Về năng lực trình độ và quan điển thực hiện nhiệm vụ

Một phần của tài liệu Thẩm định Dự án Đầu tư phát triển dùng vốn ngân sách nhà nước tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hải Phòng (Trang 153 - 168)

4. Phƣơng pháp nghiên cứu

4.2.4. Về năng lực trình độ và quan điển thực hiện nhiệm vụ

Đối với yêu cầu thẩm định dự án trong tình hình mới, khi mà có nhiều các Luật liên quan chuẩn bị đƣợc thông qua hoặc chuẩn bị có hiệu lực nhƣ Luật Đầu tƣ công, Luật Đầu tƣ, …vấn đề nâng cao năng lực, trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân liên quan đến thẩm định dự án đầu tƣ phát triển dùng ngân sách nhà nƣớc cần phải đƣợc quan tâm.

Với cƣơng vị là đầu mối thẩm định chủ trƣơng đầu tƣ đối với dự án đầu tƣ phát triển dùng ngân sách nhà nƣớc, cơ quan tổng hợp về đầu tƣ trên địa bàn, Sở Kế hoạch và Đầu tƣ phải có kế hoạch đào tạo và tổ chức cán bộ làm

công tác thẩm định trên địa bàn thành phố nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội.

4.2.5. Công tác hậu kiểm

Hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng công tác đánh giá các dự án đầu tƣ phát triển dùng ngân sách nhà nƣớc theo hƣớng:

- Xây dựng và vận hành Hệ thống thông tin phục vụ theo dõi, kiểm tra và đánh giá các dự án đầu tƣ công để tạo điều kiện cho các chủ đầu tƣ và các cấp quản lý trong việc tổng hợp, lập và gửi các báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tƣ thông qua Website về Giám sát, đánh giá đầu tƣ công.

- Tăng cƣờng công tác đánh giá dự án, đặc biệt là đánh giá tác động để làm rõ hiệu quả và tính bền vững của dự án cũng nhƣ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan trong toàn bộ quá trình tổ chức thực hiện, khai thác, vận hành dự án.

- Tăng cƣờng công tác thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong công tác thẩm định, đánh giá dự án đầu tƣ phát triển dùng ngân sách nhà nƣớc.

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Đối với cấp nhà nƣớc

Hiện nay hoạt động đầu tƣ công nói chung và công tác thẩm định chƣơng trình, dự án đầu tƣ công nói riêng chịu sự điều chỉnh của 2 hệ thống văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, quy định chƣa đầy đủ, có những điểm chồng chéo hoặc mâu thuẫn với nhau. Các nội dung liên quan đến công tác thẩm định chƣơng trình, dự án đầu tƣ công đƣợc quy định ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau và thƣờng xuyên thay đổi, đặc biệt là thẩm quyền

tổ chức thẩm định; chƣa có quy định rõ về các tiêu chí và cách đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội và tác động của dự án:

- Các dự án đầu tƣ không có xây dựng công trình, thực hiện theo Quy chế quản lý đầu tƣ và xây dựng ban hành kèm theo các Nghị định số 52/1999/NĐ-CP, số 12/2000/NĐ-CP, số 07/2003/NĐ-CP và các thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện các Nghị định này;

- Các dự án đầu tƣ xây dựng công trình, thực hiện theo Luật Xây dựng, các Nghị định số 12/2009/NĐ-CP, số 83/2009/NĐ-CP, số 112/2009/NĐ-CP và các thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện các Nghị định này.

- Ngoài ra, cả 2 loại dự án đầu tƣ (dự án đầu tƣ không có xây dựng công trình và có xây dựng công trình) cùng chịu sự điều chỉnh chung của các văn bản quy phạm pháp luật khác nhƣ: Luật Ngân sách nhà nƣớc, nghị định và các thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện Luật Ngân sách nhà nƣớc; Luật Đấu thầu, Nghị định, Thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện Luật Đấu thầu; Luật Đất đai, các nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện Luật Đất đai; Luật Bảo vệ môi trƣờng, các nghị định, thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trƣờng; Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ban hành kèm theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP; Nghị định số 113/2009/NĐ- CP ngày 15/12/2009 của Chính phủ về giám sát và đánh giá đầu tƣ.

