Nhân vật người trí thức bất hợp tác với kẻ thù

Một phần của tài liệu hình tượng nhân vật trung tâm trong thơ văn chống pháp của nguyễn đình chiểu (Trang 38)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.3. Nhân vật người trí thức bất hợp tác với kẻ thù

2.3.1. Người trí thức “ Gió trăng một túi công hầu chiêm bao”

Sau khi ba tỉnh miền Tây mất đi, nhiều nhà trí thức yêu nước lại một lần nữa lánh ra Bình Thuận, vùng đất còn tự do. Nhưng Nguyễn Đình Chiểu lần này không đi nữa, ở lại Ba Tri, lại một phen băn khoăn, cân nhắc. Tâm sự ấy ông đã thổ lộ trong nhiều bài thơ. Về sau ông đem đặt vào lời ngâm của một nhân vật trong Ngư Tiều. Ở đó, vấn đề không đội trời chung với giặc lại được đặt ra: Không lánh đi lần nữa nhưng thâm tâm nào chịu đội trời chung đà chia đất khác nên họ há đội trời chung.[2;98]

Hòa ước năm 1874 cắt đứt mọi hy vọng: triều đình xác nhận Lục tỉnh là đất của Pháp, con dân Nam kỳ trước mắt không còn trông mong gì trở về với Tổ quốc. Nguy cơ mất nước đã hiện rõ. Bao nhiêu cố gắng nổi dậy đều bị quân giặc dập tắt. Con người trí thức ưu ái chỉ đành chọn con đường ẩn dật, không hợp tác với giặc,cũng không để giặc lợi dụng, sống thanh đạm trong sạch, cố giúp đời được chút gì hay chút ấy. Còn chuyện đất nước, ngoài một niềm tin bền bỉ cho lâu dài phải đành “lấy câu vận

mạng khuây dần nhớ thương”. Trong tâm sự ấy, Nguyễn Đình Chiếu sáng tác bộ Ngư

Tiều y thuật vấn đáp. Một phần quan trọng trong tác phẩm dành cho nghề y, nhưng một phần còn quan trọng hơn lại dùng để nói lên cảnh, tâm tư, thái độ, hoài bão của bản thân ông và những người trí thức đồng điệu. Tấm lòng yêu nước thiết tha sẽ vang lên thành những lời buộc tội đanh thép đối với giai cấp thống trị và lũ xâm lược bao đời. Nó cũng làm động cơ cho những hành động phản đối có tính chất hòa bình nhưng quyết liệt đối với quân giặc cướp nước, hoặc biến thành quyết tâm dạy dân, chữa bệnh giúp đời. Chính trong thời gian này, bên cạnh việc dạy học, ông để tâm vào việc nghe đọc sách y, tổng kết mọi kinh nghiệm chữa bệnh, viết thành bốn thơ lục bát để truyền nghề, trong đó có cuốn Ngư Tiều và thổ lộ tâm tư vào tác phẩm độc đáo này nhiều nhất. Con cái trong nhà trưởng thành dần, gái trai đều được ông quan tâm dạy dỗ, ai

cũng được học hành, có người được truyền nghề thuốc. Cuộc đời như vậy, trong thâm

tâm ông cũng tạm lấy làm yên nhưng cũng không giấu được nhiều chịu đựng và nhiều não nuột :

Theo trong, người kiệt rất nhiều,

Ôm tài, giấu tiếng, làm tiều làm ngư.

Là những con người có tài trí nhưng vì thất thế với thời cuộc, không còn cái hăm hở với đời mà cầm đuốc chơi đêm, giày sành đạp sỏi nơi đất ruộng trời dài, rong chơi cả chín trời mười đất, họ đành đi ở ẩn ,tìm nơi cảnh tốt có non xanh nước như cảnh tiên, không lụy mình với cái bã công danh.

