quản lý chủ chốt ở Thành phố Hà Tĩnh và công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt ở Thành phố Hà Tĩnh hiện nay
2.1.1. Khái quát về Thành phố Hà Tĩnh
a) Về tự nhiên - xã hội:
Thành phố Hà Tĩnh là Trung tâm kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội của cả Tỉnh Hà Tĩnh, nằm ở toạ độ 180 24’ vĩ độ Bắc, 1050 56’ kinh độ Đông. Cách Hà Nội 360 km và Vinh (Nghệ An) 50 km về phía Nam. Phía bắc giáp thị trấn Cày, Thạch Hà thuộc huyện Thạch Hà; phía nam giáp huyện Cẩm Xuyên; phía đông giáp xã Thạch Khê, Tượng Sơn huyện Thạch Hà; phía tây giáp các xã: Thạch Vịnh, Thạch Tân, Thạch Đài thuộc huyện Thạch Hà. Diện tích đất tự nhiên của Thành phố là 5632,64 ha, trong đó đất phi nông nghiệp 2.064,69 ha (đất ở đô thị 298,70ha, đất ở nông thôn 145,88ha, đất chuyên dùng 1 620,11 ha); đất nông nghiệp 3.167,16 ha; đất khác 400,79ha. Dân số trên 92.000 người, trong đó giáo dân chiếm 12%; có 10 phường 6 xã với 144 thôn, tổ dân phố. Là địa bàn trung tâm, có vị trí đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển chung của Tỉnh.
Thành phố Hà Tĩnh là một mảnh đất giàu truyền thống cách mạng. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Thành phố Hà Tĩnh là một mảnh đất vô cùng ác liệt, nhưng rất anh dũng, kiên cường trong đấu tranh cách mạng, Đảng bộ và nhân dân Thành phố Hà Tĩnh đã góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
33
b) Về kinh tế - xã hội:
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong Thành phố (GDP) bình quân gần 5 năm 2010- 2015 đạt trên 18,3%/ năm, tăng gấp 4,3 lần so với nhiệm kỳ 2005 - 2010. Cơ cấu kinh tế - xây dựng cơ bản chiếm 51,4%, Tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 16,2%, giá trị sản xuất CN - TTCN 5 năm qua đạt 1.765 tỷ đồng, tăng 6 lần so với nhiệm kỳ 2005 - 2010. Nông nghiệp, thủy sản chiếm 3,7% và phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá phục vụ đô thị; cơ cấu nội ngành chuyển dịch tích cực, xuất hiện thêm nhiều mô hình chăn nuôi tập trung kết hợp trồng trọt đưa lại hiệu quả kinh tế cao. Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp, thủy sản tăng trưởng bình quân trên 5,7%/năm.
Thương mại - dịch vụ chiếm 44,9%, phát triển mạnh và thu hút nhiều thành phần kinh tế tham gia, giá trị tăng 3,4 lần, tổng mức bán lẻ hàng hoá tăng 4,5 lần so với nhiệm kỳ trước. Hệ thống bán buôn, bán lẻ phát triển đa dạng. Kinh tế ngoài quốc doanh phát triển khá, số doanh nghiệp trên địa bàn tăng 14,2%, đến nay trên địa bàn Thành phố có 1.522 doanh nghiệp, 8.736 cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2014 đạt 31,35 triệu đồng, tăng gấp 2 lần so với năm 2010.
Lĩnh vực tài chính, tín dụng ngân hàng đạt kết quả khá. Thu ngân sách hằng năm tăng trên 20%, tổng thu ngân sách theo phân cấp năm 2014 đạt trên 320 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2010. Chi ngân sách đáp ứng nhu cầu thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xây dựng kết cấu hạ tầng, hỗ trợ và giải quyết các vấn đề xã hội.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn, đến nay xã Thạch Hạ đạt 19/19 tiêu chí, Thạch Môn đạt 14/19 tiêu chí, Thạch Trung đạt 13/19 tiêu chí, Thạch Bình đạt 11/19 tiêu chí, Thạch Hưng đạt 7/19 tiêu chí, Thạch Đồng đạt 7/19 tiêu chí. Phấn đấu hết năm 2014, các xã đều đạt tối thiểu từ 10 tiêu chí trở lên.