- Cả 2 hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nêu trên đều quy định về thủ tục đầu tƣ dự án, trong đó có những điểm không thống nhất về: Lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tƣ, phân loại dự án đầu tƣ (một bên trên cơ sở quy mô tổng mức vốn đầu, một bên trên cơ sở quy mô xây dựng công trình), quản lý thực hiện dự án đầu tƣ, thanh, quyết toán vốn đầu tƣ,...

- Riêng Quy chế quản lý đầu tƣ và xây dựng có quy định về kế hoạch đầu tƣ, điều kiện ghi vốn đầu tƣ cho dự án. Tại Luật Xây dựng và các Nghị định

hƣớng dẫn Luật Xây dựng không có các quy định này. Chính việc này đã dẫn đến tình trạng, một số chủ đầu tƣ cho rằng, đối với các dự án đầu tƣ xây dựng công trình không phải thực hiện các quy định nêu trên, hoặc nếu thực hiện các quy định nêu trên của Quy chế quản lý đầu tƣ và xây dựng đối với các dự án đầu tƣ xây dựng công trình là không có cơ sở về pháp lý. Đây là một trong những nguyên nhân góp phần làm cho tình trạng đầu tƣ tùy tiện, dàn trải, nợ đọng trong đầu tƣ, đầu tƣ không hiệu quả, gây ra lãng phí và thất thoát trong đầu tƣ ngày một thêm trầm trọng.

- Cả 2 hệ thống văn bản pháp luật nêu trên đều không có các quy định cụ thể, chặt chẽ về vị trí, vai trò; về trình tự thủ tục lập, thông qua và quản lý thực hiện các chƣơng trình đầu tƣ, kế hoạch đầu tƣ 5 năm, nên không có cơ sở pháp lý cần thiết để có thể ngăn chặn, kiểm soát và đẩy lùi tình trạng đầu tƣ tùy tiện, giàn trải, nợ đọng trong đầu tƣ, đầu tƣ không hiệu quả, gây ra lãng phí, thất thoát trong đầu tƣ.

- Cả 2 hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nêu trên đều không có quy định rõ về các tiêu chí và cách đánh giá hiệu quả đầu tƣ, hiệu quả kinh tế – xã hội và tác động của dự án đầu tƣ.

- Quy định về các loại chi phí trong chuẩn bị dự án đầu tƣ, thẩm định dự án đầu tƣ, quản lý thực hiện dự án đầu tƣ, tổng mức đầu tƣ trong 2 hệ thống văn bản khác nhau, không đầy đủ, hoặc thiếu tính thực tiễn; quy định về việc thanh, quyết toán vốn đầu tƣ cũng có những điểm khác nhau, không phù hợp với thực tiễn, gây cản trở cho việc thanh, quyết toán, giải ngân các nguồn vốn đầu tƣ. Theo báo cáo hàng năm và phản ánh của nhiều cơ quan sử dụng vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc thì việc giải ngân các nguồn vốn rất khó khăn, mất nhiều thời gian; nhiều dự án đã đƣa vào sử dụng, vận hành nhƣng chƣa thực hiện xong việc quyết toán vốn đầu tƣ.

- Các quy định của 2 hệ thống văn bản pháp luật nêu trên mới phù hợp với các dự án đầu tƣ lớn, chƣa phù hợp với các dự án đầu tƣ nhỏ ở cấp huyện, cấp xã. Trong khi đó, nguồn nhân lực và năng lực quản lý đầu tƣ ở cấp huyện và cấp xã rất hạn chế và khác nhau do trình độ phát triển và đặc thù địa lý của vùng, miền và lãnh thổ. Thực tế, ở tại một số đơn vị hành chính trên địa bàn thành phố Hải Phòng không có đủ nguồn nhân lực đáp ứng các điều kiện quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là các quy định của Luật Xây dựng, các Nghị định hƣớng dẫn Luật này về Chủ đầu tƣ, Ban quản lý dự án, Tƣ vấn đầu tƣ, Tƣ vấn giám sát thi công.

- Còn có sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá các dự án đầu tƣ sử dụng vốn nhà nƣớc, đặc biệt là giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ (Bộ, ngành và UBND các cấp).

