Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu tác động của các yếu tố gây căng thẳng trong công việc đến kết quả làm việc của công nhân tại tổng công ty cơ khí giao thông vận tải sài gòn trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Trang 31)

Nguồn: Xây dựng của tác giả

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU3.2.1. Nghiên cứu định tính 3.2.1. Nghiên cứu định tính

Tác giả tiến hành nghiên cứu định tính thông phương pháp thảo luận tay đôi. Trong nghiên cứu này, quá trình phỏng vấn được tiến hành với 06 phó giám đốc phụ trách xưởng, 10 tổ trưởng và 20 công nhân đang làm việc trực tiếp tại xưởng sản xuất, lắp ráp, sửa chữa ô tô, nhằm khám phá, điều chỉnh, bổ sung các yếu tố của

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu định tính (Phỏng vấn trực tiếp)

Nghiên cứu định lượng

Kiểm định Cronbach’s Alpha Thảo luận kết quả và kiến nghị Xác định vấn đề nghiên cứu Thang đo nháp Mô hình đề xuất, thang đo chính thức Phân tích EFA Phân tích hồi quy bội

21

căng thẳng trong công việc ảnh hưởng đến kết quả làm việc, phát triển thang đo những yếu tố này và thang đo kết quả làm việc. Nghiên cứu được tiến hành như sau:

Bước đầu tiên, tác giả thảo luận với người được phỏng vấn một số câu hỏi mở có tính chất khám phá để xem họ nhận định thế nào về các yếu tố gây ra căng thẳng trong công việc. Sau đó, tác giả giới thiệu các yếu tố gây căng thẳng trong công việc theo mô hình của Kaveri và Parabankaran (2013) và mô hình của Allen

(2011) và các yếu tố thành phần để họ thảo luận. Các ý kiến đóng góp được tiếp thu,

điều chỉnh để xây dựng thang đo, hình thành bảng câu hỏi hoàn chỉnh trước khi khảo sát chính thức.

Thông qua phỏng vấn trực tiếp, đa số người được phỏng vấn đề nghị rằng, công nhân tại các xưởng sản xuất luôn được phân công nhiệm vụ rõ ràng theo từng ca trực khi sản xuất, lắp ráp, sửa chữa ô tô; do đó, yếu tố sự không rõ ràng về trách nhiệm, quyền hạn được đề nghị loại bỏ. Mặt khác, thời gian làm việc của công nhân được quy định rõ ràng theo luật lao động, những ngày làm thêm, tăng ca, công nhân được bố trí nghỉ bù để phục hồi sức khỏe, tái tạo sức lao động; do đó, yếu tố lịch làm việc không hợp lý được đề nghị loại bỏ. Các công nhân cho rằng họ có thời gian cho vui chơi, bạn bè, gia đình, họ ít bị mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống, nếu có chỉ là lý do cá nhân hoặc sự quá tải trong công việc; do đó, tác giả đề nghị loại bỏ yếu tố sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Như vậy, từ mô hình ban đầu, tác giả loại bỏ 3 yếu tố, mô hình đề nghị gồm 6 yếu tố: Sự không ổn định trong công việc; khối lượng công việc quá tải; thiếu sự hỗ trợ từ công ty; môi trường làm việc ô nhiễm, độc hại; sự khó khăn về công nghệ mới; thiếu sự đam mê, hứng thú đối với công việc.

Các giả thuyết được điều chỉnh như sau:

Giả thuyết H1: Sự không ổn định trong công việc có tác động âm đến kết

quả làm việc của công nhân.

Giả thuyết H2: Khối lượng công việc quá tải có tác động âm đến kết quả làm

việc của công nhân.

Giả thuyết H3: Thiếu sự hỗ trợ từ công ty có tác động âm đến kết quả làm

22

Giả thuyết H4: Môi trường làm việc ô nhiễm, độc hại có tác động âm đến

kết quả làm việc của công nhân.