34
c) Về văn hoá - xã hội:
Hoạt động văn hoá, thể dục - thể thao phát triển đa dạng và đi vào chiều sâu, góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần và thể chất của nhân dân, làm tăng hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, phổ biến pháp luật, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong đời sống xã hội. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và dịch vụ viễn thông được tăng cường, đến nay, đa số các hộ gia đình có máy điện thoại cố định, 89% hộ có máy vi tính, 100% hộ có phương tiện nghe nhìn. Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 85%; thêm nhiều di tích được xếp hạng và đầu tư tôn tạo. Hoàn thành đề án đặt tên, gắn biển đường phố, số nhà.
Đề án Nâng cao chất lượng nếp sống văn hoá, văn minh đô thị tiếp tục được triển khai mang lại hiệu quả thiết thực. Thành lập Thư viện Thành phố với gần 3 vạn đầu sách từ nguồn huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh. Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 85% (năm 2010 là 79,3%), thôn, tổ dân phố văn hoá đạt 84% (năm 2010 là 52,2%); 100% thôn, tổ dân phố có hương ước, quy ước.
d) Giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ:
Giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển khá cả về mạng lưới, quy mô, chất lượng. Cơ sở vật chất được tăng cường, phương pháp dạy học ngày càng được đổi mới. Đã hoàn thành việc chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các cấp học phổ thông; hoàn thành việc phổ cập trung học cơ sở và phổ cập tiểu học đúng độ tuổi. Chất lượng giáo dục mũi nhọn và tỷ lệ học sinh thi đậu vào các trường đại học, cao đẳng ngày càng cao; tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp Trung học phổ thông bình quân hằng năm đạt trên 97%. Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án “Nâng cao chất lượng dạy và học tin học - ngoại ngữ giai đoạn 2008 - 2013” và triển khai tiếp giai đoạn
35
2014- 2020. Đến nay, toàn Thành phố có 39/45 trường đạt chuẩn quốc gia; 100% trường Tiểu học, THCS, THPT có phòng máy vi tính; khoa học công nghệ có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ được phát huy trong các ngành và lĩnh vực.
Công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân dân được tập trung chỉ đạo; thực hiện tốt các chính sách xã hội và người có công, xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm. Hằng năm, có trên 3.000 lao động được đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Tỷ lệ hộ nghèo đến hết năm 2013 còn 3,44%. Đến nay, tỷ lệ hộ dân dùng nước máy ở phường đạt 95%, xã đạt 76%. Tập trung thực hiện chính sách hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ chính sách theo Quyết định 167/QĐ-TTg, QĐ số 67/TTg. Hoàn thành cấp thẻ BHYT 100% đối tượng thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo. Tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả cao Đề án “Một số giải pháp giảm nghèo, góp phần đảm bảo an sinh xã hội” của Thành phố.
e) Về quốc phòng - an ninh:
Đảng bộ Thành phố đã tập trung lãnh đạo thực hiện tốt nhiệm vụ quốc phòng - an ninh và chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, xây dựng xây dựng khu vực phòng thủ, gắn thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân. Làm tốt công tác huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng; diễn tập khu vực phòng thủ, phòng chống cháy nổ, bão lụt. Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị trong phòng ngừa, đấu tranh với âm mưu của các thế lực thù địch; bảo vệ an toàn tuyệt đối các sự kiện chính trị, kinh tế và hoạt động quan trọng diễn ra trên địa bàn. Tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Trật tự an toàn giao thông, đô thị có nhiều chuyển biến. Phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc có bước phát triển mới.
36
2.1.2. Khái quát về đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt ở Thành phố Hà Tĩnh hiện nay
Đảng bộ Thành phố có 42 tổ chức cơ sở đảng trực thuộc (25 đảng bộ và 17 chi bộ cơ sở), trong đó có 16 đơn vị phường, xã (10 phường, 6 xã), hành chính sự nghiệp 24, lực lượng vũ trang 2, doanh nghiệp cổ phần 1; với tổng số đảng viên trong toàn Đảng bộ là 6007 đảng viên. [4, 6 tr.77].