Chu An đời Trần, Nguyễn Bỉnh Khiêm đời Lê, rồi Nguyễn Trãi với sự nghiệp khai quốc, lui về ẩn dật, vui với thiên nhiên. Không phải là anh hùng mạt lộ thoái thiên chỉ đạo, đó chỉ là anh hùng, xong bổn phận, lánh vòng cương tỏa của lợi danh để cầu lấy cái nhàn tiêu dao, phóng khoáng với lẽ tự nhiên, với cảnh thiên nhiên.

Nguyễn Đình Chiểu cũng thế, dù không theo kịp các bậc hiền triết nói trên nhưng với ông ta thấy một ông Quán: Ông Y Ông Phó ôm tài với cuộc sống thanh đạm mà khỏi lỗi đạo với đời, với chính mình. Tâm của họ lúc này rất thản nhiên, giúp nước giúp đời là nguyện vọng của họ : gió trăng một túi công hầu chiêm bao.

Ông Quán quả thật xướng ngôn viên của Cụ Đồ, mượn điển cố xa xôi để đề cao các bậc hiền triết trên nghĩa vụ với đời rồi lui về ở ẩn, phủi tay rửa sạch nợ công hầu:

Tiều rằng: Lão vốn tay không, trong tâm luân lí và đạo nghĩa là điểm hướng của họ,

cuộc sống hiện giờ vật chất và công danh chỉ thêm bận tâm: Một mình thông thả non

tùng mai.

Chúng ta vốn biết rằng Lục Vân Tiên là bóng của Nguyễn Đình Chiểu với niềm hiếu thảo, với chính trị triết lý tôn quân, với mộng tưởng cứu nước phục quốc. Còn Đồ Chiểu chỉ mong công toại thân thoái thiên chi đạo, phủi tay trước nợ công hầu, vui với lẽ tự nhiên, tìm sinh thú với thiên nhiên, tiêu dao, phóng khoáng, chất phác, thanh đạm, như ông Quán, ông Tiều, ông Ngư. Họ rũ bõ sạch danh lợi, tìm về với sông nước để “rửa ruột sạch trơn”, nay vào vịnh, mai ra khơi, ngày hứng gió mát, đêm bè bạn với trăng thanh. Ở “Ngư Tiều y thuật vấn đáp” tác giả đã cho nhân vật Nhân Sư – nhà ẩn sĩ danh vọng – tỏ bày rất gọn cái lí tưởng mà mình hằng ôm ấp trong mấy câu: Đã cam chút phận dở dang, “Trí quân” hai chữ mơ màng năm canh.

Quan tâm đến dân đến nước, hay “phò đời giúp nước”, đó là cái cốt lõi của “trí quân trạch dân” Nguyễn Đình Chiểu đã nói tận đáy lòng mình qua những điều thương ghét thốt ra ở miệng nhân vật chủ quán. Những kẻ thống trị u mê, bạo ngược làm cho dân đau khổ sẽ là đối tượng căm thù của ông. Có làm được dân bớt khổ, được khỏi nguy hay không, đó là tiêu chuẩn đánh giá nhân tài.

Như vậy, các nhân vật trên là những con người có cuộc sống tự do, tự tại, tránh những hổn loạn của cuộc đời, không nghĩ đến cuộc sống danh lợi. Nhưng ở họ có một tấm lòng yêu nước thương dân đáng quý vô cùng. Nguyễn Đình Chiểu đã ngợi ca họ và trân trọng nghững suy nghĩ nhân nghĩa, cách sống thanh cao, cần cù lao động, vui say hòa hợp với đất trời.

2.3.2. Người trí thức “Thà đui mà giữ đạo nhà ”

Bầu trời Việt Nam những ngày tháng lịch sử này vô cùng trong sáng. Mây mù đã ta trên bầu trời quê hương Nguyễn Đình Chiểu. Không đợi đến ngày nay chúng ta mới thấy đôi mắt của Nguyễn Đình Chiểu, lúc nào ông cũng nhìn sư vật xung quanh bằng những cặp mắt của nhân dân. Cho nên bao giờ cũng như bao giờ đôi mắt của nhà thơ vẫn sáng. Sáng khi cả bầu trời Việt Nam chìm trong bóng đêm. Do đó càng ngày ta càng hiểu ra: nếu không tâm hồn cao thượng ấy, tấm lòng tha thiết ấy thì không thể nào có đôi mắt khác thường ấy được !.