Giả thuyết H5: Sự khó khăn về công nghệ mới có tác động âm đến kết quả

làm việc của công nhân.

Giả thuyết H6: Thiếu sựđam mê, hứng thú đối với công việc có tác động âm

đến kết quả làm việc của công nhân.

Mô hình nghiên cứu sau khi nghiên cứu định tính:

Sơ đồ 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất sau khi nghiên cứu định tính

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Các thang đo trong nghiên cứu này được kế thừa từ các nghiên cứu của tác giả Kaveri và Parabakaran (2013), Allen (2011). Đồng thời, thang đo chi tiết của từng thành phần cũng được thảo luận góp ý điều chỉnh cho dễ hiểu và phù hợp với thực tế hơn. Cụ thể có một số điều chỉnh như sau:

- Đối với thang đo sự không ổn định trong công việc: Kết quả thảo luận, đa số người được phỏng vấn đồng ý với nội dung các biến quan sát đã nêu. Tuy nhiên các câu từ trong biến quan sát được điều chỉnh lại cho dễ hiểu hơn. Cụ thể là thang đo sự không ổn định trong công việc có biến quan sát “Công ty thường xuyên có sự bố trí lại công việc của công nhân”. Đa số người có ý kiến nên thay từ “bố trí lại” bằng “luân chuyển” để phù hợp hơn với đặc điểm loại hình doanh nghiệp. Biến quan sát “Công ty thường xuyên ký hợp đồng ngắn hạn”, đa số có ý kiến đổi thành “Công ty thường xuyên ký hợp đồng ngắn hạn dưới 12 tháng”.

Sự không ổn định trong công việc

Môi trường làm việc ô nhiễm, độc hại Thiếu sự hỗ trợ từ công ty

Sựkhó khăn về công nghệ mới

Thiếu sựđam mê, hứng thú đối với công việc Khối lượng công việc quá tải

23

- Đối với thang đo khối lượng công việc quá tải: Kết quả thảo luận, đa số người được phỏng vấn đồng ý với nội dung các biến quan sát đã nêu. Tuy nhiên các câu từ trong biến quan sát được điều chỉnh lại cho dễ hiểu hơn. Cụ thể là, biến quan sát “Công nhân làm việc với nhiều công việc không thay đổi trong một thời gian dài”. Đa số người có ý kiến nên thay từ “nhiều công việc” bằng “khối lượng công việc” để dễ hiểu hơn.

Ngoài ba sự điều chỉnh trên, các thang đo khác được tác giả kế thừa từ thang đo của Kaveri và Parabakaran (2013) và Allen (2011).

- Thang đo sự không ổn định công việc được kế thừa và điều chỉnh từ thang đo của Kaveri và Parabakaran (2013). Thang đo gồm 05 biến quan sát, chi tiết như

sau:

Bảng 3.1: Thang đo sự không ổnđịnh trong công việc

STT Ký hiệu Sự không ổn định trong công việc (OD)

1 OD1 Công ty thường xuyên có sự cắt giảm công nhân. 2 OD2 Công ty có nguy cơ thoái vốn, cổ phần hóa.

3 OD3 Công ty trảlương không cốđịnh theo từng tháng.

4 OD4 Công ty thường xuyên có sự luân chuyển công việc của công nhân.

5 OD5 Công ty thường xuyên ký hợp đồng ngắn hạn dưới 12 tháng.

Nguồn: Xây dựng từ tác giả

- Thang đo khối lượng công việc quá tải được kế thừa từ thang đo của Kaveri

và Parabakaran (2013). Thang đo gồm 07 biến quan sát, chi tiết như sau:

Bảng 3.2: Thang đo khối lượng công việc quá tải

STT Ký hiệu Khối lượng công việc quá tải (KL)

1 KL1 Công nhân được giao quá nhiều việc.

2 KL2 Công việc được giao luôn vượt quá khảnăng đáp ứng của công nhân.

3 KL3 Công ty thường bắt buộc công nhân phải hoàn thành công việc trong một

thời hạn cụ thể.

