Sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và trữ tình khi xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu hình tượng nhân vật trung tâm trong thơ văn chống pháp của nguyễn đình chiểu (Trang 55 - 71)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.2.Sự kết hợp giữa bút pháp hiện thực và trữ tình khi xây dựng nhân vật

thơ văn yêu nước chống Pháp

Trong những mất mát đau thương khôn kể hết của chiến tranh xâm lược Nguyễn Đình Chiểu là một nhà quay phim tài tình và nghệ thuật, ông đã ghi lại bức tranh mang nhiều giá trị hiện thực tràn đầy tính nhân dân và tính dân tộc.[32;125] Nó phản ánh khá chân thực khí thế quật cường bất khuất của dân tộc ta khoảng nửa sau thế kỉ XIX. Cả thời kì đau thương và oanh liệt đã truyền hơi thở nóng hổi vào các hịch, các văn tế và thơ điếu của Nguyễn Đình Chiểu, tiếp cho những áng thơ này một sức sống sôi sục, nhờ đó nó có tác dụng động viên, tuyên truyền mãnh liệt. Nói chung, nội dung của nó là yêu nước, căm thù, vạch trần tội ác của giặc ngoại xâm, kiệt liệt phê phán bọn tay sai bán nước, ca ngợi các anh hùng hy sinh vì nước vì dân. Những đặc điểm toát ra trước tiên từ thơ văn này, ấy là tinh thần chống chia cắt đất nước, tinh thần đấu tranh tiêu diệt ngoại xâm đem lại thống nhất và hòa bình cho Tổ quốc, cho dân tộc.

Lần đầu tiên trong lịch sử, nhân dân Nam Bộ bị tấn công bất ngờ, chạy loạn trước mũi súng kẻ thù. Từ đây cũng bắt đầu cho một số phận điêu đứng của dân tộc với bao nhiêu cảnh tang thương mất mát.

Đừng nói đến cảnh chạy giặc vội, mà hãy chú ý đến “tiếng súng Tây” rộ lên vào buổi tan chợ. Nghe tiếng súng thì giặc đã ở ngay bên cạnh. “Vừa nghe” thế mà bàn cờ thế đã hỏng “phút sa tay”. Thất bại ập đến nhanh quá, thời gian rất ngắn, càng làm tăng thêm tính đột ngột, bất ngờ, căng thẳng của tình thế. Và vì thế, thay cho cảnh sum vầy, đầm ấm là cảnh lộn xộn xẻ nghé tan đàn.[22;581]Súng vừa nổ thì giặc đã ập đến. Người lớn còn chưa kịp đi chợ về hoặc còn ở ngoài đồng. Cho nên hốt hoảng, lũ trẻ dắt díu nhau chạy lơ xơ. Đặt chữ “lơ xơ” lên trước chữ “chạy” là rất gợi tả. Dường như ta chỉ thấy sự rã rời, hốt hoảng sắp kiệt sức của những em bé, rồi sau mới biết các em chạy. Hình ảnh so sánh bầy chim mất ổ dáo dát với lũ trẻ bỏ nhà lơ xơ chạy thật là đặc sắc. Nhưng cũng phải thấy thêm rằng khi giặc đến, chẳng những con người khốn khổ mà chim muông cũng không được yên ổn, làm đau cả sông núi, đau cả cây cỏ.

Tả cảnh chạy, một cuộc chạy vội vã, đột ngột không hề được chuẩn bị. Cảnh sống của người dân cũng đang lộn xộn và mất mát, thiệt hại của một vùng quê rộng lớn. Bến nghé cửa tiền tan bọt nước

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.

(Chạy giặc)

Của cải bị mất, nhà cửa bị thiêu cháy, con cái lạc cha mẹ, và chắc là không thể tránh khỏi sự chết chóc đau thương: “Đau đớn bấy mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn

khuya leo lét trong lều”. Giặc đã gieo bao tội ác lên đầu nhân dân, trước hết là những người dân lành “dân đen” côi cút làm ăn toan lo nghèo khó trong ấp trong làng.