Từ các phân tích trên, đề nghị Quốc hội, Chính phủ và các Bộ nhƣ Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính,... thực hiện một số nội dung:

- Nnhanh chóng hoàn thiện, phê duyệt các Luật, Nghị định hƣớng dẫn thi hành Luật và các thông tƣ hƣớng dẫn chuyên ngành theo hƣớng rõ ngƣời, rõ việc rõ quy trình, chấm dứt tình trạng lộn xộn trong phân cấp, phân quyền và thiếu căn cứ khoa học nhƣng thừa thủ tục chồng lấn lên nhau.

- Ban hành khung khổ pháp lý cho nguồn vốn ngoài ngân sách tham gia vào các hoạt động đầu tƣ có mục tiêu xã hội nhƣ hình thức đầu tƣ đối tác công tƣ (PPP), đấu thầu dịch vụ sự nghiệp công,…nhằm giảm bớt gánh nặng ngân sách nhà nƣớc.

- Ngoài ra, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ phối hợp với Tổng cục Thống kê nghiên cứu ban hành mới Bộ chỉ tiêu quốc gia về tiêu chuẩn đô thị, trong đó không chỉ có các chỉ số cơ bản về diện tích, dân số GDP,.. mà còn phải bao gồm đủ các tiêu chí về phát triển con ngƣời, tiện ích xã hội.

4.3.2. Đối với Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng

Đề nghị giao nhiệm vụ cho các quận, huyện, sở, ngành trên địa bàn thành phố nhanh chóng tổ chức lập, trình duyệt các quy hoạch, kế hoạch về: phát triển Kinh tế - Xã hội; phát triển ngành; xây dựng; sử dụng đất để làm căn cứ xác định sự cần thiết và hiệu quả khi đầu tƣ dự án đầu tƣ phát triển dùng ngân sách nhà nƣớc.

Giao cho các quận, huyện, sở, ngành cân đối nhu cầu đầu tƣ trong giai đoạn 5 năm gửi Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tổng hợp trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định về danh mục đầu tƣ trung hạn.

Đề nghị xem xét điều chỉnh một số Chỉ thị, quyết định về đầu tƣ trên địa bàn cho phù hợp với tình hình mới. Ví dụ, Quyết định 17972007/QĐ-UBND ngày 26/10/2007 về việc Ban hành Quy định về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nƣớc trên địa bàn thành phố Hải Phòng do mức công trợ đối với một số lĩnh vực không còn phù hợp.

KẾT LUẬN

Việc xác định các cơ sở để có thể ra quyết định đầu tƣ dự án sử dụng ngân sách nhà nƣớc là công tác rất khó, thiếu hoàn toàn các công cụ để định lƣợng, đo lƣờng hiệu quả của dự án:

- Khi xem xét theo hiệu quả tài chính thì cơ bản không phản ánh chính xác tính hiệu quả và công bằng việc sử dụng nguồn lực trên giác độ cả nền kinh tế.

- Khi xem xét theo hiệu quả kinh tế thì phức tạp và khó áp dụng, đặc biệt là trong điều kiện hạn chế thông tin, thiếu phƣơng tiện tính toán và có sự khác biệt lớn trong quan niệm của các ngành, địa phƣơng và cán bộ thẩm định.

- Khi xem xét theo tác động môi trƣờng và đánh giá tác động xã hội thì cũng là hai công việc rất phức tạp trong quá trình phân tích dự án, hơn nữa để có thể lƣợng hóa đƣợc các mục tiêu xã hội cần có một hệ thống hoạch định thống nhất, việc thiết lập hệ thống các mục tiêu xã hội cho một dự án riêng biệt có thể gặp rất nhiều khó khăn và vƣợt ra ngoài khuôn khổ một dự án.

Nói chung, vấn đề này luôn tồn tại nhiều bất cập mà các chuyên gia kinh tế đầu ngành cũng chƣa có giải pháp thiết thực để tƣ vấn cho Quốc hội và Chính phủ khi xây dựng các Luật, Nghị định.

