Nhân vật là người nông dân đánh tây

Một phần của tài liệu hình tượng nhân vật trung tâm trong thơ văn chống pháp của nguyễn đình chiểu (Trang 26 - 31)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.1.Nhân vật là người nông dân đánh tây

2.1.1. Người nông dân – nhân vật “ Nắm giữ vận mệnh lịch sử”

Trước đây vai trò của người nông dân trong văn chương chưa được đề cao thì trong giai đoạn này Nguyễn Đình Chiểu đã cho ta thấy vai trò quyết định, là lực lượng chính trong việc đánh giặc: “người dân chiêu mộ “ thành “trang dẹp loạn”, trong đó đa số họ là “dân ấp, dân lân” vốn quen việc cuốc việc cày cui cút làm ăn trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”:

“ Việc cuốc,việc cày, việc bừa, việc cấy tay vốn quen làm; Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ mắt chưa từng ngó”

Chính những con người bình thường đó lại giàu lòng trung nghĩa hơn ai hết, và đã anh dũng vùng lên chiến đấu vì Tổ quốc vì đồng bào .[252] Từ trước đến nay, trong văn học viết của ta chưa có nhà văn nào nói đến nông dân được chân thật như Nguyễn Đình Chiểu.

Nguyễn Đình Chiểu nhận thức được bản chất tốt đẹp của người nông dân. Họ là những người dân bình thường, chân lấm tay bùn, vất vả, nghèo khó, suốt đời làm ăn chăm chỉ bên cạnh con trâu, đám ruộng:

Nhớ linh xưa : cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó…

Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung;

Chỉ biết ruông trâu, ở theo làng bộ.

Họ đang sống yên ổn với gia đình, cha mẹ, vợ con, bổng dưng giặc Pháp kéo đến giày xéo quê hương làng mạc, gây ra cho họ biết bao nhiêu tai họa:

Các bậc sĩ nông công cỗ, liền mang tai với súng song tâm;

Mấy nơi tổng lý xã thôn, đều mắc hại cùng cờ tam sắc.

Đáng thương biết bao những đàn trẻ chạy lơ xơ lạc cha lạc mẹ:

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy

Mất ổ bầy chim dáo dác bay.

(Chạy giặc)

Những bà mẹ mất con, những người vợ mất chồng:

Não nũng thay, vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ.

(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

Trước mũi súng quân thù, còn bao nhiêu khổ sở đắng cay khác:

Kể mười mấy năm trời khốn khó, bị khảo, bị tù, bị đày, bị giết, trẻ già nào xiết đếm tên;

Đem ba tấc hơi mọn bỏ liều, hoặc sông, hoặc biển, hoặc núi, hoặc rừng, quen

lạ thảy đều rơi nước mắt…

…Gần Côn lôn, xa đại hải, máu thây trôi nổi ai nhìn?

Hàng cai đội, bậc quản cơ, xương thịt rã rời ai cất?

Dưới ngòi bút Nguyễn Đình Chiểu, người nông dân thấy được bản chất tàn ác của giặc. Cho nên nghe giặc đến, lòng căm thù của họ lên cao độ. Thấy bóng chúng là họ “muốn tới ăn gan”, “muốn ra cắn cổ”, tính nóng nảy của họ xuất phát từ long yêu nước thiết tha và cảnh bị tàn phá thảm thưởng:

Bữa thấy bong bóng che trắng lốp, muốn tới ăn gan;

Ngày xem ống khói chạy den sì, muốn ra cắn cổ.

(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

Họ không sao không tức uất lên được khi thấy chúng giày xéo “tấc đất ngọn rau”, đánh cướp “bát cơm manh áo” của họ:[31;53]

Tấc đất ngọn rau ơn chúa, tài bồi cho nước nhà ta ;

Bát cơm manh áo ở đời, mắc mớ chi ông cha nó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Họ nhận thức đánh giặc là để bảo vệ cuộc sống cho mình, họ tự nguyện đứng lên đánh giặc, không phải “đợi ai đòi ai bắt”, cũng không “thèm trốn ngược trốn xuôi”, từ nỗi đau và lòng tự nguyện đã tạo động lực vô biên :

Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình

Chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.

Họ là những người nông dân tham gia nghĩa binh. Trang bị của họ thiếu thốn và thô sơ, vẫn với “manh áo vải” thường mặc đi làm hàng ngày, vẫn với những “rơm con cúi”, những “lưỡi dao phai” thường dùng ở nhà. Họ lại chưa quen công việc chiến đấu bao giờ, nhưng tinh thần chiến đấu của họ rất dũng cảm phi thường; họ bất chấp cả “ đạn nhỏ đạn to”, cả “tàu thiếc tàu đồng” của giặc: Kẻ dâm ngang, người chém ngược,

làm cho mả tà, ma ní, hồn kinh ;bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc, tàu đồng súng

nổ.