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước mà tác phẩm là những trang bất hủ ca ngợi cuộc chiến đấu oanh liệt của nhân dân ta chống bọn xâm lược phương Tây ngay buổi đầu lúc chúng đặt chân lên đất nước chúng ta. Nguyễn Đình Chiểu vốn là

một nhà nho, nhưng lại sống giữa lúc nước nhà lâm nguy, vua nhà Nguyễn cam tâm

bán nước để giữ ngai vàng, nhưng khắp nơi, nhân dân và sĩ phu anh dũng đứng lên đánh giặc cứu nước. Vì mù cả hai mắt, hoạt động của người chiến sĩ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu chủ yếu là thơ văn. Và những tác phẩm đó, ngoài giá trị văn nghệ, còn quý giá ở chỗ còn soi sáng tâm hồn trong sáng và cao quý lạ thường của tác giả, và ghi lại lịch sử của một thời khổ nhục nhưng vĩ đại:

“Kiến nghĩa bất vi vô dõng dã”. Đời sống và hoạt động của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương anh dũng. Cảnh đất nước cũng như cảnh riêng càng long đong, đen tối, thì khí tiết của người chí sĩ yêu nước càng cao cả, rạng rỡ.

Cuộc đời và thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu là một chiến sĩ hy sinh phấn đấu vì một nghĩa lớn. Trong hoàn cảnh nước mất bản thân ông cũng bị thực dân Pháp tìm đủ

mọi cách dụ dỗ, mua chuộc, nhưng ông luôn luôn giữ vững phẩm chất của một sĩ phu

bất khuất, nhiều lần dời nhà, đổi chỗ ở, quyết không chung sống với giặc: Khi tên Chánh tham biện tỉnh Bến Tre Ponchon theo lệnh tên Thống đốc Nam Kỳ đến mời ông trở Về Gia Định nhận lại ruộng đất, ông đã từ chối và trả lời: Nước chung đã mất, đất

Đọc tiểu sử của Nguyễn Đình Chiểu khoảng cuối đời, mọi chúng ta đều cảm động thấy rằng ông trước sau vẫn vậy, một lòng một dạ tuyệt đối trung thành với Tổ quốc. Ông dạy học và sống bằng nghề dạy học và không hề mua sắm hoặc dùng bất cứ thứ hàng hóa nào của giặc. Thậm chí cần gội đầu hay giặt giũ quần áo, ông chỉ dùng nước tro. Nguyễn Đình Chiểu sống thanh bạch giữa đám học trò của ông. Tên chánh tham biện Bến Tre đã mấy lần lui tới nhà ông. Lần đầu, tên thực dân cáo già này đặt vấn đề giao trả nhà cửa mà chúng đã cướp của ông, khi chúng chiếm đóng Sài Gòn. Nguyễn Đình Chiểu tỏ ra lạnh nhạt trả lời không nhận. Lần hai Ponchon lại đến, Nguyễn Đình Chiểu từ chối cuộc gặp gỡ này bằng cách cho học trò báo cho hắn biết tai thầy đã điếc, không còn nghe được nữa.

Ngư Tiều y thuật vấn đáp là tác phẩm tiêu biểu của giai đọan cuối đời ông. Trong giai đoạn này, thực dân Pháp đẩy mạnh xâm lược miền Bắc. Cuộc kháng chiến của nhân dân và sĩ phu yêu nước vẫn tiếp tục sôi nổi. Nhưng ở miền Nam, có thể nói là thực dân Pháp đã bước đầu ổn định được chế độ thống trị của chúng trên mảnh đất Lục tỉnh mà triều đình Huế đã cắt dâng cho chúng. Ngư Tiều y thuật vấn đáp nói lên tâm tư và chí hướng của những người yêu nước như Nguyễn Đình Chiểu vẫn kiên trì chế độ chống đối, một mặt thì bất hợp tác với thực dân Pháp khi bờ cõi xưa đà chia đất khác

thì làm sao mà đội trời chung chỉ thêm đau lòng và hổ thẹn với tổ tiên.