Các cấp ủy quan tâm lãnh đạo xây dựng Đảng trên cả ba mặt: chính trị, tư tưởng, tổ chức. Công tác bồi dưỡng, phát triển đảng viên và nâng cao chất lượng đảng viên tiếp tục được coi trọng. Sau 4 năm (2010 - 2014) phát triển Đảng, tổng số đảng viên toàn Đảng bộ lên 6007 đảng viên. Việc đánh giá, phân loại tổ chức đảng và đảng viên hàng năm ngày càng chặt chẽ, nghiêm túc và thực chất hơn, giảm dần bệnh hình thức và chạy theo thành tích. Các cơ quan, đơn vị đều thực hiện giới thiệu đảng viên về sinh hoạt nơi cư trú, tạo mối liên hệ chặt chẽ và có trách nhiệm với địa phương.
Cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy Hà Tĩnh quản lý là những người có chức vụ, có vai trò nòng cốt trong hệ thống chính trị của Thành phố, có tác động, ảnh hưởng lớn đến hoạt động của hệ thống chính trị của thành phố, góp phần quyết định vào sự nghiệp xây dựng và phát triển trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng Đảng, v.v. ở địa phương.
Như trên đã nói, cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy Hà Tĩnh quản lý còn gắn liền với vấn đề phân cấp quản lý cán bộ. Theo đó, Bộ Chính trị quy định và xác định những chức danh cán bộ mà Ban Thường vụ Thành ủy có trách nhiệm và quyền hạn quản lý. Cụ thể hoá Quyết định số 67- QĐ/TW ngày 04/7/2007 về ban hành Quy định phân cấp quản lý cán bộ, Quy định số 335 - QĐ/TU ngày 23/2/1012 cuả Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Quy định số 712 - QĐ/TU ngày 29/5/2014 về phân cấp
37
quản lý cán bộ. Các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý quản lý bao gồm:
Ở cấp thành phố: Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy; Trưởng ban, Phó trưởng ban Đảng Thành phố, Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm UBKT Thành ủy, Chủ tịch, phó Chủ tịch HĐND Thành phố; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND Thành phố; Trưởng, phó phòng UBND Thành phố; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBMTTQ Thành phố; Trưởng, phó các đoàn thể cấp Thành phố, Giám đốc, Phó giám đốc đơn vị trực thuộc.
Ở cấp xã, phường: Bí thư, Phó Bí thư, Ủy viên Thường vụ; Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND xã, phường; Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND xã phường, v.v..
Có thể nói, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt ở Thành phố Hà Tĩnh là lực lượng được lựa chọn, tiêu biểu về phẩm chất chính trị, đạo đức, về sự kiên định, vững vàng và có khả năng đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ được giao. Số lượng và chất lượng có bước phát triển nhanh chóng; có cơ cấu tương đối hợp lý.
Theo thống kê thì đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy Hà Tĩnh quản lý hiện nay là 183 đồng chí. Trong đó: cán bộ nữ: 24 đồng chí, (chiếm 13,11%); khối Đảng: 13 đồng chí (7,1%); Mặt trận, đoàn thể chính trị : 13 đồng chí (7,1%); khối cơ quan nhà nước: 67 đồng chí (36,61%); các xã, phường: 90 đồng chí (49,19%). [4, 6 tr.77].
- Về cơ cấu độ tuổi: dưới 40 tuổi: 57/183 (chiếm 31,14%) ; từ 41 đến 50 tuổi: 73/183 (chiếm 40%); trên 50: 53/183 (chiếm 27,32%). [4, 6 tr.77].
- Về trình độ chuyên môn: Thạc sĩ: 26/183 (chiếm 18,84%); Cao đẳng, đại học: 144/183 (chiếm 78,69%) ; Trung học: 11/183(chiếm 3,7%). [4, 6 tr.77].
- Về trình độ lý luận chính trị: Trung cấp: 96/183 (chiếm 52,45%; Cao cấp, Cử nhân: 83/183 (chiếm 45,35%). [4, 6 tr.77].