Viễn cảnh diễn ra trước mắt không phải là những gì tưởng tượng trong trí của Nguyễn Đình Chiểu. Đó là những gì rất thật. Nguyễn Đình Chiểu đã lại vẽ lại bằng những lời thơ đẫm lệ. Đối chiếu với lịch sử nước ta thời bấy giờ ta thấy: sau khi đánh vào cảng Đà Nẵng, Pháp kéo vào Sài Gòn chiếm thành Gia Định. Cũng bắt đầu từ đây, chúng ra tay bắn phá, tàn sát. Và nhân dân là người gánh chịu đầu tiên cảnh đau xót đó.

Hành động phản bội của triều đình nhà Nguyễn cũng được Nguyễn Đình Chiểu phơi bày. Đó là một việc vô cùng đê hèn, một sự đầu hàng nhục nhã và vô điều kiện. Căm tức, đau xót, tất cả đã hòa vào và biến thành những giọt mực để viết lên những dòng chữ thật cảm động: câu thơ về nỗi đau mất nước. Con ngựa Tiêu Sương còn hí đầu nhớ về tàu cũ, con chim Việt còn biết chọn cành Nam làm tổ vì đó là hướng quê hương, huống chi con người sau tránh khỏi buồn đau khi đất nước bị chia cắt.

Trạm Bắc chiều tin điệp vắng Thành Nam đêm quanh tiếng quyên sầu

(Thơ điếu Phan Thanh Giản)

Hiện thực đất nước rơi vào tình trạng chia năm sẻ bảy, gây một vết cứa trong tim của Nguyễn Đình Chiểu. Cụ phản ánh lên thơ thực trạng ấy với tiếng thở dài não nuột. Cuộc kháng chiến của nghĩa binh thất bại nên cảnh:

Thổi thốc miếu chùa bay vụt vụt Xô nhào cây đá tiếng ào ào

(Trời bão)

Cả nước nhuốm lên một màu thê lương, nguy cơ chia cắt sẽ còn kéo dài. Những câu thơ viết về cảnh đất nước bị chia cắt cũng đau xót, thống thiết chẳng khác gì những câu ông viết về nỗi đau thương, mất mát khác của dân tộc.

Từ cảnh thương xót , giày xéo quê hương đó. Cảm thấy đau khổ, nhục nhã nên đứng lên đấu tranh, mà người hưởng ứng đầu tiên là quần chúng nhân dân. Nhà thơ có những trang tả thực về cuộc chiến một cách anh hùng.

Trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc , tác giả đã miêu tả người dân nghèo hèn, lam lũ, suốt đời không rời khỏi cái cuốc cái cày và dường như chẳng biết gì khác. Nhưng tác giả lại mở đầu bài văn khác hẳn: đáp lại tiếng súng giặc đã có “lòng dân” đứng lên.

Nghĩa là ngay từ đầu đã gạt bỏ một cách rất nhẹ nhàng, nhưng vì nhẹ nhàng nên lại càng hùng hồn, cái quan niệm đối lập với nhân dân và khinh miệt nhân dân của vua quan. Lòng dân đã xốn xang lo toan việc nước. Vị trí người dân trong quan hệ dân - nước đã được khôi phục. Nhưng thương ôi! Điều đó chỉ trời mới tỏ. Tức vua quan thì không. Một sự tố cáo, một lời kết tội trước lịch sử. Không nói ra mà nhục thay cho vua quan ấy!