Trong khuôn khổ luận văn này, với kiến thức hạn chế và ý thức đƣợc bản chất Luận văn định hƣớng nghiên cứu là rèn luyện cách tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu, xây dựng hƣớng giải quyết một cách khoa học cho một vấn đề nghiên cứu đặt ra, tác giả cố gắng xây dựng, cung cấp một cách hệ thống những cơ sở lý luận, phƣơng pháp, chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả dự án, đặc biệt là hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội của dự án sử dụng ngân sách nhà nƣớc.

Từ đó, đƣa ra mạnh dạn đƣa ra những khuyến nghị về cách thức, phƣơng pháp tiếp cận mới khi tổ chức thẩm định dự án đầu tƣ dùng ngân sách, giúp quá trình ra quyết định đầu tƣ có cơ sở, từ đó nâng cao hiệu quả đầu tƣ công.

Kinh mong nhận đƣợc sự góp ý của các thầy, cô để khả năng áp dụng vào thực tế của luận văn đƣợc rõ ràng hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt

1. Vũ Tuấn Anh, Nguyễn Quang Thái, 2011. Đầu tư công - Thực trạng và tái cơ cấu. Hà Nội: Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa.

2. Vũ Tuấn Anh, 2010. Báo cáo đầu tư công. Viện Kinh tế Việt Nam. 3. Phạm Xuân Anh, 2005. Nghiên cứu nâng cao cơ sở khoa học của việc phân tích dự án đầu tư cho một số loại hình cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Luận án tiến sỹ Kinh tế, Trƣờng Đại học Xây dựng Hà Nội.

4. Nguyễn Phƣơng Bắc, 2001. Định hướng và giải pháp đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Bắc Ninh. Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

1. Nguyễn Quốc Bình, 2002. Đổi mới chi ngân sách nhà nước góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ Kinh tế, Học viện Tài chính.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, 2010. Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, 2005. Thông tư số 01/2005/TT-BKH ngày 09/03/2005, Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam.

4. Nguyễn Thị Cành, 2003. Tài chính công. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.

5. Chính phủ, 2005. Nghị định về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù. Số 71/2005/NĐ-CP ngày 06/6/2005.

6. Chính phủ, 2009. Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009.

7. Chính phủ, 2009. Nghị định về sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2009/NĐ- CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về

quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009.

8. Chính phủ, 2009. Nghị định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. Số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009.

9. Chính phủ, 2013. Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công, nghiệm thu công trình xây dựng; quy định về quản lý an toàn, giải quyết sự cố trong thi công xây dựng, khai thác và sử dụng công trình xây dựng; quy định bảo hành công trình xây dựng. Số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013.

10. Phan Thị Cúc, 2003. Quy định của nhà nước về quản lý, cấp phát, cho vay vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Hà Nội : Nhà xuất bản Lao động - Xã hội.

11. Cục thống kê thành phố Hải Phòng, 2008. Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng. Hải Phòng: Nhà xuất bản Hải Phòng.

12. Cục thống kê thành phố Hải Phòng, 2009. Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng. Hải Phòng: Nhà xuất bản Hải Phòng.

13. Cục thống kê thành phố Hải Phòng, 2010. Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng. Hải Phòng: Nhà xuất bản Hải Phòng.

14. Cục thống kê thành phố Hải Phòng, 2011. Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng. Hải Phòng: Nhà xuất bản Hải Phòng.

15. Cục thống kê thành phố Hải Phòng, 2012. Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng. Hải Phòng: Nhà xuất bản Hải Phòng.

16. Cục thống kê thành phố Hải Phòng, 2013. Niên giám thống kê thành phố Hải Phòng. Hải Phòng: Nhà xuất bản Hải Phòng.

17. Bùi Mạnh Cƣờng, 2012. Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước ở Việt Nam. Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trƣờng đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

18. Diễn đàn kinh tế và tài chính Việt Pháp, 2006. Huy động tài chính cho phát triển, Báo cáo tổng kết khóa họp lần thứ 5. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

19. Nguyễn Đẩu, 2005. Huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển kinh tế thành phố Đà Nẵng - thực trang và giải pháp. Luận án tiến sỹ Kinh tế, Học

Một phần của tài liệu Thẩm định Dự án Đầu tư phát triển dùng vốn ngân sách nhà nước tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hải Phòng (Trang 153 - 168)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)