Một mặt vẫn chê trách triều đình cắt đất bỏ dân và nói lên lòng mong ước nền độc lập, thống nhất của đất nước sẽ được khôi phục, nói lên lòng tin tưởng ở tiền đồ dân tộc, mặc dù hiện thực trước mắt vẫn còn đen tối: hướng về cuộc kháng chiến của đồng bào miền Bắc, ngóng trông ngọn gió Đông báo hiệu mùa xuân dân tộc sẽ đánh bạt cái cảnh tượng “trời đất sùi sùi gió mưa Tây” làm “đau ốm lòng dân”:

Cốt truyện của Ngư Tiều y thuật vấn đáp cũng như chủ đề của nó, mang một ý nghĩa tượng trưng. Vua Tấn cắt đất U, Yên không chung sống với quân xâm lược. Các sĩ phu yêu nước như Chu Đạo Dẫn, Đường Nhập Môn, Bào Tử Phược, Mộng Thế Trường rời “bỏ quê hương tìm” học nghề thuốc đi cứu người. Đặc biệt là Kỳ Nhân Sư tự xông mắt cho mù và từ chối sự dụ dỗ của giặc Liêu, để “khỏi gai con mắt” vì những điều phi đạo lí:

Dù đui mà giữ đạo nhà, Còn hơn có mắt ông cha không thờ!

Qua câu chuyện bàn về nghề thuốc, Nguyễn Đình Chiểu muốn bàn về một đạo lí cao cả hơn. Đây không phải là vấn đề “y thuật” thông thường, mà chính là vấn đề “y quốc”, “y dân”, tìm phương thuốc cứu nước khỏi cơn loạn ngoại xâm, cứu dân khỏi cơn đau mất nước:

Chẳng may gặp buổi nước loàn,

Thương câu dân mạc, về đàng Y lâm.

(Ngư Tiều y thuật vấn đáp)

Nguồn gốc của mọi cơn bệnh ở đây chủ yếu là do “ngoại cảm” vì trái gió trở trời, do “gió mưa Tây” xâm nhập, khí âm khí dương ấm mát trái ngược nhau, Đông Tây trong ngoài không dung hòa với nhau gây đau đớn cho nhân dân: Hai hơi ấm mát

không hòa đau dân.

Cho nên phương thuốc chữa bệnh cũng khác thường, phải có đủ “trận đồ tám quẻ”, “binh pháp năm mùi”, xua đuổi tà khí “ngoại xâm”, làm cho “trời mát an ngôi cũ”, “non sông bặt gió Tây”.

Làm cho “non sông bặt gió Tây”, đó là chí hướng không hề thay đổi của những bậc hào kiệt. Nhưng thời cơ chưa thuận lợi, đành “ôm tài, giấu tiếng làm tiều, làm ngư”. Tuy nhiên, đây không phải là một hành động tiêu cực, một thái độ “xuất xử” hoàn toàn xuất phát từ động cơ danh vị cá nhân. Ngư và Tiều của Nguyễn Đình Chiểu không “mai danh ẩn tích” như La Sơn phu tử trong phần lớn cuộc đời, cũng không “cư sĩ” như Hải Thượng Lãng Ông chỉ chăm lo “y dân” mà không tích cực tìm phương châm “y quốc”, Ngư, Tiều của Nguyễn Đình Chiểu buồn vì đời loạn, nhưng không chán đời và trốn đời. Tuy:

Buồn xem trong đất U, Yên,

Y quan xưa hóa nón chiên, áo cừu!

Nhưng đó không phải nỗi buồn bi quan, không phải nước mắt yếm thế, mà do là

niềm đau khổ thúc đẩy con người vươn lên hành động, đó là nước mắt “ưu thời”, “ưu

thế”:

Nói ra thì nước mắt trào, Tấm lòng ưu thế biết bao giờ rồi !

