Bảng 3.9 Các chỉ tiêu về phẩm chất hạt gạo của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm tại huyện Châu Thành tỉnh Long An vụ Đông Xuân 2013-2014
STT Giống/dòng A (%) P (%) thơm Mùi
Nhiệt hóa hồ (cấp) Độ bền gel Dài (mm) Cấp Phân loai 1 CTUS4 19.0b 5.3 KT 3 44 5 Trung bình 2 CTUS5 19.9b 4.7 KT 3 20 9 Rất cứng 3 OM4900 (ĐCĐP) 15.8c 4.9 TN 3 83 1 Rất mềm 4 BN2 20.5ab 5.4 KT 4 5 9 Rất cứng 5 OM5629xTP6 16.6c 4.8 KT 3 25 9 Rất cứng 6 IR 28 (ĐCCN) 21.9a 4.6 KT 7 5 9 Rất cứng F * ns CV(%) 4.31 11.37
Ghi chú: ĐCĐP: đối chứng địa phương, ĐCCN: đối chứng chuẩn nhiễm. A:Amylose, P: Protein*: khác biệt ý nghĩa mức 5%, trong cùng một cột, các chữ theo sau số có cùng mẫu tự giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa theo phép thử Duncan.
Từ kết quả được trình bày trong bảng 3.9 cho thấy hàm lượng amylose của các giống/dòng thí nghiệm có sự khác biệt thống kê ở mức ý nghĩa 5%. Hàm lượng amylose dòng BN2 (20.5%) và giống IR 28 (21.9%) phân cấp cứng cơm. Các dòng CTU S4, CTU S5, OM 5629 X TP6 và giống OM 4900 có hàm lượng amylose dao động trong khoảng 15.8-19.9% có đặc tính dẻo trung bình (IRRI, 1998). ). Amylose là thành phần hóa học quan trọng nhất quyết định đến độ dẻo, tính mềm hay cứng của cơm (Chang and Somrith, 1979; Juliano, 1970). Các giống có hàm lượng thấp amylose thì sẽ mềm cơm và vẫn giữ được đặc tính này khi để nguội, các giống có hàm lượng amylose cao sẽ cứng cơm khi nấu, các giống có hàm lượng amylose trung bình cơm sẽ xốp khi để nguội. Các giống lúa có hàm lượng amylose trung bình, có cơm hơi dẻo và vẫn mềm ngay khi để qua đêm, được ưa thích ở Philippines, Indonesia, Việt Nam và Malaysia (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Hàm lượng protein của các giống/dòng thí nghiệm không có sự khác biệt thống kê, hàm lượng protein biến thiên trong khoảng 4.6-5.3% (bảng 3.9). Protein chỉ là yếu tố thứ yếu trong phẩm chất hạt, nhưng nó đóng góp vào chất lượng dinh dưỡng của gạo. Gạo có hàm lượng protein càng cao càng có giá trị dinh dưỡng cao và ngày càng
CTU S5 BN2 OM 4900 OM 5629 X TP6 CTU S4 IR 28
hạt. Hạt chín sớm hoặc độ chín không đồng đều sẽ làm giảm phẩm chất hạt (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008).
Trong các giống thí nghiệm, Giống OM 4900 có tính thơm nhẹ, các dòng CTU S4, CTU S5, BN2, OM 5629 X TP6 và giống IR 28 không thơm (bảng 3.9). Mùi thơm là một đăc tính phẩm chất quan trọng của lúa phẳm chất cao và được ưa chuộng trên khắp thế giới. Theo Nagaraju et al., (1979), các giống lúa thơm đều có ưu điểm là tính trạng mùi thơm thường liên kết với tính trạng chất lượng cơm. Các giống lúa canh tác có cùng phẩm chất hạt gạo nhưng có thêm tính thơm thì giá của hạt gạo cũng được nâng lên.
Hình 3.2 Độ bền thể gel của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm
Độ bền thể gel của các giống/dòng thí nghiệm trong bảng 3.9 cho thấy dòng CTU S4 có độ bền gel cấp 5 (44mm) phân loại trung bình .Các giống/dòng, CTU S5, BN2, OM 5629 X TP6 và giống IR 28 có độ bền gel cấp 9, phân nhóm rất cứng cơm.
CTU S4 IR 28 OM 5629 X TP6 BN2 OM 4900 CTU S5
Giống OM4900 có chiều dài thể gel 83mm, phân cấp 1, phân nhóm rất mền cơm (IRRI 1996). Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), độ bền thể gel đo lường độ cứng cơm khi để nguội. Độ bền thể gel cứng liên hệ chặt với tính cứng cơm và thường thấy rõ ở những giống có hàm lượng amylose cao.
Kêt quả nhiệt trở hồ được trình bài trong bảng 3.9 cho thấy các dòng CTU S4, CTU S5, OM 5629 X TP6 và giống OM 4900 có nhiệt trở hồ cấp 3. Dòng BN2 có nhiệt trở hồ cấp 4, giống IR 28 có nhiệt trở hồ cấp 7, hạt gạo tan rã hoàn toàn trong dung dịch KOH 1.7%. Nhiệt trở hồ đạt cấp 4-5 là thích hợp nhất. Nhiệt trở hồ quyết định đến độ nở của hạt gạo khi nấu cơm. Theo Nguyễn Ngọc Đệ (2008), độ trở hồ dùng xác định thời gian cần thiết để nấu cơm.
Hình 3.3 Nhiệt trở hồ của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm