Lãi suất thực và phương trình Fisher

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính quốc tế thị trường tài chính trong nền kinh tế mở (Trang 41 - 44)

Theo Anthony Fensom,

3.7.1Lãi suất thực và phương trình Fisher

Chúng ta sẽ bắt đầu với một ví dụ (hơi lạc đề) về các quyết định tiết kiệm của một cá nhân. Quan điểm ban đầu của chúng tôi là các cá nhân trong nền kinh tế trong nước đưa ra một sự lựa chọn (gồm 2 giai đoạn: hiện tại và năm tới).

Trong thị trường này, các quyết định về giỏ hàng hóa tương lai được trao đổi thành một giỏ giống hệt ở hiện tại, tỷ lệ này phản ánh mối quan hệ giữa cung và cầu tại mỗi thời điểm, hiện tại (gian đoạn 0) và năm tới, giai đoạn 1. Câu hỏi đặt ra: Cá nhân sẽ tiêu dùng bao nhiêu cho giai đoạn hiện tại (0) và huy sinh bao nhiêu ở hiện tại để tiêu dùng trong tương lai (1)? Nói cách khác, điều gì đã ảnh hưởng đến quyết định tiết kiệm của họ?

Đây là một câu hỏi đơn giản trong việc áp dụng lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng đã được Irving Fisher đưa ra vào đầu thế kỷ 20. Phân tích cho thấy rằng, với giả định giá cả là không đổi, người tiêu dùng sẽ lựa chọn mô hình tiết kiệm và tiêu dùng xác định, với những yếu tố nhân tố khác là như nhau, với mức tỷ lệ mà thị trường cho phép để họ hoán đổi việc tiêu dùng ở hiện tại hay tương lai. Chỉ số quan trọng (The critical ratio) là số đơn vị tiêu thụ trong tương lai được cung cấp trên thị trường để đổi lấy một đơn vị ở hiện tại, biểu thi thông qua (1 + R). Ví dụ, nếu tại một thời điểm nào đó R là 5%, thì người tiêu dùng phải được hy sinh 1,05 đơn vị hàng hóa trong năm tới (giai đoạn 1), so với việc

41 | P a g e

tiêu dùng 1 đơn vị hàng hóa ở thời điểm hiện tại. Do đó, R là phần bù thị trường cho việc tiêu dùng ở tương lai thay vì hiện tại (Lưu ý, chúng ta có thể ít nhiều chắc chắn rằng R luôn luôn dương). Trên thực tế, R là lãi suất thực – nó được đo lường bằng các đơn vị tiêu dùng.(điểm cân bằng thỏa mãng)

Để đánh giá đúng tầm quan trọng của lạm phát hoặc không có lạm phát, cần xem xét R được xác định như thế nào. Rõ ràng, như thường lệ trong các mô hình này, giá thị trường là kết quả của tập hợp nhưng lựa chọn của người tiêu dùng nói chung. Nếu R là 5%, người ta có thể sẽ đi vay nếu người tiết kiệm được cung cấp một phần thưởng (mức sống cao hơn 5%) trong tương lai để bù đắp cho sự hy sinh của họ ở hiện tại. Nếu R nhỏ hơn 5%, người đi vay không hài lòng bởi vì không có nhiều người muốn tiết kiệm. Nếu R lớn hơn 5%, thì lúc này phần thưởng là tương đối lớn, người ta sẽ tiêu dùng sẽ tiết kiệm nhiều hơn thay vì tiêu dùng ở hiện tại để được tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai.

Bây giờ chúng ta sẽ xem xét giá cả cố định này sẽ bị ảnh hưởng bởi lạm phát như thế nào, giả sử tỷ lệ này là 3% một năm. Câu trả lời hoàn toàn không đơn giản, bởi vì không thể có lạm phát mà không có tiền và cho đến hiện tại cũng không có tiền trong phân tích này. Lạm phát theo định nghĩa, là sự tăng giá của hàng hóa liên quan đến tiền, trong khi chỉ có giá, vấn đề trong mô hình này là giá của hàng hóa ở giai đoạn 0 và 1. (Bởi vì trong toàn bộ các phân tích cụm từ đơn vị tiêu dùng thường được nhắc đến như là một mô hình trao đổi).

Tuy nhiên, vì R được xác định bởi sở thích của mỗi các nhân, do đó không có lý do gì để mong chờ là nó có thể thay đổi đơn giản chỉ vì mức giá cả tăng (hay giảm) – trừ khi là sự ưa thích thực sự bị ảnh hưởng một cách nào đó khi đo lường mức tiêu thụ bằng các đơn vị tiền.