38
Từ những đặc điểm trong quá trình hình thành và phát triển, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt ở Thành phố Hà Tĩnh quản lý có những ưu điểm cơ bản sau:
- Có bản lĩnh chính trị vững vàng; kiên định mục tiêu, con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân đã lựa chọn; quán triệt và chấp hành nghiêm túc các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của Tỉnh, chính sách, pháp luật của Nhà nước, v.v..
- Số đông cán bộ giữ được đạo đức, phẩm chất cách mạng, ham học hỏi để cầu tiến bộ, có lối sống lành mạnh, giản dị, gắn bó với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm; truyền thống đoàn kết cơ bản được giữ vững trên cơ sở thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng và trong xã hội.
- Năng động, hăng hái thực hiện chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước. Trình độ, kiến thức và năng lực quản lý kinh tế, quản lý xã hội ngày càng được nâng cao, nhiều đồng chí thể hiện tinh thần dám nghĩ, dám làm.
Tuy vậy, nhìn tổng quát, đội ngũ cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy Hà Tĩnh quản lý hiện nay vẫn còn hẫng hụt, vừa chưa đồng bộ, nhất là trên một số mặt như cơ cấu giới (tỷ lệ nữ còn thấp); cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo còn hạn chế; số lượng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật còn mỏng, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập của đất nước; cơ cấu độ tuổi chưa hợp lý, nhiều phòng, ban tuổi bình quân vẫn còn cao, thiếu cán bộ kế cận, dự bị (tỷ lệ cán bộ trẻ còn thấp). Kiến thức, năng lực lãnh đạo và quản lý còn có mặt bất cập, nhất là kiến thức về quản lý kinh tế thị trường; về pháp luật, về cơ chế tổ chức và phương thức công tác.
Một số ít cán bộ còn vi phạm Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước như là quản lý đất đai, xây dựng cơ bản, tài chính, ngân sách, v.v.; tỷ lệ cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học khá cao, song phần nhiều là học hệ tại chức, nhất là
39
cán bộ phường, xã. Một số cán bộ còn bị động, lúng túng, thiếu năng động sáng tạo để thích ứng với cơ chế mới, phong cách lãnh đạo, điều hành chậm đổi mới. Nhìn chung, năng lực lãnh đạo trong điều kiện đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế còn hạn chế.
2.1.3. Khái quát về tình hình quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt ở Thành phố Hà Tĩnh hiện nay.
Thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, của Tỉnh ủy Hà Tĩnh về công tác quy hoạch cán bộ, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố đã tổ chức nghiên cứu, quán triệt các quan điểm của Đảng và chỉ đạo các đảng bộ trực thuộc, các cơ quan, ban, ngành tiến hành khẩn trương công tác quy hoạch cán bộ, xác định quy hoạch cán bộ là một nội dung quan trọng trong công tác tổ chức và cán bộ đối với tất cả các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị của Thành phố, yêu cầu công tác quy hoạch cán bộ phải có bước chuyển biến rõ nét và đạt kết quả tốt, nhất là bước chuyển biến về nhận thức của các cấp ủy, tập thể lãnh đạo các đơn vị.
Từ năm 1997 đến nay Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành và chỉ đạo thực hiện nhiều chỉ thị, kế hoạch về công tác cán bộ và quy hoạch cán bộ: Kế hoạch 12 - KH/Th.U, ngày 25/11/1997 của Thị ủy (nay là Thành ủy) về thực hiện Chiến lược cán bộ; Đề án đẩy mạnh quy hoạch và luân chuyển cán bộ của Thành ủy; Hướng dẫn số 02 ngày 10/12/1997, Hướng dẫn số 11 ngày 18/8/2003, Các Công văn của Ban Tổ chức Thành ủy hướng dẫn công tác quy hoạch cán bộ các cấp trong Thành phố.
Sau khi có Hướng dẫn số 47 - HD/BTCTW ngày 24 - 5 - 2005 của Ban Tổ chức Trung ương về việc Hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 42 - NQ/TW