4 KL4 Công nhân làm việc với khối lượng công việc nhiều không thay đổi trong

một thời gian dài.

5 KL5 Công nhân có quá ít thời gian để hoàn thành hết các công việc được giao.

6 KL6 Công nhân không có thời gian để thư giãn giữa các ca làm việc.

7 KL7 Hàng năm công ty không tổ chức cho công nhân đi tham gia các hoạt động

dã ngoại, vui chơi.

24

- Thang đo thiếu sự hỗ trợ từ công ty được kế thừa từ thang đo của Kaveri và

Parabakaran (2013). Thang đo gồm 07 biến quan sát, chi tiết như sau:

Bảng 3.3: Thang đo thiếu sự hỗ trợ từ công ty

STT Ký hiệu Thiếu sự hỗ trợ từ công ty (HT)

1 HT1 Công ty chưa cung cấp được các máy móc thiết bị tiên tiến hỗ trợ công

nhân hoàn thành công việc.

2 HT2 Công ty chưa tổ chức đào tạo, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyên môn

nghiệp vụđể giúp công nhân hoàn thành tốt công việc được giao.

3 HT3 Công ty chưa hỗ trợ công nhân về kinh phí trong việc tự đào tạo nâng cao

trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

4 HT4 Công ty chưa hỗ trợ công nhân về các chếđộ hỗ trợ khi làm việc tăng ca.

5 HT5 Công ty chưa hỗ trợ về các chếđộ bồi dưỡng độc hại khi công nhân làm việc

trong môi trường độc hại.

6 HT6 Công nhân chưa nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ từ cấp trên để hoàn thành công

việc.

7 HT7 Công nhân chưa nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ từcác đồng nghiệp để hoàn

thành công việc.

Nguồn: Xây dựng từ tác giả

- Thang đo môi trường làm việc ô nhiễm, độc hại được kế thừa từ thang đo

của Kaveri và Parabakaran (2013). Thang đo gồm 7 biến quan sát, chi tiết như sau:

Bảng 3.4: Thang đo môi trường làm việc ô nhiễm, độc hại

STT Ký hiệu Môi trường làm việc ô nhiễm, độc hại (MT)

1 MT1 Công nhân phải thường xuyên tiếp xúc với nhiều chất độc hại (dầu, mỡ, hóa

chất…)

2 MT2 Công nhân thường xuyên làm việc trong môi trường không đủ ánh sáng. 3 MT3 Công nhân thường xuyên làm việc trong môi trường không đủ thoáng mát. 4 MT4 Công nhân thường xuyên làm các công việc có nguy cơ dẫn đến tay nạn lao

động.

5 MT5 Công nhân thường xuyên làm các công việc có nguy cơ dẫn đến bệnh nghề

nghiệp.

6 MT6 Công nhân thường xuyên làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn. 7 MT7 Công nhân thường xuyên làm việc trong môi trường có nhiều bụi.

Nguồn: Xây dựng từ tác giả

- Thang đo sự khó khăn về công nghệ mới được kế thừa và điều chỉnh từ thang đo của Allen (2011). Thang đo gồm 04 biến quan sát, chi tiết như sau:

25

Bảng 3.5: Thang đo sự khó khăn về công nghệ mới

STT Ký hiệu Sự khó khăn về công nghệ mới (CN)

1 CN1 Công nhân chưa được đào tạo bài bản về công nghệ mới do

công ty đầu tư.

2 CN2 Công nhân chưa được cung cấp đầy đủ tài liệu hướng dẫn về

công nghệ mới.

3 CN3 Công nhân chưa nhận được sự hướng dẫn thường xuyên của

cấp trên trong việc thực hiện công việc trên công nghệ mới.