Họ hiểu được thực dân Pháp là kẻ thù không đội trời chung, nên họ kiên quyết chiến đấu đến cùng “sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc”, để họ được yên ổn làm ăn. Nguyễn Đình Chiểu cảm thông với nỗi khổ của nhân dân do chiến tranh gây ra. Nguyễn Đình Chiểu đã một phần nào thấy được người nông dân là lực lượng quan trọng trong kháng chiến chống thực dân Pháp lúc bấy giờ. Tuy ông chưa thấy được đầy đủ vai trò của quần chúng lao động trong lịch sử, nhưng với mức độ như vậy, ông đã có một cách nhìn mới mẻ về người nông dân.

Tại sao Nguyễn Đình Chiểu nhìn được như vậy. Điều kiện nào giúp ông có được nhận thức đúng đắn đó. Nguyễn Đình Chiểu là nhà nho yêu. Trước cảnh quân thù giày

xéo đất nước, không đánh được chúng, ông hy vọng những người cầm quyền trong xã

hội là bọn vua quan nhà Nguyễn sẽ đuổi giặc ra ngoài bờ cõi. Nhưng bọn vua quan đó đã làm cho ông không tin tưởng được gì ở chúng.

Cho nên ai đứng dậy chống Pháp là ông tán thành, ca ngợi. Ông đã ca ngợi những lãnh tụ nghĩa quân và những người nông dân anh dũng chiến đấu. Trong thực tế cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam kì lúc bấy giờ lực lượng chủ yếu là nông dân. Họ là

nghĩa quân của Trương Định, Võ Duy Dương, Nguyễn Trung Trực, …. Những người

nông dân nghĩa quân ấy đã làm cho thực dân Pháp phải hao binh tổn tướng, khiếp sợ, kiêng nể. Ngay thực dân cũng phải công nhận rằng : “Người An Nam chỉ có vũ khí thô sơ để chống với súng carabin , họ cứ việc nhào vô đánh với một nghị lực mù quáng, chứng tỏ rằng họ can đảm và quyết tâm phi thường”.

Trong chiến đấu với quân thù, họ là lực lượng quyết định, và trong cuộc sống hàng ngày họ là đội quân chủ yếu của nền sản xuất xã hội. Nguyễn Đình Chiểu không thể bỏ qua hiện thực to lớn ấy. Nguyễn Đình Chiểu lại được may mắn sống gần với nhân dân, và trực tiếp hiểu biết nhân dân trong đời sống vất vả lầm than của họ. Điều đó chi phối sâu sắc nội dung tư tưởng thơ văn của ông.

Qua đó, chúng ta thấy được người nông dân được Nguyễn Đình Chiểu đề cập một cách hiện thực và là nhân vật chính trong nhiệm vụ cứu nước, đồng thời cũng là người

nắm giữ vận mệnh lịch sử mang lại một vẻ đẹp truyền thống của con người Việt Nam

hết sức vẻ vang. Ngòi bút Nguyễn Ðình Chiểu đã ca ngợi họ và khắc sâu vào tâm trí hình ảnh bất tử của nghĩa quân, nhắc lại quá trình chiến đấu gian khổ mà người nông

dân đã trải qua. Ðó là con đường của dân tộc đã đi từ bấy đến giờ, rất thực và cũng rất thơ.

2.1.2. Người nông dân – nhân vật “ Anh hùng bậc nhất của thời đại”

Trong lịch sử văn học dưới chế độ phong kiến, hình ảnh người nông dân chỉ là cái bóng mờ, thụ động. Chưa bao giờ ta được đọc một bài văn, hay bài thơ nào phản ảnh vai trò tích cực của nông dân trong việc cứu nước một cách thấm thía, rung động như bài thơ Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu. Do quan điểm của giai cấp phong kiến chi phối, những nhà viết sử, những nhà làm văn thời phong kiến không nhìn thấy được đúng đắn công lao của nông dân lao động trong sản xuất và trong bảo vệ Tổ quốc, mà chỉ quy mọi thành tựu, mọi chiến công vào một số cá nhân anh hùng. Với Nguyễn Đình Chiểu, chẳng những ông đánh giá đúng đắn tác dụng của anh hùng, mà ông còn đề cao đúng mức tính chủ động, sáng tạo và tinh thần dũng cảm của nông dân lao động trong sự nghiệp cứu nước.

Khi viết về người nông dân các nhà thơ cùng thời chưa có ai nhìn thấy sức mạnh to lớn của những người lao động bình thường như Nguyễn Đình Chiểu. Trong bài Văn

tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ông viết về những người nông dân nghĩa binh bằng những lời thơ đầy tình nghĩa và cảm phục. Những con người bình thường quanh năm “côi cút làm ăn” ấy, đến khi lâm trận công đồn thì tả hữu xung đột, trút tất cả căn thù lên đường gươm mũi giáo, quyết tiêu diệt giặc. Từ bao thế hệ trước đây, các nhà nho đều nhận thức rằng anh hùng vẫn hiếm có và chỉ có kẻ sĩ mới là anh hùng, còn nông dân chỉ là hạng thấp hèn. Thế mà ở đây tập thể nhân dân lao động bình thường đã được Nguyễn Đình Chiểu miêu tả là những nhân vật anh hùng, tự giác tự nguyện “làm quân chiêu mộ”, quyết hy sinh đánh đuổi quân xâm lược, bảo vệ Tổ quốc.

