Zhongli Pan và các cộng sự [30], nghiên cứu quá trình mất nước của chuối khi sấy liên tục bằng bức xạ hồng ngoại và đông khô đã đưa ra kết quả: Khi loại bớt nước trong chuối cắt lát bằng cách sử dụng bức xạ hồng ngoại thì tỷ lệ khô cao hơn đáng kể so với sấy bằng không khí nóng, tỷ lệ này sẽ tăng theo sự gia tăng cường độ bức xạ. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng cho thấy những lát chuối được loại bớt nước trước bằng bức xạ hồng ngoại sẽ khô chậm hơn trong quá trình đóng băng khô so với các mẫu không cần loại nước trước do sự thay đổi cấu trúc xảy ra trong quá trình loại nước.
Zhongli Pan và các cộng sự [31], nhiên cứu sấy khô hành tây bằng sấy hồng ngoại xúc tác, kết quả cho thấy hành tây sấy bằng phương pháp hồng ngoại xúc tác cho hiệu quả hơn sấy bằng phương pháp đối lưu không khí cưỡng bức. Nhiệt độ sấy đối với phương pháp hồng ngoại xúc tác là 70 °C và 80 °C. Nhiệt độ 80 °C nên được sử dụng vào đầu quá trình sấy để đạt được mức độ làm khô tối đa trong khi hư hỏng là tối thiểu. Nếu sử dụng hệ thống sấy đối lưu kết hợp bức xạ hồng ngoại thì sẽ bức xạ hồng ngoại trong giai đoạn đầu và sấy đối lưu cưỡng bức trong giai đoạn sau.
Damir Jezek và các cộng sự [22], nhiên cứu quá trình mất nước của cần tây khi sấy bằng bức xạ hồng ngoại ở nhiệt độ 50 °C và 75 °C đã chỉ ra rằng:
Thời gian mất nước phụ tuộc vào hàm lượng các thành phần dễ bay hơi trong các mẫu cần tây, tức là hàm lượng các thành phần này càng cao thì thời gian loại bỏ chúng càng dài.
Ở nhiệt độ cao 75 °C, thời gian loại nước giảm vì quá trình khuếch tán ẩm tăng. Đối với mẫu cần tây chần thì thời gian loại bỏ nước dài hơn so với mẫu cần tây tươi cùng kích thước. Kích thước mẫy cần tây có ảnh hưởng đến thời gian và tỷ lệ bốc hơi nước từ bề mặt mẫu
Taner Baysal và các cộng sự [32], nghiên cứu ảnh hưởng của sấy vi sóng và bức xạ hồng ngoại đến chất lượng của cà rốt và tỏi đã đưa ra kết luận:
Màu sắc thực phẩm thay đổi trong suốt quá trính sấy, nhưng khi sấy bằng không khí nóng thì màu sắc của cà rốt gần giống nhất với mẫu cà rốt tươi tuy nhiên khả năng hút nước là cao nhất.
Khi đánh giá hàm lượng chất khô của cà rốt, mẫu cà rốt bằng vi sóng có hàm lượng chất khô cao đáng kể với thời gian sấy ngắn nhất và độ co rút cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy các đặc tính chất lượng của sản phẩm sẽ khác nhau tùy theo phương pháp sấy được sử dụng. Đối với tỏi, trong quá trình loại nước, ngoại trừ màu sắc, không tìm thấy sự khác nhau đáng kể nào giữa ba phương pháp sấy bằng không khí nóng, vi sóng và sấy hồng ngoại.
Junling Shi vá các cộng sự [23], nghiên cứu quá trình sấy khô và các đặc tính chất lượng của việt quất tươi và việt quất ngâm đường bằng bức xạ hồng ngoại, đã đưa ra kết luận sấy bằng hồng ngoại cho sản phẩn có kết cấu vững chắc hơn đồng thời thời gian sấy giảm so với sấy bằng không khí nóng. Đối với quả việt quất tươi, sấy bằng hồng ngoại ở 60 °C thời gian tiết kiệm được 40%. Hiệu quả khuyết tán dao động từ 2,24x1010 m/s ứng với quả tươi, từ 0,61x1010 m/s đến 3,84x1010 m/s ứng với quả ngâm đường.