Thực tế như thế thật. Giặc đến tanh hôi đất nước, gieo hoang mang lo sợ cho dân, vậy mà vua quan ở đâu. Để đến nỗi dân trông đứng trông ngồi nhưng khó lòng thấy được như trông mưa khi trời đang hạn. Giặc cướp nước hại dân mà kẻ có trách nhiệm đuổi giặc cứu dân lại để cho dân trông như trông thần mưa trên trời thì còn có lời phê phán mỉa mai nào hơn. Vậy vua quan ở đâu không rõ. Nhưng chắc chắn chống giặc là không thấy vua quan. Chỉ có lòng dân. Dân thấy giặc là giận, là ghét, là căm với tất cả tấm lòng nông dân. Dân không nỡ ngồi nhìn nước bị cướp, dân bị lừa. Cho nên, bất cần vua quan, bất cần lệnh lạc, dân xông lên đương đầu với giặc một cách dũng cảm một cách hiệu quả. Nguyễn Đình Chiểu còn ví bọn hàng giặc là “lũ kiến”, “giống bèo”, loài “chó”. Giặc ngoài căm thù đã đành đằng này còn thêm nỗi nhục hàng giặc thì thực tế quá bi cay, dân chúng càng thêm bị đè đầu cưỡi cổ. Giọng của ông như lời tất cả của chúng dân đang gào thét giữa trời đất về nỗi buồn xé lòng.

Điều này chứng tỏ việc dựa vào dân để chống giặc giữ nước. Nhà văn không định bàn lí luận, nhưng vì nhạy bén với thực tế tình hình, với thực tế chống giặc, nên đã tự phát đi thẳng vào ruột vấn đề nắm đúng long mạch của sự việc và dưới dạng thực tế hành động nêu lên mãnh liệt cái chân lý vĩ đại ấy.

Hiện thực về tư tưởng của nhân dân, là dám đánh và đánh được, hoàn toàn đối lập với tư tưởng thất bại chủ nghĩa của triều đình. Không cần phải trích dẫn sách về thái độ có tội này của vua quan. Nó quá rõ. Lúc còn thời bình, họ khinh Tây: chúng là man di, không biết lễ nghĩa, chỉ có kĩ xảo vật chất. Nhưng lúc chúng nổ súng xâm lược thì lại rung sợ trước sức mạnh vật chất ấy, trước vũ khí trang bị của chúng, từ đó sinh ra tư tưởng sợ giặc, không dám đánh vì nhận định hễ đánh chỉ có thua, còn hòa thì chúng nó lấn tới, khinh khi, ép buộc, cho nên lúng túng, lừng khừng. Trước sau triều đình không hề biết dựa vào dân để chống giặc mà còn tiếp tục đối lập với dân, bòn rút, vơ vét, khủng bố, làm ngơ trước mọi thiên tai, rơi vào âm mưu phá hoại từ trong của giặc, thông qua việc truyền đạo. Thậm chí, do sợ giặc, muốn yên lòng giặc lại quay lại

ngăn cắm nhân dân chống giặc. Sự phát triển của tình hình ấy đưa dần triều đình đến chỗ đầu hàng làm tay sai cho giặc về sau.

Không cần đến vua, vì sự hoài vọng giờ đây đã thành vô vọng. Những người nông dân yêu nước những tướng lĩnh cùng nhau xông pha chiến đấu. Ông đặt lòng tin tưởng ở những lãnh tụ nghĩa quân phần lớn nhưng cuối cùng thất bại. Rồi Nguyễn Đình Chiểu khóc là khóc nước nhà cơn bấn loạn, hôm mai vắng chúa, thua buồn nhiều

nổi khúc nôi. Nỗi sầu bi ai đó, nỗi đau thống thiết ấy ông biết tỏ cùng ai, không nguôi nhanh chống theo năm tháng, mà cứ dằng dặt trong Đồ Chiểu và nó đã ứa ra nước mắt khóc cho nước nhà bấn loạn. Thế nhưng thà “chết vinh còn hơn sống nhục”. Và trong hiện thực thì tướng quân mất rồi, mấy chỗ nghĩa binh thêm bái xái!. Ta nhận thấy thực tế phủ phàng từ phía triều đình là một đau xót mà giờ tướng lĩnh phải hy sinh lại càng thương tâm hơn. Tác giả đã dùng dấu chấm cảm ở câu trên là có một tâm trạng muốn nói. Đó là một tâm trạng buồn khôn xiết, nỗi buồn dồn dập không gì tả hết được. Đây cũng chính là sự mất mát chung của toàn dân tộc. Ta còn nhận thấy qua Văn tế nghĩa