Ngư, Tiều không hề chỉ muốn “độc thiện kì thân” hoặc “cầu an”, “hưởng lạc” ở nơi non xanh nước biếc, dù cho đó là cái thú thanh cao “lạc sơn”, “lạc thủy” của những bậc “trí giả”, “nhân giả”. Họ tự coi mình như những “rồng phụng Kinh Châu còn mắc

nép”, nhưng chắc sẽ có phen ra vùng vẫy với đời. Họ lạc quan tin tưởng ở khí phách nhân dân, vận mệnh đất nước:

Sinh dân (…) người kiệt rất nhiều.

Và:

Đạo thời có thịnh có suy,

Hết cơn bĩ bế, tới kì thái hanh.

Nhất định sẽ có ngày:

Mừng thấy non sông bặt gió Tây.

Nếu cái mù của Lục Vân Tiên là hình ảnh cái mù của chàng thanh niên Nguyễn Đình Chiểu, do tai ương bệnh tật gây nên và làm cho đau khổ đến tuyệt vọng (Vân Tiên sau nay được sáng mắt, đỗ trạng và làm vua, chẳng qua chỉ là một ước mơ); thì cái mù bất đắc dĩ của nhà chí sĩ Nguyễn Đình Chiểu lại trở thành cơ sở hiện thực cho cái mù tự nguyện của Kỳ Nhân Sư để bảo toàn chính khí và làm sáng tỏ đạo lí ở đời: Sự đời thà khuất đôi tròng thịt,

Lòng đạo xin tròn một tấm gương.

(Dầu đui)

Và chính đây là một nguyên tắc trong cuộc sống của Nguyễn Đình Chiểu, cũng

như các nhà thơ chống Pháp lúc bấy giờ, Nguyễn Đình Chiểu căm ghét bọn thực dân

đến cực độ. Ông khước từ mọi sự mời mọc củ bọn chúng muốn thu phục ông.

Đối với tất cả những việc trái tai gai mắt, những sự kiện đảo điên hèn hạ, mà những kẻ có tài, có nhiệt huyết như ông Y Doãn, Phó Duyệt có sống lại cũng phải bất lực khoanh tay. Kỳ Nhân Sư chủ trương tốt hơn hết là giữ vững khí trong một sự chịu đựng thầm lặng, giữ lại cái chính khí của đất trời.Mù như vậy là một sự bảo vệ đạo đức, lý tưởng, một biểu hiện căm thù, bất hợp tác với địch, một sự phê phán gay gắt bọn cơ hội đầu hàng. Nguyễn Đình Chiểu đã dùng hình tượng Kỳ Nhân Sư để nói lên một phần suy nghĩ của mình, một mặt nhìn thẳng vào bệnh hoạn để có một thái độ hiện thực, mặt khác để giáo dục con người đương thời theo chính nghĩa và thù ghét phi nghĩa.Cái mù hơn nữa còn có tác dụng như một vũ khí sắc nhọn chĩa vào bọn gian tà. Cái mù ở đây có ý nghĩa vô hạn, thà như thế còn hơn làm tay sai cho bọn xâm lược thì nhục hơn là mù mà bất hợp tác với giặc: Gặp cơn trời tối thà đui, dầu sống trong cảnh tăm tối nhưng tấm lòng đối với dân, đối với nước trong sáng. Và cũng để Khỏi gai con

mắt khi phải trông thấy Hơi tà giăng bủa khắp nơi, và không thể nhìn bọn gian nịnh

chen vai rất nhục và trái với đạo lý của một con người trí thức.

Nguyễn Đình Chiểu bị mù năm hai mươi sáu tuổi và mất năm sáu mươi sáu tuổi.

Nhưng cuộc đời bốn mươi năm mù lòa của ông giữa một đất nước “gặp cơn trời tối”,

quả là một bi kịch. Nhưng sức mạnh tinh thần ông đã chuyển hóa thảm kịch đó thành

một tấm gương sáng cho muôn đời. Đời nào cũng có thể mượn lời đồ đệ của Kỳ Nhân

Một phần của tài liệu hình tượng nhân vật trung tâm trong thơ văn chống pháp của nguyễn đình chiểu (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)