Tác giả tiến hành khảo sát 325 công nhân đang làm việc tại 12 doanh nghiệp thuộcSAMCO. Các bảng câu hỏi đều hợp lệ và được sử dụng để đưa vào phân tích dữ liệu. Thông tin chung về mẫu khảo sát thu thập được như sau:
Bảng 4.1: Mô tả mẫu nghiên cứu
Tiêu chí Tần số Tỷ lệ (%) Giới tính Nam Nữ 310 95.4 15 4.6 Độ tuổi Dưới 30 tuổi 116 35.7 Từ 30 đến 40 tuổi 161 49.5 Từ 41 đến 50 tuổi 32 9.8 Trên 50 tuổi 16 4.9 Trình độ Dưới cao đẳng 69 21.2 Cao đẳng 173 53.2 Đại học 81 24.9 Trên đại học 2 0.6
Thu nhập Dưới 6 triệu đồngTừ 6 đến 10 triệu đồng 165 79 24.3 50.8
Trên 10 triệu đồng 81 24.9
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả
Các doanh nghiệp sản xuất, sửa chữa, lắp ráp ô tôthuộc SAMCO có tính chất công việc phù hợp với thể chất của nam giới hơn nên số lượng công nhân nữ trong khảo sát này chỉ có 15 nữ, chiếm 4.6% so với 310 công nhân nam, chiếm 95.4%.
Công nhân đang làm việc trong mẫu được chọn này có độ tuổi từ 30 đến 40
tuổi chiếm tỷ trọng nhiều nhất, 161 công nhân tương đương 49.5%, kế tiếp là độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm 35.7% tương đương 116 công nhân. Từ 41 tuổi đến 50 tuổi chiếm tỷ trọng thấp hơn nhiều so với nhóm tuổi dưới 30 và từ 30 đến 40 tuổi, chiếm
34
9.8% tương đương 32 công nhân. Số lượng công nhân có độ tuổi trên 50 tuổi có số lượng ít nhất trong mẫu, chiếm tỷ trọng chỉ 4.9% tương đương 16 công nhân.
Về trình độ học vấn, số lượng công nhân trình độ cao đẳng chiếm tỷ trọng lớn nhất, 173 công nhân, tương đương chiếm 53.2% so với mẫu, do nhu cầu chức danh công việc của các doanh nghiệp chủ yếu yêu cầu chuyên môn về nghề, chuyên môn lúc tuyển dụng đa số yêu cầu trình độ cao đẳng. Nhóm công nhân có trình độ đại học chiếm tỷ trọng cao thứ 2, nhưng chỉ đạt số lượng là 81 công nhân, gần 50% số lượng của nhóm công nhân có trình độ cao đẳng, chiếm tương đương 24.9% so
với mẫu khảo sát. Nhóm công nhân có trình độ dưới cao đẳng chiếm tỷ trọng thứ 3,
69 công nhân, tương đương chiếm 21.2% và nhóm công nhân có trình độ trên đại
học chiếm tỷ trọng thấp nhất, chỉ có 02 công nhân, chiếm 0.6% so với mẫu khảo sát. Về mức thu nhập của công nhân, tỷ lệ công nhân có thu nhập từ 6 đến 10 triệu đồng/tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất (50.8%), đây là mức lương cơ bản của các
công nhân làm việc trong các vị trí như: sửa chữa, lắp ráp ô tô… Sau đó là nhóm
công nhân có thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng chiếm tỷ trọng thứ 2 trong mẫu
khảo sát, 24.9% tương đương 81 công nhân. Cuối cùng là nhóm công nhân có thu
nhập dưới 6 triệu đồng/tháng, với số lượng công nhân là 79 công nhân, tương đương chiếm 24.3%. Vì tại các doanh nghiệp, các vị trí công việc đa phần được trả lương theo doanh số, kết quả làm việc nên với kết quả làm việc hiện tại, số lượng
công nhân có thu nhập từ 6 triệu đồng đến 10 triệu đồng/tháng chiếm tỷ trọng cao.
Bên cạnh đó, số lượng công nhân có thu nhập dưới 6 triệu đồng/tháng và trên 10 triệu đồng/tháng không có sự chênh lệch lớn, và chiếm tỷ trọng ít hơn.