sĩ trận vong Lục Tỉnh, đâu đó phảng phất một nỗi buồn đau âm ỉ, nhà thơ đã cảm thấy xót thương cho những người nghĩa quân bị chết oan trong những hoàn cảnh thảm khốc hơn là đề cao ý chí anh dũng khi họ tự nguyện vì Tổ quốc hy sinh; phôi pha một

mảnh hình hài, thác rồi bỏ làm phân cho đất. Cái chết của họ là cái chết tự nguyện để giữ gìn đất nước, không nghĩ ngợi gì đến danh lợi. Tuy bị tổn thất nhưng rất lịch sử. Giọng thơ của Nguyễn Đình Chiểu vô cùng thương xót cho những người đã khuất, họ đã để lại cho người ở lại nỗi buồn và lòng căm thù giặc. “Bị khảo bị tù, bị đày bị giết,

già trẻ nghe nào xiết đếm hết”, nhịp thơ dồn dập như thế càng tăng thêm tính điêu linh, mất mát của người dân, cộng thêm điệp từ “bị” thì nỗi bị động càng dữ dội hơn, càng tang tóc hơn. Ở đây Nguyễn Đình Chiểu đã cho ta thấy được hiện thực của cảnh nước nhà đang trong cơn nguy khốn, để từ đó tỉnh giác những ai chưa vì nước và thúc giục tinh thần yêu nước chiến đấu.

Ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu đã thực sự thành công trong việc khắc họa những tượng đài oai nghi. Trong đó, bút pháp hiện thực đóng vai trò rất quan trọng trong những áng văn của ông. Về đại thể, ngòi bút của ông không phút nào rời bỏ hiện thực khách quan, mà chăm chú ghi bắt những chi tiết, sự việc, người vật chân thật, có giá trị hiện thực và có sắc thái khuynh hướng hẳn hoi: “ngọn tầm vông”,”lưỡi dao phay”, “rơm con cúi…” và “chẳng qua là dân ấp dân lân” hay “nào đợi tập rèn”, với

“manh áo vải…” . Thế nhưng họ rất xông xáo chiến đấu trong tinh thần bất khuất. [24;822] Không khí hào hùng vì thế rất gần gũi với cuộc sống thực, với mọi người. Trong thực tế, người nghĩa sĩ nông dân là những anh hùng của một cuộc chiến đấu lịch sử. Chính qua cuộc chiến đấu này, mà tất cả phẩm chất anh hùng và vóc dáng hùng vĩ của họ được bộc lộ rõ rệt. Điều này giải thích vì sao Nguyễn Đình Chiểu đã dồn tất cả sức mạnh của ngòi bút vào việc tái hiện cuộc sống chiến đấu của những người nghĩa quân. Ở đây hình tượng người anh hùng đã hiện ra một cách sống động, chân thực. Một khối lượng lớn lao chi tiết, hình ảnh được huy động cho việc thể hiện nhân vật trong chiến đấu một cách tập trung. Có những chi tiết đáng lưu ý khi tác giả sử dụng nhằm thể hiện phẩm chất anh hùng, tầm vóc cao lớn của người nghĩa sĩ nông dân: Manh áo vải; Ngọn tầm vông; Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi; Lưỡi dao (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phay….vậy mà họ không sợ chết là gì, tinh thần xung phong lại rất cao: chi nhọc quan

quản gióng trống kỳ, trống giục, đạp rào lướt tới coi giặc cũng như không; nào sợ

thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có….Giọng thúc giục đang tăng tiến, một khí thế ngất trời trong cuộc chiến, làm cho không khí càng nóng hơn, chất oai càng hùng thêm một cách đáng kể. Nghệ thuật điệp từ rất hiệu quả trong việc miêu tả cuộc chiến đấu của quân dân: việc cuốc, việc cày, việc