Chúng ta sẽ giả định rằng, mọi người sẽ không bị ảnh hưởng bởi ảo giác tiền tệ. Nói cách khác, người tiêu dùng chỉ quan tâm đến việc họ nhận được bao nhiêu hàng hóa và dịch vụ thực, chứ không phải là số lượng hoặc mệnh giá của các loại tiền tham gia vào các giao dịch.

Để có cái nhìn rõ hơn về lạm phát, hãy xem xét về sự trao đổi giữa người cho vay và đi vay, một hình thức hàng hóa gián tiếp – một hình thức của tiền, ví dụ £. Tổng số tiền là £P được sử dụng để mua một đơn vị tiêu dùng ở hiện tại, £P1 mua một đơn vị tiêu dùng ở năm sau, giai đoạn 1. Câu hỏi được đặt ra là, người tiết kiệm sẽ yêu cầu một phần bù là bao nhiêu để họ hy sinh việc tiêu dùng ở hiện tại thay vì tương lai để cho người đi vay vay số tiền này. Hay nói cách khác, người tiết kiệm sẽ cần bao nhiêu Pound để họ không thay đổi hành vi tiêu dùng của mình. Về mặt số lượng hàng hóa, câu trả lời vẫn giữ nguyên: 5% tiêu thụ, bởi vì, không có lý do gì cho “tỷ giá/tỷ lệ trao đổi” giữa hàng hóa hiện tại và tương lai phải di chuyển lên hoặc xuống. Tuy nhiên, điểm mấu chốt ở đây là với giả định tỷ lệ lạm phát là 0% thì cần phải mua thêm 1.05 đơn vị lượng tiêu thụ trong năm tới. Vậy con số này sẽ là bao nhiêu nếu tỷ lệ lạm phát lúc này là 3%? Trong trường hợp này nếu giá P1 là 3% lớn hơn P, điểm cân bằng đòi hỏi một tỷ kệ trao đổi là 1,05 x 1,03 = 1,0815. Hay, phần bù tiêu dùng của tiêu dùng hiện tại của tiền – lãi suất danh nghĩa, là tích của 1 + lãi suất thực và 1 + tỷ lệ lạm phát:

1 + r = (1+R) * (1 + dp) (3.12)

Với dp là tỷ lệ lạm phát trong năm: (P1 – P)/P. Một lần nữa, nếu các tỷ lệ lạm phát này không quá cao thì chúng ta có thể có công thức đơn giản sau:

r = R + dp (3.13)

Có nghĩa là trong ví dụ trên thì ở trạng thái cân bằng lãi suất danh

43 | P a g e

nghĩa xấp xỉ 5% + 3% = 8%.

Tuy nhiên, một trong những thay đổi quan trọng cần thiết đề làm cho các giả thiết trên thực tế hơn. Ở chương trước, phương trình: r = R + dp phải được thay thế bởi tỷ lệ lạm phát kỳ vọng (trong thực tế mức giá P1 là không biết trước và không chắc chắn ở thời điểm hiện tại – khi mào quyết định tiêu dùng – tiết kiệm được thiết lập. Vì thế, phương trình của Fisher có thể được viết lại như sau:

r = R + dpe (3.14)

Trong đó, lãi suất danh nghĩa – yếu tố duy nhất được quan sát trực tiếp – là tổng của lãi suất thực và tỷ lệ lạm phát kỳ vọng của thị trường.

Chú ý, trong khi các phương trình Fisher được hỗ trợ bởi những lập luận không thể phủ nhận, thì lại gặp phải vấn đề là không thể xác định được hiệu lực thực nghiệm của nó, bởi vì những nổ lực để kiểm tra phương trình này với các yếu tố đầu vào là ở giản đơn nhất. Cả 2 biến ở vế phải của phương trình 3.14 thường không quan sát được. Các số liệu nghiên cứu được sử dụng để đó lường lạm phát kỳ vọng , mặc dù không đạt yêu cầu và có rất ít phương thức đo lường trực tiếp đối với lãi suất thực. Tuy nhiên, không giống như PPP, phương trình này rất khó để bác bỏ. Phương trình Fisher có xu hướng được chấp nhận theo mặc định trong kinh tế học.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính quốc tế thị trường tài chính trong nền kinh tế mở (Trang 41 - 44)