Người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc là người lao động chân tay “côi cút làm ăn, toan lo nghèo khó”, “chỉ biết ruộng trâu theo làng bộ” nhưng, đó là những người căm thù giặc sâu sắc nhất:Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn

gan,còn thiếu muốn ra cắn cổ. Dưới ngòi bút của Nguyễn Đình Chiểu, nông dân là những người có sức mạnh tinh thần sôi sục chiến đấu dù vũ trang là thứ vũ khí thô sơ. Nhưng họ không biết sợ “thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to”, không nghĩ hy sinh là nhục trước sự nghiệp giải phóng đất nước. Họ chẳng được trang bị hỏa mai, chỉ có rơm con cúi mà họ cũng đốt xong nhà dạy đạo được giặc dựng lên, họ chẳng được trang bị gươm đao, chỉ có lưởi dao phay mà họ cũng chém rớt đầu quan hai quân giặc. Họ chỉ

cần có người chỉ huy theo hiệu trống hiệu chiêng mà họ cũng “đạp rào lướt tới, xô cửa xông vào”. Họ xông xáo, tung hoành, “đâm ngang chém ngược, hè trước ó sau”, “trối kệ” hiểm nguy chết chóc.[11;822]

Cũng cái thế đòn bẩy như trên. Lấy cái kém cỏi của trang bị, chỉ huy mà bẩy cái dũng cảm chiến đấu, cái hiệu quả chiến thắng lên cao. Vẫn tăng cái phần thương cảm như trên kia mà chủ yếu vẽ ra bức tranh hoành tráng của cuộc chiến đấu với hình bóng lồng lộng của người nông dân lâm thời chiến sĩ. Họ làm chủ chiến trường, nổi lên nền trời, kín lấp cả không gian, hiện lên như một thần kỳ vĩ, một tượng thần anh hùng ca. Lời văn rắn rỏi mãnh liệt.[1;825]Toàn là hành động thể hiện bằng những động từ và nhóm động từ chỉ động tác mạnh, sắc; “cũng đốt xong”, “cũng chém rớt”, “đạp rào

lướt tới”, “coi giặc cũng như không…”. Có cảm tưởng như chỉ một mình nghĩa quân

làm chủ tình hình, trùm lên hết, trong khi đó lũ giặc dường như bé nhỏ, thấp thỏi lại, bị coi khinh, xem rẻ: nàh dạy đạo thì bị đốt, quan hai họ tì bị mất đầu, mã tà ma ní thì bị hồn kinh…thẩm chí “đạn nhỏ đạn to, tàu thiếc tàu đồng” của chúng súng nổ cũng bị nhỏ bé đi, thảm đi, không có hiệu lực.

Và khí phách hào tráng ấy đã giúp những người con đất Việt làm nên những khúc ca bất diệt. Hơn ai hết, chính những con người bình thường lại giàu lòng trung nghĩa hơn ai hết, và đã anh dũng vùng lên chiến đấu vì Tổ quốc, đồng bào : Một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất, tiếng vang nhưmõ.

Họ ý thức dân tộc và tinh thần tự giác rất cao, không cần đến sắc vua lệnh quan, mà trái lại với bọn vua “bỏ dân”, quan “bán nước”. Họ tự động khắc phục mọi khó khăn thiếu thốn họ chỉ trang bị “manh áo vải”, không ngại khổ ngại khó, không ỷ lại váo cấp chỉ huy, không sợ vũ khí tối tân của giặc. Chỉ bằng vũ khí thô sơ chiến đấu nhưng với tinh thần quyết chiến quyết thắng và khí phách anh hùng, họ đã phát huy truyền thống anh hùng dân tộc lấy ít đánh nhiều, lấy yếu địch mạnh, lấy chí nhân thắng cường bạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyễn Đình Chiểu miêu tả nông dân hy sinh vì nước là những người sống lý tưởng, biết làm chủ cuộc đời mình, biết sợ cái nhục của cái kiếp làm trâu ngựa.

Thà thác mà đặng câu địch khái, về tổ phụ cũng vinh; Còn hơn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.

Điểm qua thơ yêu nước của Đồ Chiểu, bài “Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc” là một trong những bài xuất sắc nhất. Chẳng có giá trị lịch sử, mà còn có giá trị văn học hoàn

chỉnh, ông đã phục hồi lịch sử đẹp đẽ của nông dân lao động Việt Nam, những người luôn luôn gắn bó với ruộng đồng, nhưng đồng thời cũng là anh hùng bậc nhất của thời đại.

Một phần của tài liệu hình tượng nhân vật trung tâm trong thơ văn chống pháp của nguyễn đình chiểu (Trang 26 - 31)