bừa…tấm lòng tự nguyện của nghĩa binh rất hiện thực. Họ là những người dân bình thường chân lắm tay bùn ra chiến trận lấy tinh thần là chính. Phép liệt kê tác giả cho chúng ta cảm nhận khí thế chiến đấu hiệu quả của nghĩa binh, sức mạnh tinh thần ấy đã thực sự phát huy đến đỉnh cao ngất: kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà, ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, …Tuy trang bị thiếu thốn nhưng sức chiến đấu mạnh hơn cả vũ khí hiện đại. Hình ảnh anh hùng đó đã ghi vào sử sách một cách tri ân. Bức tranh khởi nghĩa được tác giả tả rất hùng tráng vô cùng. Ở đây nổi bật là hình ảnh một tập thể chiến đấu, một không khí và khung cảnh đặc biệt của một cuộc chiến tranh nhân dân. Đó là cái khí thế áp đảo dữ dội, cái không khí chiến đấu sôi nổi thể hiện trong cảnh xông xáo, tung hoành (đâm ngang, chém ngược), trong tiếng reo hò thúc giục, cỗ vũ (hè trước, ó sau). Đó là cuộc chiến đấu không ngang sức giữa những người nông dân yêu nước trang bị vũ khí thô sơ với quân giặc có “tàu thiếc tàu đồng”.

So sánh với hình tượng người anh hùng của Nguyễn Văn Thành trong trong Tế tướng sĩ trận vong xuất hiện như những kẻ “nắm mũi thuyền toan cướp giáo giữa

giòng”, “chen chân ngựa tuyết giật cờ trong trận”, đã từng trải qua “mấy buổi sơn phong hải lỗ, trời cao quan sôi rõ tấm kiên trinh”. Rõ ràng, hình tượng nghĩa sĩ nông dân trong tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu hoàn toàn vượt xa các nhân vật trong văn tế truyền thống về mức độ chân thực. Biểu hiện cụ thể nhất tính chất này là ở chổ nó xuất hiện với một tâm trạng cụ thể, với một quá trình chuyển biến tâm lý nhất định.[17;814]

Nhân vật của nguyễn Đình Chiểu là con người của một tình thế lịch sử đầy biến động, là con người của sự chuyển biến nhảy vọt từ bóng tối của sự vùi dập, lãng quên ra ánh sáng rực rỡ của chủ nghĩa anh hùng thời đại. Do vậy, nó phải trãi qua những mâu thuẫn, giằng co nhất định, mà tập trung nhất là diễn biến tâm trạng trước sự việc thực dân Pháp xâm lược nước ta. Tác giả đã sử dụng biện pháp tả thực để tái hiện những chuyển biến, phát triển trong tâm lý nhân vật, như đã dùng để vẽ lại bức tranh công đồn của nhân dân.

Đó là những công cuộc đấu tranh của nghĩa quân làm cho giặc khiếp sợ, tổn thất. Ngoài ra Nguyễn Đình Chiểu ghi lại hình ảnh anh hùng, uy nghi của tướng lĩnh

Trương Định, Phan Tòng một cách hiện thực. Với Trương Định:

Mấy trận Gò Công để tiếng đồn

Dấu nạn hãy chìm tàu bạch quỉ

(Thơ điếu Trương Định)

Nguyễn Đình Chiểu đã tái hiện lại chiến công mà Trương Định đã lập nên để qua đó ca ngợi tài năng của anh hùng họ Trương:

Còn đối với Phan Tòng, thì ông đã chống lại vua chấp nhận viên đạn nghịch thần

treo trước mắt. Đó là lý tưởng vì dân vì nước mà ai ai cũng kính nể.

Một phần của tài liệu hình tượng nhân vật trung tâm trong thơ văn chống pháp của nguyễn đình chiểu (Trang 55 - 71)