4 CN4 Công nhân chưa nhận được sự hướng dẫn của đồng nghiệp

trong việc thực hiện công việc trên công nghệ mới

Nguồn: Xây dựng từ tác giả

- Thang đo thiếu sự đam mê, hứng thú đối với công việc được kế thừa và

điều chỉnh từ thang đo của Allen (2011). Thang đo gồm 06 biến quan sát, như sau:

Bảng 3.6: Thang đo thiếu sự đam mê, hứng thú đối với công việc

STT Ký hiệu Thiếu sự đam mê, hứng thú đối với công việc (DM)

1 DM1 Công nhân làm công việc không đúng với sở thích, sở trường,

chuyên môn được đào tạo.

2 DM2 Công nhân không được cung cấp đầy đủ thông tin về quyền

hạn, nhiệm vụ, mục tiêu công việc.

3 DM3 Công nhân có ít cơ hội đểthăng tiến trong nghề nghiệp.

4 DM4 Tiền lương, thưởng, chế độ đãi ngộ của công ty trả chưa phù

hợp với những cống hiến của công nhân.

5 DM5 Công nhân bị nhiều áp lực hoàn thành công việc từ cấp trên.

6 DM6 Công nhân ít có cơ hội học hỏi, nâng cao nghiệp vụ.

Nguồn: Xây dựng từ tác giả

- Thang đo kết quả làm việc được kế thừa từ thang đo của Kaveri và

Parabakaran (2013). Thang đo gồm 04 biến quan sát, chi tiết như sau:

Bảng 3.7: Thang đo kết quả làm việc

STT Ký hiệu Kết quả làm việc (KQ)

1 KQ1 Công việc thường đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ.

2 KQ2 Sản phẩm sản xuất ra thường đảm bảo chất lượng.

3 KQ3 Quá trình làm việc luôn đảm bảo tiết kiệm chi phí và nguyên vật liệu.

4 KQ4 Quá trình làm việc luôn đảm bảo đúng quy trình, quy định của công ty.

26

3.2.2. Nghiên cứu định lượng

3.2.2.1. Lấy mẫu nghiên cứu

- Quy mô mẫu: Đối tượng tác giả hướng tới để khảo sát trong nghiên cứu

này là các công nhân đang làm các công việc tại xưởng sản xuất, lắp ráp và sửa

chữa ô tô tại các doanh nghiệp thuộc SAMCO.

Khung tổng thể: tổng số công nhân đang làm việc tại 12 doanh nghiệp thuộc

SAMCO là 1675 người. Không thể tiến hành khảo sát hết số công nhân trên nên tác

giả áp dụng phương pháp lấy mẫu khảo sát. Quy mô mẫu được xác định như sau:

Căn cứ theo Yamane (1967), cơ sở của việc việc chọn mẫu từ tổng thể trong

nghiên cứu có thểxác định theo công thức:

n =(1+NeN 2)

n: Quy mô mẫu; N: Quy mô tổng thể cần nghiên cứu; e: Mức độ chính xác

mong muốn (Mức sai sót 0,05 hay mức độ tin cậy 95%)

Tổng số công nhân tại 12 doanh nghiệp thuộc SAMCO là 1675. Mức độ

chính xác mong muốn với đội tin cậy 95% là 0,05.

n =(1+16751675×0,052)= 323

Như vậy, quy mô mẫu ít nhất là 323 công nhân; tác giả chọn quy mô mẫu là

325 công nhân tại 12 doanh nghiệp thuộc SAMCO.

- Cách lấy mẫu

SAMCO hiện nay có 12 doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, sửa chữa ô tô là

thành viên, với 1675 công nhân đang làm việc.

Tác giả chọn cách lấy mẫu theo tỷ lệ (tỷ lệ quy mô mẫu/quy mô tổng thể):

chọn mẫu n = 325 từ 12 doanh nghiệp với N = 1675 tại các doanh nghiệp thuộc

SAMCO.

