Tổng kết kết quả đánh giá khách quan bộ giống/dòng lúa thí nghiệm thu được kết quả và được trình bài trong bảng 3.6 và bảng 3.7.
Bảng 3.6 Tình hình bệnh hại của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm tại huyện Châu Thành tỉnh Long An vụ Đông Xuân năm 2013-2014
Stt Giống/dòng Đạo ôn lá
(cấp) Đạo ôn cổ bông (cấp) Bệnh bạc lá (cấp) Khô vằn (cấp) Đốm nâu (cấp) 1 CTU S4 0 0 0 1 0 2 CTU S5 0 0 0 1 0 3 OM 4900 (ĐCĐP) 0 0 0 0 0 4 BN2 0 1 0 1 0 5 OM 5629 X TP6 0 1 0 1 1 6 IR 28 (ĐCCN) 0 0 0 1 0
Ghi chú: ĐCĐP: đối chứng địa phương, ĐCCN: đối chứng chuẩn nhiễm.
Trong quá trình thí nghiệm không ghi nhân được sự gây hại của bệnh đạo ôn lá và bênh bạc lá đến 6 giống/dòng thí nghiệm. Dòng BN2, OM 5629 X TP6 bị bệnh đạo ôn cấp 1, các giống còn lại không phát sự gây hại của bệnh đạo ôn cổ bông. Bệnh khô vằn gây hại nhẹ (cấp 1) đối với các giống/dòng thí nghiệm trừ giống OM 4900 là không có sự gây hai của bệnh khô vằn. Bệnh đốm nâu chỉ gây hại nhẹ (cấp 1) trên dòng OM 5629 X TP6. Các giống/dòng còn lại không thấy bệnh đốm nâu gây hại. Thí nghiệm được thử nghiệm vào vụ Đông Xuân nên bệnh hại rất ít gây hại.
Bảng 3.7 Tình hình sâu hại và khả năng chịu mặn của 6 giống/dòng lúa thí nghiệm tại huyện Châu Thành tỉnh Long An vụ Đông Xuân năm 2013-2014
Stt Giống/dòng thân (cấp) Sâu đục Sâu cuốn lá (cấp) Rầy nâu (cấp) Khả năng chịu mặn (cấp)
1 CTU S4 0 0 0 1 2 CTU S5 1 1 0 1 3 OM 4900 (ĐCĐP) 1 1 0 1 4 BN2 0 1 0 1 5 OM 5629 X TP6 0 1 0 1 6 IR 28 (ĐCCN) 0 1 0 3
Ghi chú: ĐCĐP: đối chứng địa phương, ĐCCN: đối chứng chuẩn nhiễm.
Qua kết quả ghi nhận tình hình sâu hại (bảng 3.7) cho thấy không có sự gây hai của rầy nâu đối với các giống khảo nghiệm. Dòng CTU S5 và giống OM 4900 bị sâu đục thân gây hại nhẹ (cấp 1). Các dòng CTU S4, BN2, OM5629 X TP6 và giống IR 28 không ghi nhận thấy sâu đục thân gây hại. Không thấy sâu cuốn lá gây hại đối với dòng CTU S4, các giống/dòng còn lại trong thí nghiệm đều bị sâu cuốn lá gây hại cấp 1.
Trong suốt quá trình khảo nghiệm không thấy có sự xuất hiện của sâu và rầy nâu gây hại trên dòng CTU S4, các giống đối chứng địa phương và đối chứng chuẩn nhiễm đều ghi nhận thấy có sự xuất hiện và gây hại của sâu hại. Sự khác biệt giữa dòng CTU S4 và các giống đối chứng cho thấy ưu điểm nổi trội của dòng CTU S4 là không bị sâu hại.
Khả năng chịu mặn của các giống/dòng thí nghiệm đều tốt (cấp 1) trong giai đoạn đẻ nhánh và vươn lóng, ngoại trừ giống chuẩn nhiễm IR 28 là bị ảnh hưởng mặn (cấp 3) trong quá trình sinh trưởng. Trong giai đoạn đẻ nhánh và vươn lóng giống IR 28 bị hạn chế khả năng đẻ nhánh, cây sinh trưởng chậm lại.