ mặn cao nhất ngày 07/04/2013 tại các điểm đo: Cống Năm Kiệu 15,5%0, cống Nàng Rền 16,2%0, UBND xã Vĩnh Biên 16,6%0, cống Đá 10,3%0, thị trấn Ngã Năm 1,6%0. Mặc dù các cống ngăn mặn trên địa bàn Huyện đã được vận hành, tuy nhiên hệ thống cống chỉ phát huy hiệu quả khi nước mặn không vượt quá trung tâm thị trấn. Theo đó qua thống kê sơ bộ hàng năm nước mặn xâm nhập đe dọa khoảng 14.000 ha/18.366 ha đất sản xuất lúa của Huyện, trên 1.000 ha trồng màu và thủy sản nuôi vèo trên sông; Trong đó nguy cơ đe dọa 100% diện tích sản xuất nông nghiệp ở các xã Vĩnh Biên, thị trấn Ngã Năm, nguy cơ đe dọa từ 80% trở lên đối với các xã: Mỹ Bình, Long Bình; khoảng 50% đối với các xã còn Lại.
Năm 2014: Qua theo dõi tình hình thực tế và tiếp thu thông tin từ các ngành
chức năng, đặc biệt là công văn số 24/SNN-CCTL ngày 06/01/2014 của sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Sóc Trăng về việc phòng chống hạn, XNM và bảo vệ sản xuất vụ Đông Xuân năm 2013 – 2014, vụ Hè Thu 2014 và nhận định của trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Sóc Trăng về tình hình xâm nhập mặn, cho thấy:
Do mùa mưa năm 2013 kết thúc sớm hơn trung bình nhiều năm khoảng 20 ngày, nên độ mặn sẽ xâm nhập sớm vào các sông rạch trong tỉnh. Độ mặn cao nhất trên các sông rạch trong mùa khô năm 2013 – 2014 sẽ ở mức tương đương năm 2012 – 2013. Hầu hết các nơi có độ mặn lớn nhất xảy ra vào cuối tháng 2 và đầu tháng 3/2014, riêng đối với Ngã Năm độ mặn cao nhất sẽ xuất hiện muộn hơn vào tháng 4 với độ mặn ở mức 25%0 .
Mặt khác hiện nay trà lúa Đông Xuân 2013 – 2014 đang phát triển tốt từ 25 đến 35 ngày tuổi. Do vậy nhu cầu cần thiết phải bảo đảm nước tưới đầy đủ ở gian đoạn làm đồng trổ.
7
Nguồn: UBND huyện Ngã Năm, 2012, báo cáo tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng (Từ năm 2005 – 2012).
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
- Địa điểm nghiên cứu: đề tài thực hiện tại huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng. - Thời gian thực hiện 8/2014 đến 12/2014