Tỷ lệ lấy mẫu: k = 𝑛𝑛

𝑁𝑁 = 325

1675 = 0,194 = 19,4%

27

Hạn ngạch lấy mẫu theo tỷ lệ lấy mẫu tại các đơn vị, cụ thể theo bảng sau:

Bảng 3.8: Tỷ lệ và hạn ngạch lấy mẫu từ các doanh nghiệp thuộc SAMCO

TT Doanh nghiệp Số công nhân Tỷ lệ lấymẫu Hạn ngạch lấy mẫu

1 Xí nghiệp Ô tô Toyota Bến Thành 172 19,4% 33 2 Xí nghiệp Công nghiệp và Dịch vụ Ô tô 53 19,4% 10 3 Xí nghiệp Dịch vụ Ô tô ISUZU An Lạc 27 19,4% 5

4 Công ty CP Ô tô An Thái 40 19,4% 8

5 Công ty TNHH Toyota Tsusho Sài Gòn 98 19,4% 19

6 Công ty CP Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh 69 19,4% 13 7 Công ty CP Xe khách và Dịch vụ Miền Tây 185 19,4% 36

8 Công ty TNHH Ô tô Toyotsu Samco 26 19,4% 5

9 Xí nghiệp Cơ khí Ô tô An Lạc 302 19,4% 59 10 Xí nghiệp Cơ khí Ô tô Chuyên dùng An Lạc 45 19,4% 9 11 Công ty TNHH ISUZU Việt Nam 341 19,4% 66 12 Công ty TNHH Mercedes Benz Việt Nam 317 19,4% 62

Tổng cộng: 1675 325

Nguồn: Phòng Nhân sự của SAMCO và từ tính toán của tác giả

3.2.2.2. Cách tiếp cận khảo sát dữ liệu

Trên cơ sở hạn ngạch lấy mẫu ở từng doanh nghiệp tại SAMCO đã xác định

trong Bảng 3.8, việc chọn các công nhân để phỏng vấn ở từng doanh nghiệp được

xác định bằng phương pháp thuận tiện.

3.2.2.3. Thiết kế bảng câu hỏi

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua khảo sát công nhân bằng

bảng câu hỏi. Thang đo sử dụng trong bảng câu hỏi khảo sát là thang đo Likert 5

điểm từ mức độ“hoàn toàn không đồng ý” đến “hoàn toàn đồng ý” (Bảng 3.9). Đây là thang đo phổ biến, thường được sử dụng để đo lường quan điểm, nhận định của một đối tượng được hướng tới khảo sát.

28

Bảng 3.9: Thang đo Likert 5 điểm

Hoàn toàn

không đồng ý Không đồng ý Không ý kiến Đồng ý Hoàn toàn đồng ý

1 2 3 4 5

Nguồn: Mark Saunders, Philip Lewis, Adrian Thornhill

Sau khi xây dựng xong bảng câu hỏi khảo sát gồm 07 thành phần đo lường

với 40 biến quan sát, bảng câu hỏi sẽđược sử dụng khảo sát thử 30 công nhân nhằm

đảm bảo sự rõ ràng về nội dung. Sau đó tác giả hiệu chỉnh, chọn lọc một lần nữa và

phát hành bảng câu hỏi chính thức để phỏng vấn.

Bảng câu hỏi sau khi được hiệu chỉnh, được tiến hành khảo sát đối với các công nhân đang làm việc tại các doanh nghiệp thuộc SAMCO. Đối tượng khảo sát được chọn theo phương pháp thuậntiện; sau khi tác giả xác định được quy mô mẫu cho từng doanh nghiệp, tác giả đến từng doanh nghiệp, thông qua tổ trưởng tại các xưởng tại từng doanh nghiệp, tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp công nhân. Sau

thời gian tiến hành khảo sát, tác giả tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của các phiếu

Một phần của tài liệu tác động của các yếu tố gây căng thẳng trong công việc đến kết quả làm việc của công nhân tại tổng công ty cơ khí giao thông vận tải sài gòn trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)